tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Về việc hoàn thiện chính sách, PLHS và thủ tục tố tụng tư pháp, Nghị quyết nêu: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hương chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế.
Quy định TNHS nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác.
Xây dựng cơ chế phát huy sức mạnh của nhân dân, cơ quan, các tổ chức quần chúng trong phát hiện, phòng ngừa tham nhũng; bảo vệ người trung thực phát hiện, tố cáo, người điều tra truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; khen thưởng người có công trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ngăn ngừa, kiểm soát các hành vi tham nhũng.
Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam.
Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.
+ Một thực tế thường gặp hiện nay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng thời nghiên cứu từng tội danh cụ thể cho thấy về cơ bản các qui định của PLHS liên quan đến các tội danh này là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hiện nay. Ở một số điều luật cũng còn phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện chính sách hình sự của quốc gia trong thời gian tới. Cụ thể là:
+ Đối với hành vi giết người theo Điều 93 và hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo Khoản 3, Điều 104 vẫn còn nhiều điểm cần qui định cụ thể, rõ ràng hơn. Theo sách Bình luận khoa học BLHS năm 1999- Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2002, để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người cần căn cứ vào hành vi phạm tội, công cụ thực hiện hành vi phạm tội; phải xem xét tính nguy hiểm của công cụ,
phương tiện được sử dụng; vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân, cường độ tấn công, thời gian, không gian thực hiện tội phạm…Đây là những dấu hiệu thực tế việc xem xét đánh giá dễ rơi vào phiến diện, chủ quan của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, từ đó dẫn đến các sai sót trong điều tra, truy tố, xét xử nhất là định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Theo đây, cần tiếp tục hoàn thiện BLHS hiện hành để pháp điển hóa các tội xâm phạm tính mạng con người từ thực tiễn xét xử.
Về hình phạt, các trường hợp giết người theo Khoản 1, Điều 93 đều có tính chất đặc biệt nguy hiểm, thực hiện tội phạm do lỗi cố trực tiếp nên cần nâng hình phạt tối thiểu là 15 năm thay vì 12 năm như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người Ở Tỉnh Bình Dương Từ Năm 2008 Đến 2012
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 11
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 14
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
+ Qua thực tiễn về tình hình án xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy phần lớn án giết người hiện nay trên địa bàn tỉnh có nguyên nhân là do mâu thuẫn. Về nguyên nhân dẫn đến án mạng, bên cạnh một số ít do tính côn đồ càn quấy thì hầu hết đều có phần do lỗi của bị hại. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu như chưa có vụ án nào khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95, BLHS. Qua nghiên cứu về mặt khách quan của tội này xét thấy cần phải sửa đổi cho cụ thể hơn tránh sự áp đặt chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thực tế để xác định khi nào thì trạng thái tinh thần của người thực hiện hành vi phạm tội được coi là kích động mạnh là vấn đề phức tạp và hiện chưa có qui định, hướng dẫn nào cụ thể mà việc đánh giá phải dựa vào từng vụ việc hoàn cảnh cụ thể.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh về mặt tâm lý là dễ thông cảm cần áp dụng hình phạt nhẹ để tạo cơ hội cho người phạm tội chuộc lại lỗi lầm. Tuy nhiên trước tình tội phạm hiện nay đồng thời không để bị lạm dụng tội này để giết người thì cần qui định hình phạt nghiêm khắc hơn.
+ Đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102: Khoản 1 Điều này cần phải qui định lại. Nếu qui định như hiện nay thì khó áp dụng vào thực tiễn được triệt để. Vì thực tế, trong xã hội hiện nay người quan tâm đến cộng đồng là không ít nhưng người sợ phiền lụy, thờ ơ với hoạn nạn của người khác cũng không phải ít. Chúng ta thấy rõ điều này qua các vụ tai nạn giao thông - những sự kiện phổ biến hiện nay. Khi một người bị tai nạn giao thông, nhiều người chứng kiến và biết rõ người bị tai nạn đang nguy kịch đến tính mạng nhưng sẽ có mấy người cứu giúp trong khi rất nhiều người có điều kiện cứu giúp.
Theo Bình luận khoa học BLHS năm 2012 của Phó giáo sư Trần Minh Hưởng – Học viện cảnh sát nhân dân làm chủ biên, để truy cứu TNHS một người từ phạm tội này thì người đó phải có nghĩa vụ và điều kiện cứu giúp nhưng đã không cứu giúp. Như vậy đối với trường hợp nhiều người chứng kiến vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng như đề cập ở trên có phạm tội này hay không? và nếu có thì truy cứu thế nào?
+ Kiến nghị hoàn thiện PLHS cần bổ sung vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người các tội về an toàn vệ sinh thực phẩm vì thực tế đây là vấn đề bức xúc hiện nay và cả thời gian tới.
+ Cần hoàn thiện các quy định của các bộ luật nhất là BLHS, Bộ luật dân sự và ban hành kịp thời các văn bản hướng thi hành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tư pháp.
+ Hiện nay, còn nhiều điều luật trong BLHS có quy định tình tiết định khung như: “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn” hoặc “đặc biệt lớn” và tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”… nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc việc hướng dẫn còn chung chung nên gây khó khăn cho việc áp dụng xử lý, trong khi thực tiễn một số hành vi vi phạm xảy ra khá phổ biến vì vậy cần có qui định cụ thể hơn
+ Cần quan tâm, tổ chức tốt việc giải quyết tranh chấp dân sự trong nội bộ nhân dân, tránh hiện tượng đùn đẩy giữa dân sự và hình sự dẫn đến người dân thiếu tin tưởng vào pháp luật, từ đó xảy ra tình trạng đòi nợ thuê, băng nhóm bảo kê, hoạt động phạm tội xâm phạm tính mạng con người, làm mất an ninh trật tự...
3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm 1999.
3.3.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh, lành mạnh, sự tôn trọng lẫn nhau trong đời sống cộng đồng đặc biệt giáo dục ý thực tôn trọng pháp luật và luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
Xây dựng ý thức sống trong sạch, lành mạnh cho nhân dân là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực áp dụng pháp luật nói chung trong nhân dân; ngăn chặn từ trong tư tưởng người dân về ý thức chống lại xã hội, gây nguy hại cho người khác trong đó có hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật với bất kỳ động cơ mục đích nào. Nội dụng giáo dục cho nhân dân phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người khác, vun đắp và duy trì ý thức xem tính mạng của người khác như tính mạng của mình. “Chống tư tưởng tham lam, kiếm tiền bằng làm ăn phi pháp mà cao nhất là đánh đổi tính mạng người khác, tránh xa các tệ nạn xã hội nhằm giúp cho mỗi người giữ gìn được nhân cách của bản thân, không làm xuất hiện những nhu cầu lệnh lạc do muốn thoả mãn, đáp ứng mà phải giải quyết bằng con đường phạm tội”. Trích: “ Phòng chống các loại tội phạm trong thời kỳ đổi mới - GS, TS Nguyễn Xuân Yêm”, trang 405, 405, 407”.
Một thực tế đáng báo động hiện nay là trên địa bàn tỉnh Bình Dương mỗi năm xảy ra trên dưới 200 vụ giết và gây thương tích, cướp đi sinh mạng của nhiều người và không ít nạn nhân trở nên tàn phế vì thương tật. Trong
tổng số các vụ giết người, cố ý gây thương tích hàng năm có 95% là do nguyên nhân xã hội: Như mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, trong tranh chấp làm ăn, mâu thuẫn trong ứng xử, do tính côn đồ, càn quấy, rượu chè, thiếu kiềm chế…Đôi khi chỉ vì những mâu thuẫn hết sức nhỏ nhặt mà những người trong cuộc vốn là họ hàng ruột thịt, đồng hương, bằng hữu thâm giao lại giết hại lẫn nhau, làm tổn thương đến đạo lý, truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời của Dân tộc ta. Giết người gây thương tích do mâu thuẫn có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta phải tuyên truyền mọi người cùng hành động; luôn thực hành nếp sống văn minh, lành mạnh; luôn tôn trọng và thương yêu nhường nhịn lẫn nhau; cùng nhau hòa giải kịp thời, dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp, không để âm ỉ kéo dài, tranh thủ người có uy tín, chuẩn mực trong gia đình, dòng họ, trong nhóm bạn bè để xử lý vụ việc; khi phát sinh mâu thuẫn phải hết sức kiềm chế, cử xử nhã nhặn, giải quyết mâu thuẫn có lý, có tình, thấm nhuần lời dạy dân gian:“Câu nhịn, chín câu lành”. Người trong cuộc có trách nhiệm can ngăn, động viên, kéo các bên đi nơi khác để làm giảm cường độ gay gắt có thể dẫn đến hậu quả xấu; kịp thời trình báo chính quyền khi không giải quyết được mâu thuẫn trong êm đẹp; Tích cực tham gia phát hiện và tố giác các băng nhóm tội phạm côn đồ hung hãn, các tụ điểm, đường dây cờ bạc, đá gà, đánh đề, mại dâm góp phần cùng lực lượng công an giữ gìn an ninh trật tự. Vì đây cũng là những nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Song song với việc giáo dục ý thức lành mạnh, phải xây dựng mô hình văn hoá trong đời sống nhân dân thật sự trong sạch bởi vì không thể nói đến việc giữ gìn nhân cách sống lành mạnh, tôn trọng chuẩn mực công đồng khi mà hàng ngày, hàng giờ người dân phải tiếp với sách báo, phim ảnh mang tính bạo lực, tuyên truyền lối sống buôn thả, tiền tệ hoá các mối quan hệ xã hội… Loại hình văn hoá này phải ngăn chặn và loại trừ ngay.
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục đối với lĩnh vực này do các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, văn hoá, Mặt trận tổ quốc, cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương tiến hành một cách thường xuyên, liên tục bằng những hình thức sinh động phong phú tác động và thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân.
3.3.2. Củng cố và kiện toàn tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, VKSND, TAND đáp ứng yêu cầu với tình hình mới
+ Đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan điều tra phải nhằm tạo lập cơ chế pháp lý hữu hiệu kiểm soát sự tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm an toàn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc nghiên cứu để đổi mới tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra cần phải đặt trong tổng thể nghiên cứu về cải cách tư pháp nói chung và cần xác định rõ tiến trình, lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, cần phải tính toán, cân nhắc nhiều mặt, phải căn cứ vào pháp luật, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, kinh nghiệm hoạt động và tổ chức bộ máy của Bộ, ngành có liên quan để xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quan điều tra trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra phải nhằm mục tiêu xây dựng cơ quan điều tra trở thành một công cụ mạnh mẽ của Nhà nước, thực hiện chức năng tư pháp hình sự, có đủ quyền năng pháp lý, trực tiếp tiến hành các nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự được nghiêm minh, đúng người, đúng tội, nhanh chóng, kịp thời, góp phần bảo vệ Đảng, chế độ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân…Tiến tới hình thành một hệ thống các Cơ quan điều tra phù hợp dựa trên cơ sở xác định rõ mô hình tổ chức và rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, thích ứng với điều kiện thực tế của nước ta,
tinh gọn, có hiệu lực; có cơ sở pháp lý chặt chẽ và xác lập mối quan hệ cụ thể trong phối hợp thực thi pháp luật.
Vấn đề xây dựng mô hình tổ chức của cơ quan điều tra, trại tạm giam, nhà tạm giữ để đảm bảo đồng bộ, phù hợp với mô hình Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực (không phụ thuộc vào đơn vị hành chính) bản thân nhận thấy cần phải được nghiên cứu thật kỹ; không thể tách Cơ quan điều tra ra độc lập lập với đơn vị hành chính trong Công an. Thực tiễn cho thấy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo điều hành thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đối với ngành Công an để công tác này đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, trong đó Cơ quan điều tra các cấp là lực lượng nòng cốt.
+ Tổ chức hệ thống TAND theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Tổ chức VKSND phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm nâng cao chất lượng việc tranh tụng tại phiên tòa.
+ Đào tạo, phát triển đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ làm công tác bổ trợ tư pháp… đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm; tăng cường lực lượng hướng về địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trong điểm như các địa phương Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu Một – các địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, là địa bàn phức tạp và Tòa hình sự Toàn án nhân dân tỉnh.