Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Thu nhập và lợi nhuận của các NH TMCP

giai đoạn 2010– 2017 16

Biểu đồ 3.2. Tỷ suất sinh lời ROA, ROE của các NH TMCP

giai đoạn 2010– 2017 17

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) các NH TMCP

giai đoạn 2010– 2017 18

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiền gửi trên tài sản của các ngân hàng TMCP

giai đoạn 2010– 2017 20

Biểu đồ 3.5. Dư nợ cho vay và nợ xấu của các ngân hàng TMCP

giai đoạn 2010– 2017 22

Biểu đồ 3.6. Tình hình tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010– 2017 24

Biểu đồ 3.7. Tình hình lạm phát giai đoạn 2010– 2017 24

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

a) Phần Tóm tắt:

+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam với hệ số ROA, ROE, NIM. Mô hình sử dụng các nhân tố như: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn huy động, chất lượng tài sản, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, GDP và lạm phát.

+ Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các NH TMCP Việt Nam.

+ Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu bảng từ 27 ngân hàng, nghiên cứu định lượng thông qua mô hình Fix Effects và mô hình Random Effects. Sau đó, kiểm định Hausman (Hausman test) để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

+ Kết quả nghiên cứu: Từ mô hình đề xuất, nghiên cứu thực hiện kiểm định và phân tích mô hình hồi quy và phát hiện thấy hầu hết các giả thiết đã được kiểm chứng.

+ Kết luận và hàm ý: Luận văn này đã hệ thống hóa các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó các NHTM và nhà đầu tư có thể tham khảo để tìm giải pháp phù hợp với yêu cầu của mình.

b) Từ khóa: hiệu quả kinh doanh ngân hàng, yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh ngân hàng, hiệu quả hoạt động

ABSTRACT

FACTORS AFFECTING BUSINESS EFFICIENCY AT VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS


a) Abstract:

+ Reason for writing: Researching factors affecting business performance in Vietnamese commercial banks with ROA, ROE and NIM. The model uses factors such as bank size, capital mobilization ratio, asset quality, business diversification, cost-to-revenue ratio, GDP and inflation.

+ Problem: Identify and assess the impact of factors affecting business performance of Bank in Viet Nam.

+ Methods: Data is collected from 27 banks data tables, research uses Fix Effects model and Random Effects model. Then test Hausman (Hausman test) to choose the most suitable model.

+ Results: From the proposed model, the research performed the testing and analysis of regression models and found most of the assumptions that were verified.

+ Conclusion: This thesis has codified the criteria and methods of assessing the business performance of commercial banks, from which commercial banks and investors can refer to find suitable solutions for those request.

b) Keywords: banking business efficiency, factors affecting business efficiency, performance


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do thực hiện đề tài

Với sự phát triển toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính, tự do hóa thương mại trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều sức ép cho thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động liên tục khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Chính vì lẽ đó, vấn đề tăng cạnh tranh thông qua nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, các mục tiêu đạt được còn thấp so với kỳ vọng, thậm chí thời gian gần đây còn bộc lộ nhiều yếu kém. Điều này cho thấy các NHTM hoạt động chưa thật sự hiệu quả.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM hiện nay ở Việt Nam là quan trọng và vô cùng thiết thực. Vấn đề nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định và hoàn thiện khung chính sách hợp lý trong hoạt động của các NHTM Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu trong nước gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, khá nhiều nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nói chung, chưa có nhiều đề tài đánh giá hiệu quả kinh doanh theo qui mô tổng tài sản ngân hàng để xem xét, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến hiệu quả kinh doanh của những ngân hàng có qui mô tổng tài sản lớn và những ngân hàng có qui mô tổng tài sản nhỏ.

Xuất phát từ những yêu cầu mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn tìm hiểu, đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng nhằm đưa ra những kiến nghị, chính sách quản trị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tôi


đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn ―Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam‖.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các NH TMCP Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.

- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong tương lai.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam?

- Mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của để tài là các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của các NHTM bao gồm các đặc điểm về quy mô của ngân hàng TMCP, tỷ lệ vốn của ngân hàng, chất lượng của tài sản, sự đa dạng hóa hoạt động, phần vốn huy động của ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động bên cạnh đó là các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP và yếu tố lạm phát.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: 27 Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó có 04 NHTMCP vốn nhà nước (Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank), 23 NHTM tư nhân. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc, hoạt động mua bán, sát nhập, mua lại ngân hàng đã diễn ra sôi động. Số lượng ngân


hàng giảm mạnh so với trước tái cơ cấu. Dựa trên danh sách ngân hàng hiện có cũng như dữ liệu sẵn có của các ngân hàng, tác giả đã chọn ra 27 NHTM có dữ liệu đầy đủ nhất nhằm đảm bảo tính công bằng, thống nhất của dữ liệu bảng.

Phạm vi thời gian: nghiên cứu dữ liệu theo năm giai đoạn 2010-2017

Phạm vi nội dung: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong 27 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2010 – 2017.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng dữ liệu bảng và nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài hính đã được kiểm toán của 27 ngân hàng trong khoảng thời gian khảo sát từ năm 2010 – 2017.

1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thống kê, mô tả số liệu của các yếu tố nghiên cứu và thực trạng kinh doanh tại các NHTM Việt Nam. So sánh và phân tích đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn, xác định các biến độc lập và kiểm soát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu định lượng thông qua mô hình Fix Effects và mô hình Random Effects. Sau đó, kiểm định Hausman (Hausman test) để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Tiến hành thực hiện các phương pháp kiểm định về tương quan, đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tương quan phần dư đơn vị chéo, tương quan chuỗi giữa các phần dư và khắc phục các khuyết tật bằng mô hình FGLS.

1.6. Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

Chương 3: Thực trạng kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017.

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM

2.1. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là chỉ tiêu kinh tế phản ánh khả năng các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguồn lực về tài chính vào trong sản xuất kinh doanh để gia tăng lợi nhuận và đạt kết quả kinh doanh cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng thương mại được định nghĩa là khả năng sử dụng vốn, đo lường lượng vốn cần đầu tư để có một đồng lãi, sức khỏe và sự ổn định tình hình của ngân hàng và cuối cùng là lợi nhuận trên một cổ phần. Những con số nầy thể hiện khả năng sử dụng các nguồn vốn để sinh lời của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Theo giáo trình ―Quản trị ngân hàng thương mại của Nguyễn Văn Tiến (2015), các ngân hàng tạo ra lợi nhuận bằng cách đi vay, bán các khoản nợ theo các tiêu chí khác nhau như thanh khoản, rủi ro, mệnh giá, kì hạn, mức lãi suất… sau đó ngân hàng đem cho vay lại (mua các tài sản có) theo các tiêu chí khác nhau. Quá trình chuyển hóa tài sản này cho phép ngân hàng có thể đi vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, bởi vì ngân hàng có thể cấp tín dụng có thời gian dài hơn thời hạn tiền gửi. Việc đi vay ngắn hạn cho vay dài hạn thuộc về chức năng chuyển hóa kì hạn của ngân hàng. Quá trình chuyển hóa tài sản và cung cấp dịch vụ tương tự như bất kì một quy trình sản xuất nào trong doanh nghiệp. Nếu ngân hàng sử dụng tài sản có tạo ra thu nhập cao và cung ứng các dịch vụ với giá thành thấp thì ngân hàng có lãi, ngược lại thì ngân hàng phải chịu lỗ.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thường có mối quan hệ với khả năng chấp nhận rủi ro ngân hàng (Hu và các cộng sự, 2004; Jimenez và Saurina, 2006; Boudriga và các cộng sự, 2009; Nikolaidou và Vogiazas, 2011). Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng càng có lợi nhuận cao sẽ ít tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực tạo lợi nhuận bằng mọi cách, từ đó


các ngân hàng này ưu tiên chọn lọc khách hàng có khả năng tài chính tốt hơn và rủi ro thấp hơn.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là vấn đề quan trọng được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới và cả trong nước. Khủng hoảng tài chính gần đây đã chứng minh tầm quan trọng của lĩnh vực ngân hàng đối với nền kinh tế. Athanasoglou, Brissimis và Delis (2005) chỉ ra sự ổn định của hệ thống tài chính là phụ thuộc vào lợi nhuận lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong các thời kỳ khó khăn, suy thoái. Vì vậy, có nhiều bên liên quan (viện nghiên cứu, các nhà đầu tư…) quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hầu hết các học giả sử dụng cùng các chỉ số để đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng đó là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Adefeya và cộng sự (2015) định nghĩa ROA là một thước đo bằng cách sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. ROE là lợi nhuận của các cổ đông có được trên số vốn chủ sở hữu được đầu tư vào ngân hàng (Adefeya và cộng sự, 2015). Điều này cho thấy tỷ lệ ROA cao hơn nếu ngân hàng có cơ cấu vốn chủ sở hữu cao hơn (đòn bẩy thấp). Mặt khác, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp đồng nghĩa với cấu trúc nợ của ngân hàng chưa hợp lý và tối ưu. Do ROE không tham gia vào đánh giá mối quan hệ giữa các rủi ro liên quan và đòn bẩy tài chính, nên ROA được coi là chỉ số thông thường nhất để đo lường lợi nhuận ngân hàng (IMF, 2002). ROA là tỷ số thu nhập ròng trên tài sản ( Return on total assets). ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Công thức tính như sau:

ROA =

Thu nhập ròng

Tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

ROA là một chỉ số thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư. Phần vốn vay và vốn chủ sỡ hữu hình thành nên tài sản của ngân hàng. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận sẽ biểu hiện qua ROA. ROA càng cao cho thấy ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên phần chi phí bỏ ra ít hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024