Đối với việc đảm bảo an toàn vốn (CAR) các ngân hàng luôn chú trọng giữ mức ổn định, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II và tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành (9%), chỉ số CAR trong giai đoạn 2010-2017 phổ biến dao động trong khoảng đảm bảo phải từ 6 ~ 8.9%.
Thanh khoản ngân hàng luôn là vấn đề căng thẳng, Nhiêu ngân hàng đang gặp vấn đề về tình trạng mất thanh khoản liên tục trong thời gian dài. Nguyễn nhân chính của thực trạng này đến từ các cú shock kinh tế vĩ mô từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế Việt Nam yếu kém, kinh tế vĩ mô bất ổn (lạm phát tăng cao, chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng nhiều năm…). Bên cạnh đó, do hoạt động điều hành, quản lý của các NHTM có xu hướng xa rời các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường đã tạo nên một môi trường kinh doanh bất ổn, méo mó và thiếu lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. Việc đảm bảo thanh khoản của các NHTM đã cải thiện, nợ xấu của hệ thống được xử lý quyết liệt, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng khá. Đây là điều kiện quan trọng giúp hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế đi đôi với giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Các NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoàn thiện phương án tái cơ cấu bao gồm cả công ty con phù hợp với tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng, tích cực xây dựng phương án tái cơ cấu lại và trình lên NHNN duyệt theo hướng tập trung nâng cao chất lượng bám sát các nội dung của Đề án 254 và giải pháp xử lý các vấn đề chưa xử lý được trước mắt đáp ứng nhu cầu bảo đảm an toàn, vừa đáp ứng sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
NHNN đã ban hành Quyết định số 931/QĐ. Trong đó, các vị trí quản lý, đại diện phần vốn tại NHTMNN phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định theo Luật Các TCTD, đồng thời ưu tiên người đã trải qua công tác quản lý tại NHNN từ cấp Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm trong vị trí công tác.
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về các mục phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và thực hiện quy định an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Đó là
bước tiến của NHNN và hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN đã được ban hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Bên cạnh bổ sung điều khoản về vốn điều lệ tối thiểu, phương án xử lý các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn so với vốn pháp định, các quy định tập trung vào điều kiện cấp vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết…, quy định về việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu… theo sát với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự phát triển an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng.
3.2. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh các ngân hàng thương mại
Lợi nhuận sau thuế trung bình của các ngân hàng năm 2011 đạt mức 2,362 tỷ đồng và điều chỉnh giảm còn 2006 tỷ đồng kết thúc quý 4 năm 2012. Kể từ năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng đáng kể đạt 3,735 tỷ đồng vào năm 2017. Mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm hơn, nhưng thu nhập ngoài lãi tăng mạnh đã giúp các ngân hàng đạt kết quả khả quan. Lợi nhuận ngành ngân hàng được kỳ vọng tiếp tục gam màu sáng, bởi trong nửa đầu năm, không ít ngân hàng đã hoàn thành vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm. Tốc độ tăng lãi của các ngân hàng kể từ năm 2013 thể hiện hướng bắt nhịp trong những so sánh thúc đẩy, sau những năm chùng xuống tái cơ cấu và nặng gánh nợ xấu. Trước hết, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao đã trở lại. Điều này không vĩ mô với các ngân hàng thương mại, mà tạo động lực rất cụ thể vào lợi nhuận. Chỉ riêng quy mô tín dụng đã tăng hơn gấp đôi trong so sánh trên cũng đủ thấy lực đẩy đối với lợi nhuận các ngân hàng thương mại lớn như thế nào, dù hiệu quả được đánh giá ở các chỉ số khác.
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận ròng Thu nhập từ lãi Thu nhập phi lãi
Biểu đồ 3.1. Thu nhập và lợi nhuận của các ngân hàng TMCP giai đoạn 2010– 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM
Song song với hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ cũng tạo lực đẩy rất lớn cho lợi nhuận ngân hàng, trong một nền kinh tế ngày một hiện đại hơn, một thị trường ngày càng mở rộng hơn. Ngân hàng bán lẻ đã bùng nổ. Thay vì các lễ ký kết cấp vốn hàng nghìn tỷ cho một vài doanh nghiệp lớn nào đó như trước đây, nhiều ngân hàng đã chú trọng so sánh mức độ sử dụng dịch vụ của mỗi khách hàng, thị phần bán lẻ đứng ở đâu, và tỷ trọng thu dịch vụ tăng lên được bao nhiêu. Giai đoạn 2013-2017 cho thấy, những ngân hàng báo lãi ấn tượng nhất cũng chính những thành viên bán lẻ mạnh nhất, hoặc đang tạo dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận sang bán lẻ mạnh nhất. Bắt nhịp các lực đẩy từ quy mô nền kinh tế, quy mô mở rộng thị trường, dịch chuyển và mở rộng nhanh dịch vụ, lợi nhuận các ngân hàng nói chung tăng trưởng mạnh hơn, và quan trọng hơn là tăng tính bền vững thay vì chủ yếu dựa vào tín dụng mà tiềm ẩn rủi ro nợ xấu như trước đây.
Chỉ số sinh lời của 27 ngân hàng thương mại niêm Việt Nam đã giảm mạnh kể từ năm 2009 do tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngừng trệ làm cho nợ xấu tăng đột biến, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cao làm cho lợi nhuận giảm mạnh.
14.00%
12.00%
10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%
12.64%
1.36%
13.10%
1.21%
1.60%
1.40%
1.20%
7.78%
0.79%
6.97%
6.20%
0.58%
6.09%
0.51%
5.56%
0.52%
0.42%
8.84%1.00%
0.80%
0.64%0.60%
0.40%
0.20%
0.00%
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
ROE ROA
Biểu đồ 3.2. Tỷ suất sinh lời ROA, ROE của các NH TMCP giai đoạn 2010– 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM
Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2017 liên tục giảm xuống chỉ đạt 0.63% tính đến hết năm 2017. Trong số 27 NHTM niêm yết thì NHTMCP Xuất nhập khẩu (EIB) có tỷ suất sinh lời tương đối ổn định qua các năm với ROA trung bình là 1.78%, 2 ngân hàng cũng có chỉ tiêu ổn định sau EIB là BID và MBB. Tỷ suất ROA qua các năm của 2 ngân hàng đều có các tỷ suất ROA là 1.63%. Điều này cho thấy các ngân hàng này sử dụng tài sản có đạt hiệu quả nhất trong toàn ngành. Một trong những ngân hàng được gọi là đại gia trong ngành ngân hàng Vietcombank (VCB) có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp nhất qua các năm với ROA trung bình là 1.25%. Xu hướng của ROE cũng tương tự xu hướng của ROA qua các năm có xu hướng giảm mạnh. Kể từ năm 2011 cho đến 2015, ROE toàn ngành giảm mạnh từ 215.66% xuống còn 8.28% vào năm 2015.Việc giảm sút hay ROA,ROE luôn ở mức thấp nguyên nhân là do nhiều nguyên nhân như hiệu quả kinh doanh yếu (dù chênh lệch giữa lãi suất đầu vào đầu ra có xu hướng giãn ra, có lợi cho các NHTM); tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng, các ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất khi doanh nên gia tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, trong những năm trở lại đây kinh tế khó khăn khiến nên kinh tế nước ta khủng hoảng nhà nước liên tục điều chỉnh trần lãi suất xuống mức thấp khiến doanh thu ngân hàng giảm sút, bên cạnh đó rủi ro tỷ giá, rủi ro lạm phát,
ngành bất động sản gặp khó khăn khiến thanh khoản ngân hàng xuống thấp…đã khiến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM thấp so với yêu cầu của NHNN. Giai đoạn 2016-2017, tỷ suất sinh lời ROE và ROA đều tăng là nhờ chính sách tài khoá của ngân hàng nhà nước nới lỏng, quản lý hoạt động của ngân hàng nhà nước và chính phủ ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là việc sát nhập các ngân hàng thương mại yếu kém vào các ngân hàng lớn làm cho hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Trong năm nay cũng chứng kiến nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh khởi sắc do đó dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn.
NIM
4.50%
4.00%
3.50%
3.00%
2.50%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
4.07%
3.52% 3.26%
3.00%
2.74%
2.96%
2.92%
2.95%
Diễn biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giai đoạn 2010-2017 của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được chia làm hai giai đoạn: NIM đạt 3.99% vào năm 2011. Kể từ đó chỉ tiêu này giảm sâu xuống còn 2.96% kết thúc quý 4 năm 2013. Giai đoạn 2014 -2017, NIM trung bình của các ngân hàng thương mại lại tăng và đạt 3.18%.Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Như vậy tỷ lệ trung bình của các NHTM theo S&P được đánh giá thấp.
Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | |
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Nhtm
- Dư Nợ Cho Vay Và Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Tmcp Giai Đoạn 2010– 2017
- Phân Tích Tương Quan Mô Hình 27 Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đa Dạng Hóa Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) các NH TMCP từ 2010– 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM
NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. STB và ACB là hai ngân hàng niêm yết có chỉ tiêu này cao nhất lần lượt là 3.11% và 2.5% được coi là những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Nhắc đến hoạt động của một ngân hàng hiện đại, bài toán huy động - cho vay không còn là vấn đề duy nhất và trọng tâm mà người ta bàn đến. Thoát khỏi mô hình truyền thống, ngân hàng đang ngày càng đa dạng hoá hình ảnh của một tổ chức kinh doanh tiền. Trước xu thế thương mại điện tử, sự cạnh tranh từ các công ty fintech, cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm đã đẩy các dịch vụ thanh toán, dịch vụ phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancasuarance) ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn 2013 - 2017, chỉ có 5 ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên thu nhập kinh doanh chiếm bình quân hơn 25% là Sacombank, VietBank và Vietcombank. Lãi từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng niêm yết được phân bổ đều cho hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và lãi thu từ hoạt động khác. Với hoạt động phi tín dụng, đa phần các ngân hàng đều ghi nhận sự tăng trưởng của thu nhập ngoài lãi trong những năm qua. Nhìn vào các khoản lãi đến từ hoạt động phi tín dụng của 27 ngân hàng, lãi từ hoạt động khác chiếm một phần không hề nhỏ. Xét cơ cấu thu nhập ngoài lãi, một số ngân hàng có mức đóng góp lớn từ lãi từ hoạt động khác như VietBank, VPBank, MBBank, BIDV, Eximbank, VietinBank, Nam A Bank...Và đa phần các khoản lãi hoạt động khác đến từ việc ngân hàng thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi mà ngân hàng đã trích lập dự phòng. Tuy nhiên, hoạt động tạo ra giá trị và đóng góp lớn cho thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng là hoạt động dịch vụ.
3.3. Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2010-2017
3.3.1. Quy mô vốn ngân hàng
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra văn bản điều chỉnh bảng lãi suất cho vay ngắn hạn VND giảm, kéo theo sự hưởng ứng của hàng loạt các ngân hàng thương mại, là động thái tích cực cho tăng trưởng nguồn tín dụng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể tạo phản ứng ngược cho các ngân hàng thương mại khi phải đứng trước áp lực lớn về nguồn vốn. Tỷ trọng tiền gửi từ
khách hàng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thêm vào đó là một số kênh huy động từ vay trên liên ngân hàng và phát hành giấy tờ có giá. Khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.3.2. Hoạt động huy động vốn
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra văn bản điều chỉnh bảng lãi suất cho vay ngắn hạn VND giảm, kéo theo sự hưởng ứng của hàng loạt các ngân hàng thương mại, là động thái tích cực cho tăng trưởng nguồn tín dụng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể tạo phản ứng ngược cho các ngân hàng thương mại khi phải đứng trước áp lực lớn về nguồn vốn. Tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thêm vào đó là một số kênh huy động từ vay trên liên ngân hàng và phát hành giấy tờ có giá. Khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tiền gửi/tài sản
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiền gửi trên tài sản của các ngân hàng TMCP giai đoạn 2010– 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM
Kể từ năm 2012, với những nổ lực của chính phủ đối với việc kiềm chế lạm phát, tín hiệu tích cực từ phát triển kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, việc NHNN giữ ổn định lãi suất đã giúp các ngân hàng tăng cường nguồn huy động đầu vào cho hệ thống và có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, hoạt động huy
động vốn vẫn gặp nhiều trở ngại khó khăn và thiếu ổn định. Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây khi tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng huy động vốn giảm ở một số ngân hàng như VPBank, MBBank… Phát hành chứng chỉ tiền gửi được đẩy mạnh do có nhiều điểm mạnh và tiện ích so với gửi tiền tiết kiệm thông thường, đặc biệt về tính linh hoạt trong sử dụng sản phẩm này kèm theo lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng. Tuy nhiên, phần lãi suất chưa có nhiều loại, một phần do hình thức huy động vốn chưa được tách ra cụ thể. Nguyên nhân lãi suất bị khống chế do NHNN có quy định về mức trần lãi suất được phép huy động nên lãi suất huy động không thể hiện đúng thực tế của lãi suất thực trên thị trường. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ so với ngân hàng lớn sẽ khó khăn do mức trần lãi suất của NHNN quy định. Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao do công cụ có tính thanh khoản thấp, mối quan hệ qua lãi giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán không rõ ràng, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra còn có sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong nước khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ… Các ngân hàng trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh về thị phần, dẫn đến vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn.
3.3.3. Chất lượng tài sản
Giai đoạn 2010 -2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng quá cao so với quy mô và tiềm lực của nhiều NHTM nhỏ, làm cho rủi ro trong quản lý tín dụng lớn; tỷ lệ cho vay lại tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất kéo theo rủi ro thanh khoản cao do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, mất đi tính cân đối cơ cấu tín dụng bất động sản và chứng khoán, xảy ra hiện tượng bong bóng tài sản. Tính thanh khoản của hệ thống TCTD thiếu hụt nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các tỷ lệ an toàn vốn của từng NH và toàn hệ thống sụt giảm. Tín dụng tăng trưởng bình quân khoảng 12.8%/năm, thấp hơn rất nhiều so mức tăng bình quân 33.3%/năm của giai đoạn 2006-2010, nhưng lại phù hợp với khả năng