Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


QUÁCH THỊ HƯƠNG GIANG


CHẾ TÀI ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


QUÁCH THỊ HƯƠNG GIANG


CHẾ TÀI ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH 6

TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1. Khái niệm chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

1.1.2. Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh 13 không lành mạnh

1.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không 20 lành mạnh

1.2.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 20

1.2.2. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh 21

1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành 22 mạnh và thiệt hại

1.2.4. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh 23

1.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không 25 lành mạnh

1.3.1. Chế tài hành chính 25

1.3.2. Chế tài hình sự 27

1.3.3. Chế tài dân sự 32

1.3.4. Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài 36

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI 41

ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH


2.1.

Nguồn của pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh

41


không lành mạnh


2.1.1.

Luật Cạnh tranh

41

2.1.2.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

42

2.1.3.

Bộ luật Dân sự

43

2.1.4.

Bộ luật Hình sự

43

2.2.

Thực trạng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam

48

2.2.1.

Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề xử lý vi phạm ở Việt Nam hiện nay

49

2.2.1.1.

Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam

49

2.2.1.2.

Thực tiễn áp dụng các chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây

74

2.2.2.

Nguyên nhân của việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn kém hiệu quả ở nước ta hiện nay

80


Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

89


VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 1

KHÔNG LÀNH MẠNH


3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật 89 chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

3.1.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 89

3.1.2. Yêu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới 91

3.2. Những định hướng phát triển và hoàn thiện pháp luật về chế 94 tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam


3.2.1. Xu hướng pháp luật và việc sử dụng các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước trên thế giới

3.2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

3.3. Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

3.3.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý, thiết lập chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh một cách có hệ thống và đồng bộ

3.3.2. Nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh và thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao văn hoá pháp lý cho các chủ thể tham gia cạnh tranh và người tiêu dùng


94


98


99


99


108


109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, phát triển nền kinh tế thị trường, đòi hỏi pháp luật giữa các nước phải có những chuẩn mực tương đồng cần thiết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh và trật tự kinh doanh trong giao lưu kinh tế quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang dần hoàn thiện thể chế pháp lý, tạo ra khung pháp lý cơ bản của thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác và phát triển.

Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của thị trường một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ. Nhưng trong "cuộc chiến" tranh giành thị trường, không thể tránh khỏi tình trạng một số doanh nghiệp bị đào thải do không kịp thích ứng hoặc không thể đối phó. Vì thế, bên cạnh những "nghệ thuật" cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng không loại trừ "thủ thuật". Hậu quả do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.

Điều 28 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) đã khẳng định: "Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng". Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm

2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế trong nước, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát và loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Luật Cạnh tranh năm 2004 được đánh giá là một đạo luật thiếu chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả các văn bản dưới Luật. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu hiện ở khía cạnh này, khía cạnh khác, dưới dạng này, dạng khác, đã gây ra nhiều tranh chấp trong giới kinh doanh và ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.

Vì thế, việc nghiên cứu và luận giải các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng với các quy định về chế tài xử lý vi phạm là rất cần thiết, qua đó định hướng các giải pháp đảm bảo hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo hướng thiết lập các chế tài phù hợp, đầy đủ, thống nhất và đủ tính nghiêm khắc. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đến nay, đã hơn 5 năm thực hiện. Vì thế, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giới luật học và giới kinh doanh về vấn đề đó cũng không phải là ít. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết về pháp luật cạnh tranh nói chung và chống cạnh trạnh không lành mạnh nói riêng như: Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Sách chuyên khảo) - NXB Tư pháp - TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn; Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước - NXB Lao động - PTS. Lê Đăng Doanh, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, PTS. Trần Hữu Hân; Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Anh Tuấn; Bình luận khoa học Luật Cạnh Tranh - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Hoàng Oanh; Luận văn thạc sỹ Luật học "Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay", năm 2004 của Nguyễn Thị Thu Hiền… Các bài đăng trên tạp chí như: "Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế nào cho đúng?" của TS. Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12(224)/2006; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và yêu cầu đặt ra", của tác giả Viên Thế Giang, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4(240)/2008; "Bàn về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có hành vi gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh" của TS. Dương Anh Sơn và ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(50)/2009… Tuy nhiên, các công trình và các bài viết nêu trên chỉ tiếp cận ở góc độ khái quát về khoa học pháp lý đối với quan hệ cạnh tranh nói chung và chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, hoặc nghiên cứu quan hệ cạnh tranh trong từng lĩnh vực, dưới những góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về các chế tài xử lý vi phạm

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí