Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Nhtm


Tiếp theo là chỉ số ROE, ROE là tỷ số thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return on common Equity). Là một chỉ số quan trọng dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn. Công thức tính như sau:

ROE =

Thu nhập ròng

Vốn chủ sở hữu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá đồng vốn bỏ ra. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn của ngân hàng càng hiệu quả. ROE càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Hassan và Bashir (2003) cho rằng ROA được ưa thích bởi hầu hết các cơ quan quản lý. Theo Athanasoglou và cộng sự, (2008); Alexiou và Sofoklis (2009) thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cũng là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của NHTM thông qua tính tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ các khoản cho vay, đầu tư tài chính và phí dịch vụ so với mức tăng của chi trả lãi. Tỷ lệ NIM cao cho thấy ngân hàng đó kiểm soát chặt chẽ tài sản và nắm giữ các nguồn vốn có chi phí thấp. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần cận biên NIM ( Net Interest Margin) đo lường chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng tạo ra được thông qua kiểm soát hoạt động sinh lời và các nguồn vốn có chi phí thấp. Công thức được tính như sau:

NIM =

Thu nhập từ lãi – Chi phí trả lãi

Tổng tài sản

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng do rất nhiều nhân tố khác nhau tác động, nhưng trong nội dung nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố như: quy mô của ngân hàng TMCP, tỷ lệ vốn của ngân hàng, chất lượng của tài sản, sự đa dạng hóa hoạt động, phần vốn huy động của ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động bên cạnh đó là các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP và yếu tố lạm phát nên trong nội dung trình bày này tác giả sẽ tập trung vào các nhân tố nói trên.

2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, là yếu tố phản ánh sự phát triển của các


lĩnh vực trong một quốc gia như đời sống kinh tế - xã hội và thu nhập. Sự tác động của GDP ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở cả hai phía. Hệ thống ngân hàng làm gia tăng GDP và sau đó sự gia tăng này ảnh hưởng lại hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạo ra thu nhập nhiều hơn chi tiêu thông thường và tích lũy lại tạo nên sự thặng dư. Họ tìm kiếm những kênh an toàn hoặc tìm kênh đầu tư. Và các NHTM cũng là một kênh chủ yếu để sử dụng, các NHTM đã huy động khoản thặng dư bằng nhiều hình thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá. Do đó dòng tiền thặng dư đó không bị rút ra khỏi lưu thông hoặc cất trữ. Thông qua hệ thống NHTM nhiều dòng vốn hình thành và luân chuyển liên tục, thông suốt. Bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh của ngân hàng còn ảnh hưởng đến GDP khi tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất cả về quy mô lẫn trình độ kỹ thuật làm nâng cao chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nếu hệ thống doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả thì có tác động ngược lại đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi gia tăng thêm nhiều thặng dư thu nhập từ trong nền kinh tế.

2.3.1.2. Lạm phát

Theo Mankiw (2009) thì lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Xét trong một nền kinh tế, lạm phát thể hiện sự sụt giảm sức mua của đồng tiền ( đồng tiền mất giá). Xét theo các nền kinh tế với nhau thì lạm phát là sự mất giá của đồng tiền này so với một hoặc nhiều đồng tiền khác. Có các loại lạm phát như lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.

Trong hệ thống ngân hàng, lạm phát là một chỉ số quan trọng đến hiệu quả kinh doanh cụ thể là mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực (Perry, 1992). Nếu một tỷ lệ lạm phát như dự kiến, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng lợi nhuận khi chi phí tăng. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát không phải như dự kiến, ngân hàng không thể thực hiện các điều chỉnh tỷ lệ lãi suất để cân đối chi phí và lợi nhuận. Nhưng hầu hết các nghiên cứu quan sát tác động tiêu cực giữa lạm phát và lợi nhuận (Bourke, 1989; Molyneux và Thorton,1992; Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou, 2006).


2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong

2.3.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản tài sản được sử dụng đại diện cho quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng là đại diện của đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE). Khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng có lợi thế trong việc tiết kiệm chi phí nhờ mua sắm khối lượng lớn được chiết khấu cao, hiệu quả của quy mô lớn làm cho khách hàng tin tưởng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Quy mô ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả sinh lời của ngân hàng (Smirlock, 1985; Shingjergji và Hyseni, 2015; Phan Thị Hằng Nga, 2011)

2.3.2.2. Chất lượng tài sản (LTA, NPL)

Được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ/tài sản (LTA), tỷ lệ nợ xấu (NPL). Tỷ lệ dư nợ/ tài sản (LTA) là một biện pháp đo lường nguồn thu nhập của ngân hàng và nó dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nếu ngân hàng không kiểm soát được mức độ rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ là biện pháp quan trọng đo lường chất lượng tài sản và phản ánh những thay đổi trong sức khỏe của danh mục cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của các ngân hàng (Aydogan, 1990; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni , 2015)

2.3.2.3. Đa dạng hóa hoạt động (DIV)

Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất (NII) được sử dụng đo lường cơ cấu thu nhập chi phí. Thu nhập phi lãi suất bao gồm thu nhập được tạo ra từ thu lệ phí và tiền hoa hồng thu nhập / chi phí, thu nhập chia cổ tức, lãi /lỗ từ giao dịch và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh (Dietricha và Wanzenried, 2010; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni, 2015)

2.3.2.4. Tỷ lệ vốn huy động (DLR)

Tiền gửi là nguồn ngân quỹ chính của các ngân hàng và là nguồn quỹ với chi phí thấp nhất. Tiền gửi thêm được chuyển thành khoản vay, cao hơn lãi suất lợi nhuận và lợi nhuận. Do đó tiền gửi đã tích cực tác động vào lợi nhuận của các ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015; Ngô Phương Khanh, 2013).


2.3.2.5. Tỷ lệ chi phí/doanh thu (TCR)

Hiệu quả quản lý chi phí hoạt động cũng có tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng (Phạm Hữu Hồng Thái, 2013). Trong thực tế, mối tương quan giữa nợ xấu và chi phí hoạt động chưa rõ ràng. Do đó, ảnh hưởng của chi phí hoạt động lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Hughes và Moon (1995) tìm thấy rằng khi hiệu quả của việc sử dụng chi phí thấp thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.

2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu các ngân hàng tại các quốc gia phát triển

Trujillo-Ponce (2013) đã nghiên cứu các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến lợi nhuận của NHTM ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ 1990 đến 2009. Biến phụ thuộc là ROA (được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận và tổng tài sản của ngân hàng). Kết quả cho thấy ROA có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ (LLP_TL), tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản (NII_TA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQ_ASS), logarit tự nhiên của tổng tài sản (LNTA), logarit tự nhiên của tổng sản phẩm trong nước (LNGDP), sự tăng trưởng của cung tiền (MSG), tỷ lệ lạm phát hàng năm (INFL); chịu tác động ngược chiều của tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản (NIE_TA). Tuy nhiên các yếu tố ngoại sinh như LNGDP, MSG, INFL có tác động đến ROA ít hơn so với tác động của các biến nội sinh.

Petria và cộng sự (2015) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng trong EU27 trong giai đoạn 2004 - 2011. Các nhà khoa học đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng trong hai nhóm lớn: các yếu tố ngân hàng (nội bộ), ngành công nghiệp và yếu tố kinh tế vĩ mô (bên ngoài). Nghiên cứu lấy các chỉ số đại diện cho lợi nhuận các ngân hàng bao gồm lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROAA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE). Kết quả thực nghiệm cho thấy, tín dụng và rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý, tập trung thị trường / đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế có ảnh


hưởng đến cả ROAA và ROAE. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của cạnh tranh đến lợi nhuận ngân hàng trong EU27.

Ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển

Alper và Anbar (2011) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hệ thống NHTM Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn năm 2002 – 2010. Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu là ROA và ROE. Biến độc lập được chia làm 2 loại: biến đặc điểm ngân hàng cụ thể (quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi của khách hàng và cấu trúc thu nhập – chi phí) và biến chỉ số kinh tế vĩ mô (GDP, lãi suất thực và lạm phát). Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận rằng, quy mô ngân hàng và chỉ số thu nhập ngoài lãi vay có tác động cùng chiều tới ROA, cho vay khách hàng có tác động ngược chiều tới ROA. Trong khi đó, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều tới ROE và lãi suất thực tác động ngược chiều đến ROE.

2.4.2. Nghiên cứu trong nước

Phạm Hữu Hồng Thái (2013) nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của 34 NHTM cổ phần Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROE. Các biến độc lập gồm quy mô ngân hàng, tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu, nợ xấu/tổng cho vay khách hàng, dự phòng rủi ro cho vay, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản trị tài sản, hiệu quả chi phí hoạt động. Tác giả kết luận rằng nợ xấu và hiệu quả chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của các NHTM cổ phần ở Việt Nam.. Quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, hiệu quả quản trị tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng không có tác động rõ ràng.

Lê Anh Thi (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 35 ngân háng thương mại trong giai đoạn 2009 - 2012, với các nhân tổ bên trong gồm, vả các nhân tố bên ngoải gồm tỷ lệ lạm phát, tốc độ qhxkzng, bài nghiên cửu tiền hành hồi quy theo 3 cách: Pooled OLS, Fixed Effects Model — FEM và Random Effect Model — RAM để chọn ra mô hình nào là phù hợp nhất để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của ngân háng thương mại. Kết


quả của bài nghiên cứu cho thấy các biến quy mô ngân hảng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cho vay trên tổng tải sản và tỷ lệ vồn chủ sờ hữu trên tổng tái sản cỏ tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân háng trong khi các biến tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, tỷ lệ NIM vả tốc độ tăng trường GDP có tác động cùng chiều với hiệu quà hoạt động của ngân hàng.

Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) đã nghiên cứu và giải thích về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 37 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ 2006 – 2014. Trong nội dung nghiên cứu mô hình sử dụng các yếu tố như: quy mô ngân hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hiệu quả chi phí, mức độ cạnh tranh, mức độ phát triển thị trường chứng khoán, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: chi phí hoạt động, tính thanh khoản, mức độ cạnh tranh, thu nhập ngoài lãi, quy mô ngân hàng, mức độ phát triển thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với hiệu quả ngân hàng. Kết quả này có hàm ý là: ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng cao, thu nhập ngoài lãi càng lớn, tính thanh khoản càng nhiều, có năng lực cạnh tranh càng nhiều, cùng với lạm phát tăng và chứng khoàn càng phát triển thì càng cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Còn các yếu tố quy mô hoạt động, vốn chủ sở hữu, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh, hàm ý là: khi quy mô ngân hàng càng lớn, vốn chủ sở hữu càng lớn, thuế thu nhập doanh nghiệp càng nhiều, tăng trưởng kinh tế càng tăng thì hiệu quả kinh doanh sẽ giảm.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chủ yếu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua các chỉ số tài chính nhưng các nghiên cứu này đều mang tính chất chung cho toàn hệ thống NHTM hay từng khối NHTM. Có rất ít các công trình nghiên cứu riêng cho từng ngân hàng cụ thể trong khi tuỳ thuộc vào từng khả năng tài chính, năng lực quản trị, chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả kinh doanh. Các công trình nghiên cứu đều có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau và bằng các phương pháp khác nhau, điều này đã tạo nên sự đa dạng về các nhân tố tác động và là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho các công trình nghiên cứu đi sau kế thừa phát huy.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

3.1. Khái quát tình hình và tiến trình tái cơ cấu bộ máy các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong giai đoạn tái cơ cấu lại bộ máy ngân hàng, các ngân hàng VNCB, GP Bank và Ocean Bank đều là ngân hàng yếu kém được đặt vào trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, NHNN đã mua lại với giá 0 đồng và khuyến khích hoạt động M&A giữa các NHTM. Việc không để ngân hàng phá sản nhằm tránh xảy ra đổ vỡ dây chuyền, làm cho hệ thống ổn định, bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành còn quá thấp, 50 triệu đồng/khoản tiền gửi. Tuy nhiên, việc mua lại 0 đồng không có nghĩa là sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý. VNCB, Ocean Bank và GP Bank hiện đã hoạt động bình thường trở lại, thanh khoản tốt. Các ngân hàng không đạt tiêu chuẩn đều phải tái cơ cấu lại tất cả bộ máy về quản trị tín dụng và hướng đến khắc phục các hậu quả dưới sự theo dõi và giám sát của NHNN . Kết quả kinh doanh của 03 ngân hàng yếu kém đã thay đổi tương đối, lỗ hoạt động giảm mạnh và đã dần ổn định, chất lượng tài sản từng bước được nâng cao, tiền gửi có sự tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó cơ cấu mạng lưới, nhân sự của các ngân hàng này đã được tinh gọn. Trong giai đoạn 2011-2017, đã có 07 thương vụ M&A các ngân hàng thanh công. Hoạt động M&A, bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện, các ngân hàng sau sát nhập thành SCB (SCB, FicomBank, TinNghiaBank), SHB (SHB, Habubank), PVcom Bank (Western Bank, PVFC), HDBank (HDbank, DaiABank), Maritime Bank (Maritime Bank, MDBank), BIDV (BIDV, MHBank), Sacombank (Southern Bank). Các ngân hàng sau quá trình M&A đã đảm an toàn vốn tương đối ổn định và duy trì trong mức an toàn (trên 4%), tuy có sự sụt giảm rất nhẹ bắt nguồn từ tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng về vốn.Tài sản không có chất lượng đảm bảo tại các ngân hàng có sự cải thiện nhưng chưa nhiều, duy trì ở mức trung bình. Tuy nhiên, việc kinh doanh tại các ngân hàng này chưa thể phát sinh lợi nhuận nhiều. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đạt được kết quả với những con số ấn tượng; hàng triệu người gửi tiền đã được bảo vệ; hàng nghìn doanh nghiệp được phục hồi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024