Kết Quả Đa Nhóm Kiểm Định Hoán Vị Số Năm Kinh Nghiệm Xuất Khẩu


Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra kết quả phân tích đa nhóm trong đầu ra kiểm định hoán vị. Bảng 4.15 cho thấy hệ số đường dẫn ban đầu trong nhóm 1 và nhóm 2 tương ứng, theo đó sự khác biệt của chúng trong tập dữ liệu gốc ban đầu và phép kiểm định hoán vị tương ứng. Kết quả cho thấy, tồn tại 5 mối quan hệ mô hình cấu trúc khác nhau giữa hai nhóm, bao gồm mối quan hệ giữa TBT và EP, CI và EMS, TC và EP, TC và EMS, ED và EMS khác biệt có ý nghĩa ở mức 10%. Thứ nhất, tác động giữa TBT và EP là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có n 10 (ρ(1)

= -0,023) và doanh nghiệp có n <10 (ρ(2) = -0,355). Thứ hai, mối quan hệ giữa CI và EMS là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có n 10 (ρ(1) = 0,337) và doanh nghiệp có n < 10 (ρ(2) = 0,089). Thứ ba, tác động giữa TC và kết quả xuất khẩu là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có n 10 (ρ(1) = 0,113) và doanh nghiệp có n < 10 (ρ(2) = 0,351). Thứ tư, mối quan hệ giữa TC và EMS là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có n 10 (ρ(1) = -0,004) và doanh nghiệp có n < 10 (ρ(2) = 0,265). Cuối cùng, tác động của ED lên EMS là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có n 10 (ρ(1) = 0,2) và doanh nghiệp có n < 10 (ρ(2)= 0,012).

Bảng 4.15: Kết quả đa nhóm kiểm định hoán vị số năm kinh nghiệm xuất khẩu


Mối quan hệ

Hệ số đường dẫn (GROUP_Thi

Hệ số đường dẫn (GROUP_Thi



truong (1.0))

truong (2.0))


TBT -> EP

-0,023

-0,355

0,003

CI -> EMS

0,337

0,089

0,008

TC -> EP

0,113

0,351

0,013

TC -> EMS

-0,004

0,265

0,016

ED -> EMS

0,2

0,012

0,037

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 18

Permutation p- Values


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)


Hơn nữa, phương pháp phân tích đa nhóm PLS-MGA được sử dụng để kiểm chứng phân tích đa nhóm hoán vị. Bảng 4.16 hiển thị kết quả của các kiểm định tham số, khi đối sánh cho thấy kết quả phân tích đa nhóm kiểm định hoán vị và PLS-MGA là hoàn toàn giống nhau. Cách tiếp cận đa phương pháp, cung cấp kiểm tra đa chiều và chứng minh độ tin cậy của kết quả cuối cùng.

Bảng 4.16: Kết quả đa nhóm PLS-MGA số năm kinh nghiệm xuất khẩu


Path Coefficients-

p-Value original 1-


diff

tailed


TBT -> EP

0,332

0,001

0,001

TC -> EP

-0,238

0,993

0,013

TC -> EMS

-0,269

0,993

0,014

CI -> EMS

0,248

0,008

0,017

ED -> EMS

0,188

0,024

0,048

Mối quan hệ p-Value new


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

4.4.3 Kiểm định sự khác biệt thị trường xuất khẩu

Đặc điểm mẫu nghiên cứu phân loại các doanh nghiệp khảo sát thành hai nhóm: Nhóm các doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc và nhóm các doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia khác.

Phân tích MICOM bước 2 ở Bảng 4.17 chứng minh sự bất biến thành phần đã được thiết lập cho tất cả các khái niệm trong mô hình khi tất cả Permutation p- Values đều lớn hơn đáng kể so với 0,05. Ví dụ, giá trị tương quan ban đầu của CI là 0,998; kết quả này nằm trong khoảng tin cậy dựa trên hoán vị tương ứng với cận dưới là 0,994; theo đó giá trị p của CI là 0,368 > 0,05.


Bảng 4.17: Kiểm định hoán vị thủ tục MICOM bước 2 thị trường xuất khẩu


Biến

Giá trị tương quan ban đầu

Giá trị tương quan hoán vị


5.00%


Permutation p-Values

Bất biến thành phần được thiết lập

CI

0,998

0,998

0,994

0,368

EC

0,998

0,998

0,996

0,319

ED

0,998

0,998

0,994

0,376

EMS

0,957

0,971

0,924

0,226

EP

1

1

0,999

0,237

IE

0,999

0,999

0,997

0,224

PC

1

0,999

0,997

0,891

TBT

1

0,999

0,997

0,972

TC

1

0,999

0,998

0,781

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả) Tiếp theo, để kiểm tra tính bất biến đo lường toàn phần, báo cáo kết quả MICOM ở bước 3 được xem xét (Bảng 4.18). Kết quả cho thấy, mỗi khoảng tin cậy bao gồm sự khác biệt ban đầu trong các giá trị trung bình, chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể trong các giá trị trung bình của các biến tiềm ẩn trên hai nhóm. Ví dụ, đối với CI, sự khác biệt ban đầu các giá trị trung bình của các điểm số biến tiềm ẩn là 0,195; nằm trong khoảng tin cậy tương ứng cận dưới -0,237 và cận trên 0,2. Kết quả trong cột Permutation p-Values hỗ trợ hơn nữa phát hiện này cho CI và các biến nghiên cứu khác trong mô hình đường dẫn PLS vì tất cả các giá trị p đều > 0,05. Vì vậy, kết quả khẳng định rằng tất cả các giá trị trung bình tổng hợp và phương sau là

bằng nhau, đưa ra sự hỗ trợ cho bất biến đo lường toàn phần.


Bảng 4.18: Kết quả MICOM bước 3 thị trường xuất khẩu


Sự khác biệt

Thành Khoảng tin

Permutation

Trị trung bình

giá trị trung

phần cậy 95%

p-Values

bằng nhau


bình tổng hợp




CI

0,195

[-0,237; 0,200]

0,077

EC

0,013

[-0,219; 0,232]

0,9

ED

0,146

[-0,221; 0,207]

0,187

EMS

0,009

[-0,224; 0,230]

0,926

EP

0,134

[-0,214; 0,212]

0,234

IE

0,138

[-0,218; 0,217]

0,234

PC

0,178

[-0,220; 0,236]

0,111

TBT

-0,042

[-0,222; 0,221]

0,697

TC

0,158

[-0,219; 0,226]

0,157

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra kết quả phân tích đa nhóm trong đầu ra kiểm định hoán vị. Bảng 4.19 cho thấy hệ số đường dẫn ban đầu trong nhóm 1 và nhóm 2 tương ứng, theo đó sự khác biệt của chúng trong tập dữ liệu gốc ban đầu và phép kiểm định hoán vị tương ứng. Kết quả cho thấy, hầu hết các mối quan hệ mô hình cấu trúc không khác nhau giữa hai nhóm, ngoại trừ mối quan hệ giữa TBT và EP, CI và EMS, TBT và EMS cũng như TC và EP, khác biệt có ý nghĩa ở mức 10%. Tác động giữa TBT và kết quả xuất khẩu là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc (ρ(1) = -0,091) và doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia còn lại (ρ(2) = -0,400). Tương tự, mối quan hệ giữa CI và EMS là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc (ρ(1) = 0,302) và doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia còn lại (ρ(2) = 0,032). Thêm nữa, mối quan hệ giữa TBT và EMS là khác biệt có ý nghĩa (p < 0,10) giữa các doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc (ρ(1) = 0,073) và doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia còn lại (ρ(2) = 0,287). Cuối cùng, tác động của TC lên EMS là là khác


biệt có ý nghĩa (p < 0,10) giữa các doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc (ρ(1)

= 0,176) và doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia còn lại (ρ(2) = 0,348).


Hệ số đường dẫn

Hệ số đường dẫn

Mối quan hệ

(GROUP_Thi

(GROUP_Thi


truong (1.0))

truong (2.0))


TBT -> EP

-0,091

-0,400

0,003

CI -> EMS

0,302

0,032

0,008

TBT -> EMS

0,073

0,287

0,059

TC -> EP

0,176

0,348

0,098

Bảng 4.19: Kết quả phân tích đa nhóm kiểm định hoán vị thị trường xuất khẩu


Permutation p-

Values


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

Hơn nữa, phương pháp phân tích đa nhóm PLS-MGA được sử dụng để kiểm chứng phân tích đa nhóm hoán vị trên. Bảng 4.20 hiển thị kết quả của các kiểm định tham số, khi đối sánh cho thấy kết quả phân tích đa nhóm kiểm định hoán vị và PLS- MGA là hoàn toàn giống nhau. Cách tiếp cận đa phương pháp, cung cấp góc nhìn đa chiều và độ tin cậy về kết quả cuối cùng thu được.

Bảng 4.20: Kết quả phân tích đa nhóm PLS-MGA theo thị trường xuất khẩu



diff

1-tailed


TBT -> EP

0,310

0,001

0,003

CI -> EMS

0,270

0,007

0,014

TBT -> EMS

-0,214

0,968

0,064

TC -> EP

-0,172

0,951

0,098

Mối quan hệ

Path Coefficients-

p-Value original


p-Value new


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5.1 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

(1) Kinh nghiệm quốc tế (IE)

Giả thuyết H2a [Kinh nghiệm quốc tế sẽ tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu], kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến, giả thuyết H2a


được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,000 < 0,01. Kết quả này khẳng định kinh nghiệm quốc tế của quản lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Kết quả này đồng thuận với Lages & Montgomery (2005), Sousa & Bradley (2008), Katsikeas và cộng sự (1996), Dean và cộng sự (2000), Majocchi và cộng sự (2005), O'Cass & Julian (2003a), và Sinkovics & cộng sự (2018). Các nghiên cứu xác nhận kinh nghiệm quốc tế quản lý giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội và tránh các mối đe dọa trên TTXK. Các doanh nghiệp có nhiều năng lực cải thiện kết quả xuất khẩu nếu nhà quản lý giàu kinh nghiệm quốc tế hơn (Lages & Montgomery, 2005). Do đó, quản lý doanh nghiệp nên cố gắng tích lũy càng nhiều kinh nghiệm và kiến thức cụ thể về thị trường càng tốt (Fuchs & Köstner, 2016). Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp có kinh nghiệm quốc tế phù hợp sẽ gia tăng và đẩy mạnh kết quả xuất khẩu. Khi quản lý doanh nghiệp hiểu rõ điều kiện địa phương và nhu cầu cụ thể của khách hàng, được chuyển trực tiếp thành ý nghĩa thành công kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

Như mong đợi, kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng tích cực đến chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi. Điều này hỗ trợ chấp nhận giả thuyết H2b với mức ý nghĩa p = 0,000 < 0,01 và được chứng thực bởi phát hiện của Lages & Montgomery (2005), Zou & Stan (1998), O'Cass & Julian (2003a), Lages và cộng sự (2008b) và Fuchs & Köstner (2016) đều xác nhận rằng kinh nghiệm quốc tế làm phong phú thêm chuyên môn quản lý và tăng mức độ thích nghi các thành phần của chiến lược marketing xuất khẩu trên TTXK của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

(2) Cam kết xuất khẩu (EC)

Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H3a [Cam kết xuất khẩu sẽ tác động cùng chiều kết quả xuất khẩu] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,001 < 0,01. Khi doanh nghiệp thực hiện cam kết nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu sẽ gia tăng kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Kết quả trên phản ánh tính khả thi, khi cho phép thực hiện hiệu quả chiến lược dựa trên nguồn lực (Navarro và cộng sự, 2010a). Phát hiện này ủng hộ Lages & Montgomery (2004), Lages và cộng sự (2008b), Johanson & Vahlne (2009), Navarro và cộng sự (2010a), Fuchs & Köstner


(2016), Sinkovics & cộng sự (2018) và Di Fatta & cộng sự (2018) cho thấy cam kết xuất khẩu là yếu tố quyết định quan trọng đối với thành công quốc tế doanh nghiệp. Đặc điểm mẫu nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp XKRQ vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ chủ yếu. Mặc dù, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế, cam kết xuất khẩu có thể cung cấp các hướng dẫn chiến lược giúp doanh nghiệp phân bổ đầy đủ và hiệu quả nguồn lực hạn chế sẵn có cho hoạt động xuất khẩu (Sinkovics & cộng sự, 2018).

Các phát hiện cho thấy cam kết xuất khẩu gián tiếp đóng góp vào kết quả xuất khẩu, giả thuyết H3b [Cam kết xuất khẩu sẽ tác động cùng chiều chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,02 < 0,05. Các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam cam kết nguồn lực cao, có năng lực gia tăng chiến lược marketing thích nghi mạnh mẽ hơn ở TTXK. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với Cavusgil & Zou (1994), Lages & Montgomery (2004), Lages và cộng sự (2008b) và Fuchs & Köstner (2016). Hơn nữa, phân bổ chính xác nguồn lực cần thiết cho xuất khẩu được xem là yêu cầu cơ bản của thực thi chiến lược thích nghi (Lages và cộng sự, 2008b; Fuchs & Köstner, 2016). Vì vậy, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi của doanh nghiệp XKRQ có thể được điều chỉnh dễ dàng và được thực hiện hiệu quả hơn thông qua các hoạt động lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường.

(3) Đặc điểm sản phẩm (PC)

Giả thuyết H4a [Đặc điểm sản phẩm tác động cùng chiều kết quả xuất khẩu] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,002 < 0,01 và giả thuyết H4b [Đặc điểm sản phẩm tác động cùng chiều với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,029 < 0,05. Kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đây chứng minh đặc điểm sản phẩm là yếu tố quyết định đối với thành công quốc tế doanh nghiệp (Cavusgil và cộng sự, 1993; O'cass & Julian, 2003b; Cavusgil & Zou, 1994). Doanh nghiệp đạt được kết quả tốt hơn bằng cách cung cấp sản phẩm khác biệt mang tính độc đáo và đặc thù (O'cass & Julian, 2003b). Khi đặc điểm sản phẩm phù hợp hoạt động xuất khẩu như: Mức độ độc đáo của sản phẩm, mức độ đại diện văn hóa đặc trưng, mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ và mức độ đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm thì sẽ làm gia tăng mức độ thích nghi chiến lược marketing


xuất khẩu và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Các phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của tính độc đáo và chất lượng sản phẩm đối với sự thành công của kết quả chiến lược, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp mang tính độc đáo và đặc thù riêng biệt như rau quả về chất lượng, màu sắc và mùi vị tự nhiên.

(4) Năng lực công nghệ (TC)

Giả thuyết H5a [Năng lực công nghệ tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,000 < 0,01. Hầu hết các phát hiện chỉ ra thế mạnh công nghệ có liên quan tích cực đến thành công xuất khẩu (Aaby & Slater, 1989). Kết quả nghiên cứu này tương đồng Knight & Cavusgil (2004), Flor & Oltra (2005) và Jin & Cho (2018). Hơn nữa, trọng số hồi quy của mối quan hệ này rất cao (β = 0,233), nhấn mạnh vai trò năng lực công nghệ tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ, nghĩa là khi năng lực công nghệ gia tăng sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu. Knight & Cavusgil (2004) đã khẳng định rằng các hoạt động tổ chức liên quan đến đổi mới, nghiên cứu và phát triển, vận dụng công nghệ hiện đại, tập trung vào bước đảm bảo chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc định vị toàn cầu cho thành công quốc tế. Ngoài ra, Jin & Cho (2018) xác nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít nguồn lực, do đó ưu tiên đầu tư nguồn lực phát triển năng lực công nghệ hơn là các năng lực khác bởi vì nếu không có tiến bộ công nghệ, họ không thể sánh kịp với các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Kết quả nghiên cứu cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Jin & Cho (2018) khi đặc điểm mẫu nghiên cứu là đa số các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ.

Hơn nữa, kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H5b [Năng lực công nghệ tác động cùng chiều chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi] được chấp nhận với mức ý nghĩa p = 0,007 < 0,05. Khi năng lực công nghệ gia tăng, dẫn đến gia tăng mức độ thích nghi chiến lược marketing, điều này góp phần tăng kết quả xuất khẩu. Kết quả này xác nhận doanh nghiệp sở hữu sản phẩm XKRQ ứng dụng công nghệ tiên tiến sau thu hoạch sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi chúng được liên kết với chiến lược marketing thích nghi. Các phát hiện mở rộng kết quả nghiên cứu trước đây (Cavusgil & Zou, 1994; Sousa & Novello, 2014) bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024