Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế - 7


đây và đã được kiểm định ở các môi trường du lịch khác nhau trong và ngoài nước. Đặc biệt, những thang đo này đã được nhóm nghiên cứu thử nghiệm và kiểm định thông qua các nghiên cứu tại các điểm du lịch quan trọng trong nước như: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Khương, Ân, và Uyển, 2016), và Thành Phố du lịch Vũng Tàu (Khương và Trinh, 2015).

Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến ý định quay trở lại thì thang đo Likert đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.

Thang đo trong đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến TP.HCM của khách du lịch quốc tế được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ở chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại được đánh giá thông qua các tiêu chí với 9 nhân tố chính và 49 biến. Các ký hiệu tác giả sử dụng như sau: (1) Hình ảnh điểm đến ký hiệu là DESIMA, (2) Môi trường tự nhiên và xã hội ký hiệu là NANEN, (3) Cơ Sở hạ tầng và sự tiếp cận ký hiệu là IA, (4) Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật ký hiệu là CULHIS, (5) Các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ký hiệu là ENTER, (6) Ẩm thực địa phương ký hiệu là CUIS, (7)An toàn và an ninh ký hiệu là SASE, (8) Những yếu tố trở ngại ký hiệu là NAT, (9) Giá cả ký hiệu là PRICE.

3.6 Thu thập dữ liệu

Đối với các dữ liệu thứ cấp: tham khảo những luận văn trước, các bài báo khoa học trong và ngoài nước các sách về nghiên cứu và phát triển du lịch, tìm kiếm thông tin trên internet…

Đối với các dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp từ khách du lịch quốc tế tại TP.HCM.

Để chuẩn bị tốt cho việc làm luận văn của mình, tác giả đã xin được tham gia vào nhóm thu thập thông tin khảo sát cho đề tài cấp thành phố của TS. Mai Ngoc Khuong, Trưởng bộ môn quản trị khách sạn – nhà hàng, Trường Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia, TP.HCM. TS. Khương đã tạo điều kiện và cho phép tác giả sử


dụng số lượng 355 bảng câu hỏi do tác giả đã trực tiếp thu thập từ tháng 10/2015 tới 4/2016.

3.7 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng 3.1: Bảng mã hóa thang đo


Tên biến

Thang đo

Số biến

quan sát

Mã hóa

RI

Ý định quay trở lại của du khách quốc tế

3

RI1- RI3

DESIMA

Hình ảnh điểm đến

8

DESIMA1-

DESIMA8

NANEN

Môi trường tự nhiên và xã hội

5

NANEN1 –

NANEN5

IA

Cơ Sở hạ tầng và sự tiếp cận

5

IA1- IA5

CULHIS

Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật

5

CULHIS1-CULHIS5

ENTER

Các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải

trí

4

ENTER1- ENTER4

CUIS

Ẩm thực địa phương

4

CUIS1-CUIS4

SASE

An toàn và an ninh

5

SASE1- SASE5

NAT

Những yếu tố trở ngại

8

NAT1-NAT8

PRICE

Giá cả

5

PRICE1-PRICE5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế - 7

Bảng câu hỏi của nghiên cứu này được chia thành hai phần:

Phần I: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại TP.HCM.

Các cấp độ nhận thức của du khách về du lịch TP.HCM và ý định quay trở lại của họ. Các yếu tố đó bao gồm văn hóa lịch sử nghệ thuật, môi trường tự nhiên xã hội, ẩm thực địa phương, cơ sở hạ tầng, các hoạt động vui chơi giải trí, giá cả, an toàn an ninh, hình ảnh điểm đến, các thuộc tính trở ngại của điểm đến du lịch và ý định trở lại của khách du lịch quốc tế.


Các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm: 1 = Rất không đồng ý ký hiệu là, 2 = Không đồng ý ký hiệu là, 3 = Trung lập ký hiệu là, 4 = Đồng ý ký hiệu là , 5 = Rất đồng ý ký hiệu là.


Bảng 3.2: Bảng thang đo chính thức


Mã hóa

Các biến quan sát

Mức độ đồng ý

RI

Ý định quay trở lại của du khách

quốc tế

Thấp Trung Cao

RI1

Tương lai tôi tiếp tục đến TP.HCM

1 2 3 4 5

RI2

Tương lai tôi sẽ dùng nhiều dịch vụ và

sản phẩm du lịch hơn

1 2 3 4 5

RI3

Tôi vẫn dữ liên lạc với những người

quen ở HCM để cho chuyến du lịch sắp tới

1 2 3 4 5

DESIMA

Hình ảnh điểm đến

Thấp Trung Cao

DESIMA1

TP.HCM là trung tâm chung chuyển

1 2 3 4 5

DESIMA2

Người dân TP.HCM rất thân thiện và

nhiệt tình

1 2 3 4 5

DESIMA3

Đường phố tràn ngập xe gắn máy

1 2 3 4 5

DESIMA4

Có nhiều địa điểm lịch sử và tín

ngưỡng

1 2 3 4 5

DESIMA5

Có nhiều loại phòng lưu trú

1 2 3 4 5

DESIMA6

Đa dạng về đồ ăn và thức uống

1 2 3 4 5

DESIMA7

Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí

1 2 3 4 5

DESIMA8

Cuộc sống về đêm đầy mầu sắc,đa

dạng

1 2 3 4 5

NANEN

Môi trường tự nhiên và xã hội

Thấp Trung Cao

NANEN1

Thời tiết thì hài hòa

1 2 3 4 5

NANEN2

TP.HCM có nhiều cây xanh

1 2 3 4 5


NANEN3

Có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp

như công viên, sông ngòi…vv

1 2 3 4 5

NANEN4

Hệ thống đường xá ở TP.HCM thì sạch

sẽ và gọn gang

1 2 3 4 5

NANEN5

TP.HCM có bầu không khí thư giãn,

thoải mái

1 2 3 4 5

IA

Cơ Sở hạ tầng & sự tiếp cận

Thấp Trung Cao

IA1

Đến TP.HCM thì dễ dàng

1 2 3 4 5

IA2

Phương tiện vận chuyển ở TP.HCM thì

thuận tiện

1 2 3 4 5

IA3

Tiếp cận thông tin hữu ích một cách dễ dàng, hướng dẫn và chỉ dẫn trực tiếp trên mạng, đường dây nóng, và trung

tâm thông tin du lịch

1 2 3 4 5

IA4

Các trang thiết bị phòng nghỉ thì chất

lượng

1 2 3 4 5

IA5

Các trang thiết bị phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn cao và nhân viên thì thân thiện

và nhiệt tình

1 2 3 4 5

CULHIS

Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật

Thấp Trung Cao

CULHIS1

Cách sống của người TP.HCM thì thú

vị

1 2 3 4 5

CULHIS2

TP.HCM nổi tiếng với những khu bảo

tàng và khu trưng bày nghệ thuật

1 2 3 4 5

CULHIS3

TP.HCM có những tòa nhà ghi dấu ấn

lịch sử

1 2 3 4 5

CULHIS4

TP.HCM có những địa điểm tín

ngưỡng hấp dẫn

1 2 3 4 5


CULHIS5

Có nhiều lễ hội và sự kiện đặc biệt,

chúng rất là hấp dẫn du khách

1 2 3 4 5

ENTER

Các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi

giải trí

Thấp Trung Cao

ENTER1

TP.HCM có những hoạt động thú vị

như các lớp học nấu ăn, thể thao, trèo thuyền, chơi golf

1 2 3 4 5

ENTER2

TP.HCM là thiên đườngchăm sóc sức

khỏe và làm đẹp như mát-xa, chăm sóc sắc đẹp, điều trị sức khỏe,. ..

1 2 3 4 5

ENTER3

TP.HCM có những buổi hòa nhạc,

quầy rượu và các câu lạc bộ rất thú vị

1 2 3 4 5

ENTER4

Đi mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm ở các cửa hàng, chợ địa

phương và chợ đêm rất thú vị

1 2 3 4 5

CUIS

Ẩm thực địa phương

Thấp Trung Cao

CUIS1

Có nhiều quán ăn dọc các đường phố

1 2 3 4 5

CUIS2

Các món ăn truyền thống rất đặc biệt

và ngon

1 2 3 4 5

CUIS3

Chất lượng thực phẩm ở nhà hàng thì

tốt

1 2 3 4 5

CUIS4

Những Tiêu chuẩn dịch vụ ở các nhà hàng thì cao và nhân viên thì thân thiện

và nhiệt tình

1 2 3 4 5

SASE

An toàn và an ninh

Thấp Trung Cao

SASE1

Môi trường chính trị thì ổn định

1 2 3 4 5

SASE2

Nền kinh tế thì ổn định

1 2 3 4 5

SASE3

Khách du lịch được bảo vệ bởi luật

1 2 3 4 5



pháp và nội quy


SASE4

TP.HCM có tỷ lệ tội phạm thấp

1 2 3 4 5

SASE5

Ở TP.HCM Tôi không lo lắng về

những cuộc khủng bố

1 2 3 4 5

NAT

Những yếu tố trở ngại

Thấp Trung Cao

NAT1

Hệ thống giao thông đông đúc và nguy

hiểm

1 2 3 4 5

NAT2

Không khí bị ô nhiễm

1 2 3 4 5

NAT3

Có nhiều bọn lừa đảo

1 2 3 4 5

NAT4

Có nhiều kẻ ăn mày và bán hàng rong

trên đường phố

1 2 3 4 5

NAT5

Thiếu bản đồ hướng dẫn du lịch/bảng

chỉ điểm du lịch trên các đường phố

1 2 3 4 5

NAT6

Thiếu các nhà vệ sinh công cộng

1 2 3 4 5

NAT7

Tôi phải cẩn thận với vấn đề ăn, uống

1 2 3 4 5

NAT8

Rào cản ngôn ngữ là một trở ngại lớn mà tôi phải đối mặt khi muốn khám

phá về TP.HCM.

1 2 3 4 5

PRICE

Gía cả

Thấp Trung Cao

PRICE1

TP.HCM là nơi du lịch rẻ

1 2 3 4 5

PRICE2

Giá cả phòng nghỉ thì hợp lý

1 2 3 4 5

PRICE3

Giá tham quan thì hợp lý

1 2 3 4 5

PRICE4

Giá ở các cửa hàng và khu vui chơi

giải trí thì hợp lý

1 2 3 4 5

PRICE5

Giá của món ăn thì hợp lý

1 2 3 4 5


Phần II: Thông tin cá nhân.

Thông tin cá nhân ở trong các mục của bảng câu hỏi gồm giới tính của khách du lịch, quốc tịch, nhóm tuổi, trình độ học vấn, số lần tới thăm TP.HCM và mục đích tới TP.HCM.

3.8 Phân tích dữ liệu:

Nghiên cứu này sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng thống kê cho lĩnh vực khoa học xã hội SPSS (Statistical Package for the Social Science). Dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Dữ liệu thu về sẽ được mã hóa, làm sạch, sau đó được phân tích qua các bước:

1) Thống kê mô tả về các dữ liệu thu được, tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được về các điều kiện nhân khẩu học và mức độ cảm nhận của các đối tượng khảo sát về các phát biểu

Phân tích tần suất có mục đích để đo lường các mẫu của người trả lời. Trong phần đầu tiên (giới tính, quốc tịch, nhóm tuổi, trình độ học vấn, số lần đến du lịch ở TP.HCM và mục đích của khách du lịch đến TP.HCM) sẽ phân tích bởi các tần suất và tỷ lệ phần trăm.

2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo tiến hành đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi hệ số Cronbach Alpha của tổng thể lớn hơn 0, 6. Đồng thời, nếu biến nào mà có sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó. Đối với Cronbach’s Alpha thành phần thì hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0, 3.

3) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): phương pháp này dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên có thể gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có tác động đến ý định quay trở lại TP.HCM của du khách quốc tế. Để mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi thực hiện các kiểm định chính sau:


Một là, kiểm định tính thích hợp của EFA: sử dụng thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu nghiên cứu thực tế. Khi trị số KMO thoả mãn điều kiện: 0, 5 ≤ KMO ≤ 1, 0 (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005, p.262). Phân tích nhân tố khám phá được cho là thích hợp với dữ liệu thực tế.

Hai là, kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện: sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0, 05 (sig ≤ 0,05), các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Ba là, kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%. Ví dụ, phương sai trích là 65%, có nghĩa là 65% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Ngoài ra, các nhân tố phải có hệ số Eigenvalue>1(Kaiser, 1960).

Bốn là, hệ số tải nhân tố (factor loading) của biến nào nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Theo Hair & ctg (1998, 111) factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance).

+ factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu.

+ factor loading > 0.4 được xem là quan trọng.

+ factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Hair & ctg (1998, 111) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu vào khoảng 50 thì factor loading phải >

0.75. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

4) Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis): để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện ba kiểm định chính sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023