Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người

vào đầu Tâm, Tuấn đánh sơn một cái ở lưng sau đó cả bọn bỏ đi. Tâm được bạn bè đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong do chấn thương sọ não, nứt xương sọ, dập phù não nặng.

Căn cứ vào hành vi, tính chất phạm tội của các bị cáo, Tòa án nhân tỉnh Bình Dương đã tuyên phạt Xuân 18 năm, Hậu 13 năm, Hào 12 năm, Trần Hùng 12 năm, Hiếu 12 năm, Tuấn 8 năm.

Quá trình xét xử, Hội đồng xét xử đã áp dụng tình tiết tăng nặng đối với Lê Trường Xuân theo Điểm n, Khoản 1, Điều 48 BLHS vì nhận thấy rằng Xuân đã rủ rê người chưa thành niên phạm phạm tội là Tuấn, Hậu và Hào (do khi phạm tội Tuấn, Hậu và Hào chưa đủ 18 tuổi).

Đối với việc áp dụng tình tiết tăng nặng nêu trên, Tòa phúc thẩm, Tòa án tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận vì qua quá trình xét xử tòa phúc thẩm nhận thấy khi phát hiện nhóm của bị hại Tâm đang ở gần đó Xuân chỉ la lên “nó kìa bây ơi” rồi mọi người (các bị cáo khác) tự nguyện cùng xông ra, chưa đủ cơ sở để buộc Xuân có hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội.

Một chi tiết khác tại bản án sơ thẩm cũng cho thấy tính thiếu nhất quán trong nhận thức của luật sư - người tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo. Luật sư bào chữa cho Lê Trường Xuân đưa ra quan điểm: Thống nhất tội danh, các Điều khoản truy tố tuy của Viện kiểm sát tuy nhiên lại cho rằng Cơ quan Điều tra, viện kiểm sát chỉ dựa vào lời khai mà cho rằng bị cáo Xuân đã dùng cây đánh vào đầu nạn nhân; cần xem xét bị hại té chấn thương sọ não dẫn đến chết là lý do gì? cần suy đoán theo hướng có lợi cho bị cáo. Khi đưa ra lời biện hộ trên, luật sư đã mâu thuẫn với quan điểm thống nhất về định tội danh giết người của mình ban đầu.

+ Thứ năm là, bên cạnh những tồn tại nêu trên, quá trình truy tố, xét xử án hình sự nói chung và án xâm phạm tính mạng con người nói riêng án bị

hủy, sữa hoặc trả hồ sơ còn do phát sinh tình tiết mới; đổi yêu cầu kháng cáo, giám định; do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; thu thập, đánh giá chứng cứ…; Còn xảy ra trường hợp cấp phúc thẩm hủy, sửa án của Tòa án cấp sơ thẩm không có căn cứ; tòa phúc thẩm bỏ sót kháng nghị không xem xét.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người

a) Về nguyên nhân khách quan:

Việc tồn tại những vướng mắc, hạn chế trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các loại án nói chung và án xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng là do:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sự đồng bộ, chưa hoàn thiện và thiếu thống nhất nên dẫn tới việc có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh một vấn đề, đó cũng là nguyên nhân của việc xung đột quan điểm trong định tội danh. Nhiều qui định, một số tội có một số đặc điểm giống nhau hoặc tương tự nhau dễ gây nhằm lẫn dẫn đến cách hiểu khách nhau khi áp dụng pháp luật như qui định về tội giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; tội vô ý làm chết người và vi phạm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…

+ Nhiều qui định như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “thấy”, “có điều kiện” (Điều 102), “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải”… sự giải thích của văn bản dưới luật không phải lúc nào cũng rõ ràng, chính xác, trong khi hành vi của bị can, bị cáo không thể hiện yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng; có khá nhiều trường hợp khi tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu giống nhau nên thường dễ bị lúng túng gây nhiều tranh cãi trong quá trình định tội danh.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 12

+ Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đối tượng phạm tội là người

ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ cao (trên 60%) nên công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều hình sự năm 2004 lực lượng điều tra viên có sự biến động lớn, phân tán ở nhiều lực lượng khác nhau, trong đó có một bộ phận điều tra viên được bố trí ở hệ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra và hệ Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ nhưng thụ lý án rất ít, dẫn đến thiếu hụt lực lượng điều tra viên, nhất là ở hệ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, chưa được xử lý hợp lý.

+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được lãnh đạo tỉnh và Trung ương quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Điều kiện phương tiện, kinh phí phục vụ công tác điều tra còn hạn chế, quy mô giam giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam chậm được đầu tư xây dựng và mở rộng nên tình trạng giam giữ quá tải thường xuyên xảy ra.

+ Đối với ngành Tòa án tỉnh, theo báo cáo của Tòa hình sự, TAND Bình Dương, thẩm phán toàn ngành phải giải quyết bình quân 13 vụ /tháng, cao gấp 2 đến 3 lần chỉ tiêu của ngành. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xét xử - án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan…

b) Về nguyên nhân chủ quan:

+ Do năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng còn hạn chế, đánh giá thiếu chính xác các tình tiết của vụ án như nguyên nhân xảy ra tội phạm; động cơ mục đích, trạng thái tâm lý của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm; lỗi của người bị hại… từ đó dẫn đến những yếu kém trong quá trình tố tụng nhất là định tội danh và quyết định hình phạt

+ Còn có điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong công việc bảo vệ

pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.

+ Thành phần hội thẩm nhân dân tuy đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động cùng với thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề ra các biện pháp nghiên cứu, thẩm vấn tại phiên tòa cho phù hợp với từng vụ án cụ thể, tham gia tập huấn nghiệp vụ những văn bản pháp luật mới liên quan đến nhiệm vụ xét xử, những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND, luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, trình độ năng lực của một bộ phận Hội thẩm Tòa án chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác xét xử trong tình hình hiện nay, bản án xét xử bị hủy do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử vẫn còn, một số ít Hội thẩm đánh giá chứng cứ chưa toàn diện. TAND các cấp chưa chú trọng đầy đủ đến việc tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử.

Kết luận chương 2

Cùng với tiến trình đổi mới và phát triển đi lên, tình hình phạm pháp hình sự nói chung và tội xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng diễn ra phức tạp.

Các tội xâm phạm tính mạng con người chủ yếu ở các hành vi giết người cướp tài sản, giết người hiếp dâm, giết người do mâu thuẫn. Các tội như giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vô ý làm chết người, giết người trong thi hành công vụ… không xảy ra.

Trên tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo tình hình an ninh trật tự để phát triển bền vững, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp thuộc tỉnh Bình Dương đã cơ bản thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, chưa để xảy ra các trường hợp oan sai nghiêm trọng, đáp ứng yêu cầu chính trị đặt ra.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng còn những tồn tại yếu kém do qui định của pháp luật nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố chủ quan thuộc về những người làm công tác tố tụng, người tham gia tố tụng. Đó là những vấn đề cần tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới nhằm bảo vệ con người, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Chương 3‌

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng

Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 nhân định: Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính.

Từ nhân định trên, Nghị quyết đề ra mục tiêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2011-2020 tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan và chức danh tư pháp…”.

Thực tế thời gian qua, Nghị quyết 49-NQ/TW ra đời và đi vào thực tiễn đến nay đã được một nữa thời gian (2005 - 2012) nhưng so với mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng đến năm 2020, mà trước mắt đến năm 2010 mà

Nghị quyết đã đặt ra thì kết quả mang lại còn ở mức khiêm tốn, chưa mang tính chất nền tản, tạo đà cho thời gian còn lại.

Chính sách pháp luật pháp luật nói chúng và các qui định của LHS liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng con người nói riêng chưa được điều chỉnh kịp thời với yêu cầu của tình hình mới nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa đúng từ đó không chỉ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của con người, bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng xấu đến sự nghiêm minh của pháp luật mà còn tạo ra nhiều hệ lụy khác cho đời sống xã hội. Ví dụ như tình trạng tín dụng đen, vay vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân diễn ra phức tạp trong khi qui định của PLHS hiện nay khó điều chỉnh được vì sợ rơi vào hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự; còn theo pháp luật dân sự thì chậm giải quyết, các bản án dân sự hiệu lực thi hành kém... đã làm cho niềm tin công lý của nhân dân giảm, nên họ tự giải quyết bằng con đường bạo lực, giết hại, gây tổn hại sức khỏe cho nhau, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Chưa có sự cải cách mạnh về thủ tục, trình tự tố tụng và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành tư pháp trong phòng, chống tội phạm dẫn đến tiến độ điều tra, xử lý án kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Do qui định của luật nên nhiều tình tiết trong các vụ án quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng rất khác nhau trong khi qui định của pháp luật còn chưa rõ ràng từ đó dẫn đến những tồn tại yếu kém, thậm chí vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Thực tế trên đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học pháp lý, cơ quan lập pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm 1999

+ Về phương hướng chung, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra từ nay đến năm 2020 là Hoàn thiện chính sách, PLHS phù hợp với nền kinh

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí