Phân Loại Dự Án Đầu Tư Lĩnh Vực Du Lịch

vi phạm thì 3 yêu cầu còn lại cũng bị phá vỡ và cơ sở không thể đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

1.1.3 Dự án đầu tư:

Tùy theo quan điểm hay góc độ khác nhau mà dự án đầu tư có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều có chung mục đích là nhằm tạo ra một giá trị sản phẩm phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra.

- Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.

- Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau.

- Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Xây Dựng Số: 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

1.1.4 Đặc điểm của dự án đầu tư:

- Dự án có mục đích, có yêu cầu chặt chẽ về kết quả, chất lượng, chi phí và thời gian.

- Trong dự án sẽ có những công tác khác nhau, Việc quản lý các công tác này đòi hỏi dự án phải được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau nhưng được quản lý một cách đồng nhất để đạt mục tiêu chung mà dự án đề ra.

- Dự án có vòng đời riêng từ lúc hình thành dự án đến lúc kết thúc dự án, có thời gian tồn tại hữu hạn.

- Một dự án bao giờ cũng có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc. Khi dự án kết thúc, kết quả của dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý.

- Dự án liên quan đến nhiều bên tham gia và có sự tương tác giữa các bộ phận quản lý chức năng với QLDA, CĐT, nhà thầu và các cơ quan quản lý Nhà nước. Các bộ phận này khi tham gia vào dự án sẽ có chức năng nhiệm vụ khác nhau lại nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu chung mà dự án đề ra.

1.1.5 Phân loại dự án đầu tư:

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: 1.Dự án quan trọng quốc gia, 2.Dự án nhóm A, 3.Dự án nhóm B và 4.Dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật, đối với dự án về du lịch [3] được quy định như sau:

Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư lĩnh vực du lịch


STT

LOẠI DỰ ÁN

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1

Dự án nhóm A

Từ 800 tỷ đồng trở lên

2

Dự án nhóm B

Từ 45 đến 800 tỷ đồng

3

Dự án nhóm C

Dưới 45 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

1.1.6 Trình tự thực hiện dự án

- Chu kỳ thực hiện dự án là các bước mà một dự án phải thực hiện bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.

- Chu kỳ thực hiện dự án có thể được chia ra làm 3 bước như sau: chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện dự án, kết thúc dự án.[4]


Hình 1 1 Quy trình thực hiện dự án 4 a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Bao gồm các 1


Hình 1.1 Quy trình thực hiện dự án [4]

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Bao gồm các công tác Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án [4].

Trong giai đoạn đầu này thực chất là giai đoạn nghiên cứu kinh tế dự án , gồm các bước như xác định thông tin, loại hình đầu tư, xác định tính khả thi của dự án, trình duyệt cấp có thẩm định phê duyệt tính khả thi của dự án.

Nội dung của công tác này do CĐT thực hiện nhằm xác định được sơ bộ thông tin của dự án như: vị trí địa lý, đặc thù về kinh tế- xã hội, trường, nhu cầu tiêu dùng cũng như là phong tục tập quán tại nơi dự kiến thực hiện dự án từ đó có thể xác định loại hình đầu tư và tính khả thi của dự án.

Mục tiêu:

- Thông qua xác định những lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu.

- Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.

- Góp phần đảm bảo xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư.

Tác dụng:

- Đối với nhà đầu tư: Nhằm xác định được thông tin dự án, loại hình và quy mô dự án phù hợp với tình hình kinh tế- chính trị tại địa phương, xác định tình khả thi của dự án, là cơ sở cho bước lập dự án đầu tư.

- Đối với Nhà nước: Là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không.

- Đối với các Ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương: cũng là căn cứ chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Các ngân hàng quốc

tế rất nghiêm ngặt trong vấn đề này. Nếu không chứng minh được các lợi ích kinh tế - xã hội thì họ sẽ không tài trợ

Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Do đó , đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác về kết quả nghiên cứu tính toán và dự toán là quan trọng nhất. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện dự án (đúng tiến độ , tránh được những chi phí không cần thiết…) Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến. Trách nhiệm và vai trò của CĐT trong giai đoạn này rất lớn vì CĐT chính là đối tượng trực tiếp tham gia và tác động để đạt được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này. Có thể nhận định rằng: vai trò của CĐT là xuyên suốt quá trình hình thành dự án đến khi được thẩm định và phê duyệt dự án. Xét về quy trình, tính chất và yêu cầu của công tác đầu tư xây dựng và thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua cho thấy: chất lượng hồ sơ của giai đoạn đầu tư có ảnh hưởng nhiều đến các bước tiếp theo của quá trình đầu tư, và hiệu quả đầu tư của toàn bộ dự án.[5]

b. Giai đoạn thực hiện dự án:

Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;[4]

Quá trình thi công xây dựng cho thấy rằng, lượng vốn đầu tư gần như trọn vẹn nằm trong giai đoạn này. Đây là những năm không sinh lời. Do vậy vấn đề thời gian là

quan trọng, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài vốn ứ đọng càng nhiều , tổn thất càng lớn, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý tiến độ thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.[5]

c. Giai đoạn kết thúc dự án

Nội dung cần thực hiện của giai đoạn này bao gồm : Nghiệm thu, bàn giao công trình; Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; Quyết toán vốn xây dựng; Bảo hành, bảo trì công trình; Quyết toán vốn đầu tư; Phê duyệt quyết toán; Đánh giá dự án.

Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, tại địa điểm thích hợp, với qui mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý hát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Để đảm bảo đúng tiến độ của giai đoạn này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ liên tục giữa CĐT, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và các bên liên quan. Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối quan hệ mật thiết với kết quả là tiền đề của giai đoạn sau. Theo suốt quá trình đầu tư xây dựng , CĐT phải đảm nhiệm nhiều công việc , trong đó có nhiều công việc do CĐT trực tiếp thực hiện và có những công việc CĐT có thể thông qua các tổ chức tư vấn, cơ quan trợ giúp để hoàn thiện tốt công việc. Vì vậy ngoài những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án thì nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình này thuộc về CĐT. Do đó CĐT đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả dự án đầu tư.[5]

Nhận xét:

Qua quy trình thực hiện dự án, đã phần nào hình thành những nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn như ở Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án thì nhóm yếu tố CĐT thể hiện rõ

nhất các yếu tố như: nghiên cứu tính khả thi và lập báo cáo nghiên cứu khả thi của DA nếu công tác này thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các bước kế tiếp. Về giai đoạn thực hiện dự án đây là giai đoạn ảnh hưởng khá nhiều vào tiến độ dự án, gồm các nhóm yếu tố như yếu tố CĐT gồm các yếu tố như một số cá nhân vì lợi ích riêng làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu, việc thiếu nhân sự có năng lực trong công tác quản lý lựa chọn nhà thầu; nhóm yếu tố về TVTK, TVGS gồm các yếu tố như năng lực chuyên môn yếu, thiếu trách nhiệm...; nhóm yếu tố nhà thầu thi công gồm các yếu tố như khả năng tài chính của nhà thầu, sự thiếu thụt máy móc, biện pháp thi công chưa hợp lý với tình hình thực trạng tại công trường...; nhóm yếu tố về khó khăn giải phóng mặt bằng, pháp luật về xây dựng trong lĩnh vực du lịch cũng là một yếu tố quan trọng do đặc thù dự án du lịch thường nằm ở những vị trí khó cho việc giải phóng mặt bằng và thi công và hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào cụ thể về xây dựng dành riêng cho ngành Du lịch vì vậy dẫn đến sự khó khăn trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng về Du lịch; ngoài ra còn có nhóm yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án như thời tiết, lạm phát, trượt giá, sự biến động thị trường Du lịch, sự thay đổi chiến lược Du lịch.

1.1.7 Lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng:

Lập kế hoạch dự án có vai trò quan trọng trong quản lý dự án, nó chỉ ra các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để đạt được mục tiêu của dự án, dự tính được những công việc cần làm, nguồn nhân lực thực hiện và thời gian thực hiện dự án.

Lập kế hoạch dự án là tiến hành chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện các công việc đó.

Vai trò kế hoạch dự án:

Là một khuôn khổ chắc chắn cho việc hoạch định, lập kế hoạch tiến độ, theo dõi và kiểm soát dự án.

Hạn chế những rủi ro

Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực

Thể hiện rõ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc, các gói công việc và các thành tố côngviệc.

Chỉ rõ thời điểm các cá nhân nhất định phải sẵn sàng thực hiện công việc nhất định.

Xác định thời hạn dự kiến hoàn thành dự án Nội dung kế hoạch tổng thể của dự án:

Giới thiệu tổng quan về dự án

Mục tiêu dự án

Tiến độ thực hiện

Khía cạnh kỹ thuật và quản lý dự án

Kế hoạch phân phối nguồn lực

Kế hoạch phân phối tài chính

Nhân sự

Hợp đồng dự án

Kiểm tra, đánh giá dự án

Những mặt hạn chế, rủi ro

Nhận xét:Đây là một trong những công tác đầu tiên của dự án nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến các công tác sau cũng như dẫn đến việc chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Phương pháp thực hiện phân tách công việc Khái niệm:

- WBS (Work Breakdown Structure) là việc phân chia các công viêc của dự án thành những phần nhỏ hơn để dễ dàng kiểm soát và quản lý.

- WBS là công cụ quản lý dự án quan trọng nhất và là cơ sở cho tất cả các bước lập kế hoạch và kiểm soát tiến độ của dự án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023