Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 12

KẾT LUẬN


Quyền thừa kế là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay quyền thừa kế của công dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp, từ bản Hiến pháp đầu tiên Hiến pháp 1946 cho đến hiến pháp hiện hành Hiến pháp 1992. Một trong những nội dung của quyền thừa kế của công dân là quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc cũng như quyền được hưởng di sản theo qui định của pháp luật được pháp luật qui định và bảo hộ. Với qui định tương đối hoàn thiện, pháp luật về thừa kế hiện hành đã góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp thừa kế trên thực tế. song pháp luật về thừa kế không thể nào dự liệu trước được tất cả những trường hợp xảy ra trên thực tiễn. Vì thế sau thời gian ban hành một thời gian, các văn bản pháp luật liên quan đến thừa kế đều phát sinh những điểm thiếu sót và không phù hợp với thực tiễn. So với những văn bản pháp luật về thừa kế trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển của ngành luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự năm 2005 được xem là kết quả của quả trình phát điển hóa những qui định của pháp luật thừa kế. Nó kế thừa và. phát triển những qui định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người dân một cách có hiệu quả nhất Trên thực tế, quan hệ về thừa kế bản chất là quan hệ sở hữu nên việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế không thỏa đáng hoặc không đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự sẽ gây ra nhiều hậu quả và gây bất bình trong lòng dân. Việc xác định đúng, chính xác người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế được dễ dàng, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, tạo niềm tin vào Nhà nước và pháp luật.

Trong chế định về thừa kế bên cạnh những qui định của pháp luật

cho phép công dân có quyền được hưởng di sản từ người để lại di sản và quyền để lại tài sản của mình cho những người thừa kế, thì Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người không có quyền hưởng di sản là một chế tài áp dụng đối với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người để lại di sản và của những người thừa kế khác. Tuy là một vấn đề nhỏ trong rất nhiều nội dung quan trọng của chế định thừa kế, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể khi xảy ra tranh chấp trong các vụ án. Mặt khác, mỗi vấn đề dù nhỏ nhưng nếu được giải quyết triệt để cũng đem lại hiệu quả cao cho công tác xét xử góp phần giải quyết vụ án. một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Những vấn đề mà luận văn đưa ra và phân tích là quan điểm của cá nhân và chưa thể toàn diện nhưng đó là tâm huyết mong muốn đóng góp một phần công sức trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống, đưa pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).

4. Bộ Dân luật Sài Gòn (1972).

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 12

5. Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936).

6. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Thị Kim Chi (2006), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

10. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

11. Chính phủ (1998), Nghị định số 83//998/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ tịch, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thị Như Hương (2000), "Thừa kế thế vị", Tòa án nhân dân, (l).

15. Nguyễn Thị Liên Hương (2004), "Bàn về tước quyền thừa kế theo pháp luật của bà Võ Thị Xuân", Tòa án nhân dân, (4).

16. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân.

17. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

18. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

19. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

20. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

21. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

22. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

24. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

28. Quốc triều Hình luật (1995). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

31. Tòa an nhân dân tối cao (1968), Thông tư 594-NCPL ngày 27/8 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 19/10 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Từ điển Luật học(1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

37. Từ điển Tiếng Việt (1967), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Nguyễn Minh Tuấn (2007), sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

39. Phạm Văn Tuyết (2004), Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

40. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí