Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

--------------


Nguyễn Thị Thu Hà


QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


Hà Nội – 2016

Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-----------------


Nguyễn Thị Thu Hà


QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM


Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 62.31.06.42


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Hoài Sơn

2. TS. Nguyễn Văn Lưu


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và trích dẫn đều được trích nguồn chính xác và đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN… 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN 4

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 14

1.1. Di sản văn hóa 14

1.2. Giá trị của di sản văn hóa và vấn đề bảo vệ và quản lý di sản văn hóa trên thế giới 17

1.3. Các tác động của du lịch 22

1.4. Mối liên hệ hữu cơ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch 32

Chương 2. DI SẢN VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA

Ở ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 48

2.1. Giới thiệu chung Đô thị cổ Hội An 48

2.2. Hệ thống di sản văn hóa của Đô thị cổ Hội An 58

2.3. Bảo tồn và quản lý di sản văn hóa ở Đô thị cổ Hội An 64

Chương 3. DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH Ở ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN .77 3.1. Phát triển du lịch ở Đô thị cổ Hội An 77

3.2. Tác động của du lịch ở Đô thị cổ Hội An 85

Chương 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓAVÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 108

4.1. Sự năng động trong mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa

và phát triển du lịch ở Đô thị cổ Hội An 108

4.2. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và du lịch 124

4.3. Vấn đề về mô hình xây dựng sự hợp tác giữa quản lý di sản văn hóa

và phát triển du lịch ở Đô thị cổ Hội An 132

KẾT LUẬN 139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHỤ LỤC. 159


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


AHC Ủy ban Di sản Australia Australia Heritage Committee

DL Du lịch

DSVH Di sản văn hóa

GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product

ICCROM Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa

International Centre for the Study of the Preservation and Restoration of Cultural Property

ICOM Hội đồng quốc tế các bảo tàng International Council of Museums

ICOSMOS Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ

Nxb Nhà xuất bản

PTDL Phát triển du lịch

QLDS Quản lý di sản

Tr. Trang

TT QLBT DSVH Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa TT VHTT Trung tâm Văn hóa – Thể thao

UBND Ủy ban nhân dân

UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc United Nations Environment Programme

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization


DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1.1. Bảy mối quan hệ có thể giữa Du lịch và Quản lý di sản văn hóa 45

Bảng 2.1. Phân loại công trình kiến trúc ở Hội An theo giá trị bảo tồn (2008) 54

Bảng 2.2. Phân loại các công trình kiến trúc ở Hội An theo loại sở hữu (2008) 55

Bảng 2.3. Tỷ lệ vốn đầu tư tu bổ các di tích thuộc sở hữu tư nhân - tập thể 55

Bảng 2.4. Phân loại lễ hội theo di tích 56

Bảng 2.5. Lễ hội ở Hội An (Phân loại theo loại hình di tích) 62

Bảng 3.1. Số lượng du khách đến Hội An (giai đoạn 1997-2012) 77

Bảng 3.2. Doanh thu các loại hình dịch vụ - du lịch ở Hội An (2000-2012) 79

Bảng 3.3. Loại hình khách sạn/nhà trọ và số lượng phòng (2011) 81

Bảng 3.4. Thu nhập của người dân Hội An (giai đoạn 2008-2012) 86

Bảng 3.5. Kinh phí tôn tạo tu bổ di tích Thành phố Hội An (2006-2012) 103

Bảng 3.6. Tỷ lệ vốn đầu tư tu bổ các di tích thuộc sở hữu tư - nhân tập thể 103

Bảng 3.7. Phân bổ kinh phí tu bổ di tích sở hữu tư nhân và tập thể ở Hội An 104

Bảng 4.1. Định mức thanh toán ô vé cho các di tích trong tuyến tham quan

khu phố cổ Hội An (2012) 128


DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN


Hình 1.2. Mối quan hệ giữa QLDS và PTDL 43


Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước,

chuyên môn về di sản văn hóa và du lịch đối với phố cổ Hội An 70


Hình 3.1. Du khách đến Hội An (1999-2012) 77


Hình 3.2. GDP theo giá hiện hành của các ngành kinh tế chính ở Hội An (2014)...78 Hình 3.3. Doanh thu du lịch ở Hội An giai đoạn 1999-2012 79

Hình 3.4. Cơ cấu doanh thu các dịch vụ du lịch Hội An (2012) 80


Hình 4.1. Mô hình quản lý di sản và phát huy giá trị di sản Hội An

do UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 135


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã gặp không ít lúng túng trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch. Từ trước đến nay, ngành quản lý di sản chủ yếu chịu trách nhiệm trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, còn ngành du lịch lại khai thác các di sản này với mục đích phát triển kinh tế du lịch. Nhiều nhà quản lý di sản văn hóa lo ngại rằng các giá trị văn hóa vô giá của di sản đang bị đánh đổi bởi các lợi ích thương mại, trong khi đó, những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì lại cảm thấy rằng các giá trị du lịch của nhiều di sản đã không được đánh giá đúng mức. Xung đột và bất hợp tác bắt nguồn từ các cách nhìn khác nhau này xuất hiện ở nhiều điểm di sản trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Trong bối cảnh như trên, cùng với thực tế tồn tại của một mối quan hệ không thể “khước từ” giữa quản lý di sản (QLDS) và phát triển du lịch (PTDL), mong muốn về một sự hợp tác toàn diện giữa quản lý di sản văn hóa và du lịch (DL) ở Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nỗ lực của cộng đồng sở hữu di sản và của các nhà quản lý ở cả hai ngành ở nhiều điểm di sản đã đang mang lại nhiều bước tiến trong việc xử lý và xây dựng mối quan hệ hợp tác này. Tuy nhiên, những hạn chế trong chính sách, cơ chế quản lý, năng lực quản lý đã khiến cho mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở nhiều điểm di sản của Việt Nam và thế giới dù tránh được sự xung đột mạnh, nhưng lại chưa thể đạt được mức độ hợp tác bền vững do thực tế năng động, dễ biến đổi và dễ bị tác động của mối quan hệ giữa hai ngành này. Làm rõ được thực tế năng động trong mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở các điểm tham quan di sản văn hóa sẽ giúp cho các nhà làm công tác quản lý, quản trị, thực hành và hoạch định chính sách trong lĩnh vực QLDS và PTDL xây dựng được định hướng, chiến lược và chính sách mới phù hợp hơn nhằm đạt được một mối quan hệ hợp tác toàn diện và bền vững trong quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam. Vì thế, trong bối cảnh có ít các công trình đề cập đến vấn đề này ở nước ta, cần thiết phải có một nghiên cứu sâu, hệ thống hơn về các mối quan hệ tồn tại giữa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023