Thu Thập Dữ Liệu Và Xử Lý Số Liệu


kiểm định đồng thời mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Phân tích phương sai (T-Test, ANOVA) được sử dụng nhằm tìm ra sự khác biệt trung bình động cơ du lịch và trung bình quyết định đi du lịch giữa các nhóm biến kiểm soát.

Bước 5: Hoàn thiện báo cáo

Dựa trên sự tổng hợp cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu bằng mô hình nghiên cứu đề xuất, áp dụng với dữ liệu thực tế thu thập được, tác giả cung cấp những kết quả chính thức giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong Chương 1. Ngoài ra, tác giả cũng xác định những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tế của luận án, xác định những hạn chế trong nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo.

3.1.2. Xây dựng và xử lý bảng hỏi

Bảng hỏi là phương thức thu thập thông tin chính thức thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch. Bảng hỏi sử dụng trong luận án được xây dựng theo trình tự sau đây:

1) Xác định cơ sở lý thuyết các mối quan hệ trong mô hình. Đề xuất thang đo của các biến và cách đo lường các biến trong mô hình dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước đây.

2) Xây dựng bảng hỏi với các biến thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở

Việt Nam.

3) Căn cứ kết quả phỏng vấn sâu khách du lịch đề xuất, hiệu chỉnh các chỉ báo và thang đo các yếu tố cho phù hợp.

4) Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học để khẳng định hiệu sự hiệu chỉnh thang đo, các chỉ báo cụ thể trong mỗi thang đo các yếu tố để hoàn thiện bảng hỏi.

5) Phát và thu bảng hỏi chính thức của nghiên cứu với mẫu là 2000 khách du lịch Việt Nam tham gia các tour du lịch nước ngoài, xuất phát từ Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đi các nước trên thế giới.

3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.3.1 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên từ khách du lịch người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại 3 sân bay quốc tế lớn là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Dữ liệu thu thập được từ kết quả phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi. Tổng số phiếu phát đi là 2000 phiếu và số phiếu thu về là 850 phiếu, tỷ lệ hồi đáp đạt 42,5%. Sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ còn lại 754 phiếu. Mẫu nghiên cứu được đảm bảo


được tính đại diện và ngẫu nhiên từ các khách du lịch Việt Nam tham gia các tour du lịch quốc tế tại 3 địa điểm thu thập thông tin như trên. Thời gian thu thập phiếu là từ 10/03/2019 đến 10/07/2019.

Cỡ mẫu: Đối với mỗi loại kiểm định thì yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu là khác nhau. Chẳng hạn Hair và cộng sự (1998) cho rằng đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp 5 lần tổng số chỉ báo trong các thang đo, tức số biến quan sát (5 * n). Như vậy đối với nghiên cứu này có 52 chỉ báo thì yêu cầu kích cỡ mẫu tối thiểu là 5 * 52

= 260. Tuy nhiên đối với các phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50+8*m (m là số biến độc lập) để phủ hợp đối với hồi quy bội (Tabachnick và cộng sự, 2007). Ví dụ nếu số biến độc lập là 10 thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8 * 10 = 130 quan sát. Theo Thornhill và cộng sự (2009) quy tắc lấy mẫu có thể dựa theo sai số biên trên tổng thể nghiên cứu. Như vậy với một số tiêu chí như trên, nghiên cứu khảo sát và thu thập được 754 mẫu quan sát đảm bảo trong hồi quy và phân tích thống kê và đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kích cỡ mẫu tối thiểu nêu trên.

3.1.3.2 Thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu, các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, sách tham khảo, các tài liệu khác đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch.

Phỏng vấn trực tiếp: Thực hiện các phương pháp như phỏng vấn sâu hoặc điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm thu thập thông tin từ khách hàng. Tổng hợp ý kiến từ các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành để có được đánh giá chung về yếu tố ảnh hưởng đến sự ra quyết định đi du lịch của khách hàng. Các phương pháp này được chia thành hai nhóm chính:

Thu thập số liệu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: nghiên cứu được thực hiện thông qua việc điều tra khảo sát khách du lịch đi tour nước ngoài tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Mục đích của nghiên cứu này chủ yếu nhằm thu thập thông tin theo phiếu khảo sát để có căn cứ đánh giá các biến quan sát dựa trên thang đo Likert (cho điểm từ 1 đến 5). Phiếu hỏi sẽ được nhập vào biểu mẫu trên Google Drive, sau đó thông tin trên phiếu được kiểm tra ngẫu nhiên so với thông tin được nhập vào máy tính nhằm kiểm tra khả năng nhập nhầm, nhập sót dữ liệu. Bên cạnh đó tác giả cũng kiểm tra logic giữa các thông tin để đảm bảo thông tin có thể đưa vào sử dụng. Dữ liệu được xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 22 và AMOS.

3.2. Các biến và thang đo

Từ khung nghiên cứu đề xuất trong luận án, tác giả xây dựng các biến quan sát và


sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ điểm 1 – “Hoàn toàn không đồng ý”; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường (trung lập); 4. Đồng ý và điểm 5 – “Hoàn toàn đồng ý” cho các biến quan sát.

Thang đo biến Hình ảnh điểm đến sử dụng trong luận án được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Kim và Richardson (2003) định nghĩa hình ảnh điểm đến du lịch bao gồm toàn bộ ấn tượng, niềm tin, ý tưởng, kỳ vọng và cảm xúc tích lũy về một nơi theo thời gian. Các chỉ báo cụ thể được sử dụng trong luận án được kế thừa từ nghiên cứu của Byon và Zhang (2010); Hsu và cộng sự (2017); Obenour và cộng sự (2005) bao gồm: sức hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên; sức hấp dẫn của nền văn hóa; cảm nhận về mức độ an toàn; sự thuận lợi của các thủ tục xuất nhập cảnh; và các yếu tố khác tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến.

Thang đo biến Hoạt động tiếp cận khách hàng được chọn lọc và kế thừa từ những nghiên cứu về hoạt động marketing trong lĩnh vực du lịch (Middleton và cộng sự, 2009; Kotler, 2017; Luo và Zhong, 2015; Gruen, 2005; Crick, 2003). Cụ thể thang đo biến hoạt động tiếp cận khách hàng sử dụng trong luận án bao gồm các chỉ báo về hoạt động cụ thể gồm: hiệu quả của quảng cáo và truyền thông (dưới đánh giá của người dùng); tính năng linh hoạt của sản phẩm du lịch; phương thức thanh toán trong giao dịch; đức tính của nhân viên; sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp (cảm nhận của khách hàng); và cảm nhận chung về hoạt động tiếp cận khách hàng.

Thang đo biến Nhóm tham khảo được đề cập từ những thang đó trong các nghiên cứu đã được tập hợp trong phần tổng quan nghiên cứu (Pietro và cộng sự, 2012; Munar và Jacobsen, 2014; Llodra-Riera và cộng sự, 2015; Kang và Schuett, 2013; Luo và Zhong, 2015). Trong nghiên cứu này kế thừa Gitelson và Kerstetter (1995); Murphy và cộng sự (2007); Xiang và Gretzel (2010) các chỉ báo cụ thể gồm: tần suất tiếp cận thông tin bình luận trên mạng xã hội; niềm tin vào những bình luận tích cực được chia sẻ trên mạng xã hội; loại trừ lựa chọn khi có bình luận tiêu cực; chia sẻ về trải nghiệm của người đi trước; và mức độ tự tin của khách du lịch kỳ vọng khi lựa chọn sản phẩm.

Thang đo biến Thái độ với tour du lịch nước ngoài được sử dụng trong luận án kế thừa thang đó trong các nghiên cứu trước đây Lankford và Howard (1994); Phillips và Jang (2008); Sparks và Pan (2009). Thang đo cũng được hiệu chỉnh dựa trên kết quả trong phần nghiên cứu định tính của luận án. Các chỉ báo cụ thể của thang đo biến Thái độ với tour du lịch nước ngoài bao gồm: Tính hấp dẫn bởi hình ảnh điểm đến du lịch; cảm xúc nhận được từ quảng cáo và tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp; sự thôi thúc từ những ý kiến thu thập được trên mạng xã hội hoặc người thân cung cấp; và cảm nhận chung về sản phẩm.


Đối với biến Động cơ du lịch là nhân tố không đo dựa trên thang điểm số Likert (Tang, 2013; Seyanont, 2017; Munar và Jacobsen, 2014; Marzuki và cộng sự, 2017; Madden và cộng sự, 2016; Lee, 2013; Hasan và cộng sự, 2018; Gnoth, 1997; Fodness, 1994; Crompton, 1979). Vì vậy trong luận án này, biến Động cơ du lịch được coi là nhân tố bậc hai (Second-order Factor), được cấu thành bởi những nhân tốt bậc một, gồm: Khám phá những điểm mới, thu thập kiến thức và trải nghiệm mới (DIS); Chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình với người khác (SHA); Tìm kiếm niềm vui (FIN); Tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân (SEL). Trong đó:

Thang đo biến Khám phá những điểm mới, thu thập kiến thức và trải nghiệm mới dựa trên thang đo của Fodness (1994); Chetthamrongchai (2017) và có sự hiệu chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo này bao gồm các chỉ báo cụ thể: Thoát khỏi cuộc sống thường nhật trong một thời gian nhất định; thoát khỏi không gian sống hiện; nghỉ ngơi và thoát khỏi áp lực cuộc sống; khám phá cuộc sống bản địa; khám phá những giá trị mới lạ của văn hóa lịch sử nơi điểm đến; khám phá những điểm mới của quốc gia mong muốn; và thỏa mãn được đến đúng nơi mong ước.

Thang đo biến Chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình với người khác được xây dựng dựa trên sự kế thừa thang đo trong nghiên cứu Marzuki và cộng sự (2017), bao gồm các chỉ báo cụ thể: Chia sẻ cảm xúc với người đồng hành; Tận hưởng kỳ nghỉ cùng với gia đình; Chia sẻ với người có tương đồng về suy nghĩ; Tự chia sẻ kinh nghiệm sống với người khác.

Thang đo biến Tìm kiếm niềm vui dựa trên thang đo trong nghiên cứu của Fodness (1994) bao gồm các chỉ báo: Tận hưởng đặc sắc ẩm thực; tận hưởng tiện nghi lưu trú; thỏa mãn nhu cầu tận hưởng các hoạt động giải trí; và thỏa mãn nhu cầu mua sắm.

Thang đo biến Tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân dựa trên các nghiên cứu trước đây của Munar và Jacobsen (2014); Gnoth (1997); Crompton (1979). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu định tính cũng có sự điều chỉnh các chỉ báo của yếu tố này. Các chỉ báo cụ thể của biến này bao gồm: Nhu cầu trải nghiệm sống; khám phá bản thân; thỏa mãn kỳ vọng du lịch nước ngoài; và thỏa mãn nhu cầu cảm nhận đặc quyền của du khách.

Luận án kế thừa nghiên cứu trước đây để xây dựng khái niệm và thang đo đối với biến Quyết định du lịch. Cụ thể, biến Quyết định du lịch ở đây là các lý do mà khách du lịch Việt Nam quyết định tham gia tour du lịch nước ngoài. Biến quyết định lựa chọn được đo bằng thang đo của các chỉ báo (quyết định phụ - subdecision) và có sự kế thừa từ nghiên cứu của Decrop (2006b); Wong và Kwong (2004); Chen và cộng sự (2019). Các chỉ báo của biến quyết định chính là các cơ sở để tạo nên quyết định tổng thể, gồm: Người đồng hành; sức cuốn hút của hoạt động thăm quan; sức hấp dẫn của hình ảnh


điểm đến; loại hình tour du lịch phù hợp; sức hấp dẫn của ẩm thực; sự phù hợp về thời gian; sự hợp lý của hành trình; chất lượng của phương tiện vận chuyển; sự phù hợp của độ dài chuyến đi; kỳ vọng về chất lượng cơ sở lưu trú; kỳ vọng về sự thú vị của hoạt động giải trí; sự hấp dẫn về giá cả; và điểm mạnh về uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể hóa các chỉ báo trong bảng hỏi như sau:

Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu


Nội dung câu hỏi

Tham khảo

Hình ảnh điểm đến

DES1

Tôi nghe nói cảnh quan tự nhiên của điểm đến này rất hấp dẫn


Byon và Zhang (2010); Hsu và

cộng sự (2017); Obenour và cộng sự (2005)

DES2

Tôi thấy nền văn hóa của điểm đến rất đặc sắc hấp dẫn

DES3

Tôi thấy điểm đến này là an toàn

DES4

Tôi thấy thủ tục thị thực và xuất nhập cảnh đến là quốc gia này là dễ dàng

DES5

Những điều thú vị khác của điểm đến (mua sắm, thăm bạn bè, môn thể thao...) đã hấp dẫn tôi

Hoạt động tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp

ADS1

Tour du lịch được quảng cáo và truyền thông tốt


Middleton và cộng sự (2009); Mayo và Jarvis (1981); Luo và Zhong (2015); Gruen

(2005); Crick (2003)

ADS2

Du khách được lựa chọn linh hoạt trong gói dịch vụ của doanh nghiệp

ADS3

Doanh nghiệp có đa dạng các phương thức thanh toán cho khách hàng lựa chọn

ADS4

Qua tiếp xúc, tôi cảm thấy nhân viên có hiểu biết, nhiệt tình

ADS5

Tôi đánh giá ban đầu là doanh nghiệp này khá chuyên nghiệp và uy tín (đúng hẹn)

ADS6

Nhìn chung, khách hàng nhận được quảng cáo và chăm sóc tốt

Nhóm tham khảo


SOC1

Trước khi chọn, tôi thường đọc các bình luận trên mạng xã hội của người khác về tour du lịch trước khi lựa chọn tour


Gitelson và Kerstetter (1995); Murphy và cộng sự (2007); Xiang và

Gretzel (2010)

SOC2

Tin tưởng lựa chọn tour du lịch của mình là lựa chọn

đúng nếu có những bình luận tốt trước đó

SOC3

Tôi sẽ không chọn nếu có những bình luận tiêu cực trên mạng về tour du lịch này

SOC4

Tin rằng những tư vấn của những người trước đây giúp lựa chọn tour tốt hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam - 9





SOC5

Tham khảo ý kiến của người khác giúp tự tin hơn vào quyết định chọn tour du lịch của mình

Thái độ đối với du lịch nước ngoài

ATT1

Tôi bị cuốn hút khi nhắc tới điểm đến du lịch có trong chương trình tour


Lankford và Howard (1994); Phillips và Jang (2008); Sparks và

Pan (2009)

ATT2

Tôi hào hứng với những thông tin nhận được từ quảng cáo của doanh nghiệp cung cấp tour

ATT3

Những thông tin tôi nhận được từ trên mạng hoặc người quen đã khiến tôi rất hứng thú tham gia tour này

ATT4

Nhìn chung những thông tin có được khiến tôi rất thích và hào hứng khi tham gia tour

Động cơ: Khám phá những điểm mới, thu thập kiến thức, trải nghiệm mới

DIS1

Tôi muốn đi đâu đó trong thời gian vài ngày


Fodness (1994); Chetthamrongchai (2017)

DIS2

Tôi muốn đi tour nước ngoài để ra khỏi những thói quen nơi tôi đang sống

DIS3

Nghỉ ngơi và thư giãn để hít thở và loại bỏ căng thẳng

DIS4

Tôi muốn khám phá xem cuộc sống của người dân nơi tôi

đến xem như thế nào

DIS5

Tôi cần khám phá xem những giá trị văn hóa lịch sử của nơi tôi sẽ đến

DIS6

Tôi muốn xem những điều mới mẻ về quốc gia mà tôi sẽ đến

DIS7

Tôi muốn đến được nơi thực sự độc đáo mà tôi hằng mong ước

Động cơ: Chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình với người khác

SHA1

Tôi muốn được chia sẻ cảm xúc với người cùng đi với tôi


Marzuki và cộng sự (2017)

SHA2

Muốn dành thời gian du lịch cùng với gia đình

SHA3

Thích du lịch cùng với những người bạn cùng chí hướng, sở thích

SHA4

Tôi muốn được chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm sống với người khác (ngay cả khi họ không đi cùng)

Động cơ: Tìm kiếm niềm vui

FIN1

Đi du lịch nước ngoài để thưởng thức thức ăn ngon


Fodness (1994)

FIN2

Muốn được sử dụng các tiện nghi sang trong và nơi thoải mái để ở

FIN3

Tận hưởng các hình thức giải trí trong kỳ nghỉ là rất quan trọng


FIN4

Đi để được thỏa mãn nhu cầu mua sắm của tôi và gia

đình


Động cơ: Tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân

SEL1

Muốn làm phong phú thêm các trải nghiệm cuộc sống cho mình


Munar và Jacobsen (2014); Gnoth

(1997); Crompton

(1979)

SEL2

Khám phá những khía cạnh mới của bản thân thông qua du lịch nước ngoài

SEL3

Thỏa mãn mơ ước đi du lịch khắp thế giới

SEL4

Đi du lịch nước ngoài đem lại cảm giác mình là người có nhiều đặc quyền

Quyết định lựa chọn tour du lịch

Dec1

Tôi chọn tour này vì có người thân đi cùng với tôi


Decrop (2006b); Wong và Kwong (2004); Chen và

cộng sự (2019)

Dec2

Tôi lựa chọn nó vì có các hoạt động thăm quan thú vị

Dec3

Tôi là do lựa chọn vì sự hấp dẫn của điểm đến trong tour

Dec4

Tôi chọn vì thấy loại hình tour này khá phù hợp với sức khỏe và sở thích của tôi

Dec5

Tôi chọn tour này chủ yếu vì muốn được thưởng thức những món ăn ngon

Dec6

Tôi chọn tour này vì xét thấy ngày khởi hành phù hợp với quỹ thời gian của tôi

Dec7

Tôi lựa chọn vì thấy hành trình tour được thiết kế hợp lý

Dec8

Tôi chọn theo hãng hàng không hoặc phương tiện vận chuyển trong tour

Dec9

Tôi chọn vì thấy độ dài tour phù hợp với tôi

Dec10

Tôi lựa chọn vì có khách sạn tốt (khách sạn đẹp, gần trung tâm, có các tiện nghi phù hợp...)

Dec11

Tôi chọn vì các hoạt động vui chơi giải trí trong tour rất thú vị

Dec12

Tôi lựa chọn vì giá tour rẻ hơn các nhà cung cấp khác

Dec13

Tôi lựa chọn vì đơn vị tổ chức uy tín, thương hiệu tốt

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Biến kiểm soát (nhân khẩu và đặc điểm chuyến đi) được xây dựng từ kết quả của nghiên cứu định tính và các nghiên cứu trước đây, bao gồm các chỉ báo về độ tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân (Zhang và cộng sự, 2004); trình độ học vấn; khả năng sử dụng ngoại ngữ; nghề nghiệp; nhóm ngành nghề; loại hình công việc; khu vực điểm đến; thời lượng tour tham gia; người đồng hành; và khu vực sinh sống. Trong nghiên cứu này, biến nhân khẩu dùng để mô tả đặc điểm, thuộc tính của chủ thể của mẫu nghiên cứu.


Sau khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc khác trong mô hình nghiên cứu, dữ liệu nhân khẩu được dùng để phân tích nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Kết quả cũng giúp sáng tỏ hơn có hay không sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng trong việc ra quyết định đi du lịch nước ngoài và động cơ du lịch.

3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm kiểm tra sự phù hợp của mô hình đề xuất từ tổng quan và hiệu chỉnh thang đo các biến. Mặc dù đối tượng lựa chọn phỏng vấn là các chuyên gia có kiến thức sâu trong lĩnh vực du lịch, song do tính chất phức tạp của mô hình nghiên cứu, tính trừu tượng của các mối quan hệ giữa các nhân tố đề cập trong mô hình nên việc kiểm định tính phù hợp của mô hình lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu này là rất quan trọng. Từ cách tiếp cận đơn giản đến phức tạp, tác giả từng bước hướng đến sự thống nhất trong cách hiểu thông qua kết quả thảo luận và phỏng vấn sâu các chuyên gia.

Ngoài ra, nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để hiệu chỉnh thang đo các biến quan sát nhằm phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu là du lịch nước ngoài của người Việt Nam. Căn cứ kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia và khách du lịch được lựa chọn ngẫu nhiên, thang đó các biến quan sát sẽ được hiệu chỉnh về ý nghĩa thực tế, làm cơ sở điều chỉnh trong bảng hỏi thu thập thông tin chính thức.

3.3.2 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính bước đầu được thực hiện trên hai đối tượng là các chuyên gia có kiến thức sâu trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi khách hàng, hành vi tiêu dùng của khách du lịch; hai là khách du lịch đi nước ngoài được lựa chọn ngẫu nhiên tại các sân bay. Phương pháp phỏng vấn sâu với nội dung được thiết kế riêng cho từng đối tượng phỏng vấn, bao gồm:

Phỏng vấn sâu chuyên gia: đối tượng được lựa chọn phỏng vấn là các nhà khoa học, các nhà quản lý có trình độ từ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư có trình độ chuyên môn và kiến thức sâu trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Số lượng phỏng vấn gồm 07 nhà khoa học. Nội dung phỏng vấn (trình bày tại Phụ lục 1) nhằm hướng đến 2 vấn đề chính: một là kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu đề cập trong luận án; hai là kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo các biến quan sát dùng trong nghiên cứu. Điều chỉnh về mặt ngữ nghĩa các câu hỏi trong bảng hỏi để đạt được tính tường minh, dễ hiểu nhất phục vụ cho việc điều tra chính thức. Mỗi

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 13/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí