Tội Từ Chối Hoặc Trốn Tránh Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng (Điều 152 Blhs 1999)


chủ thể của tội ngược đãi cha mẹ; chỉ người cháu (cháu nội hoặc cháu ngoại) của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; chỉ người vợ của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ chồng; chỉ người chồng của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ...

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là tội phạm ít nghiêm trọng nên chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với hành vi ngược đãi hoặc hành hạ vợ chồng thì chỉ những người đến tuổi kết hôn (nam đến 20 tuổi, nữ đến 18 tuổi) và quan hệ hôn nhân đó được pháp luật thừa nhận (hôn nhân hợp pháp), thì người vợ hoặc người chồng đó mới có thể là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ chồng.

Mặt khách quan của tội phạm.

Về hành vi khách quan. Người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có thể có một trong hai hành vi, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ hoặc cả hai hành vi này.

Theo Thông tư số 01, hành vi ngược đãi, hành hạ được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn mặc, ở và về các mặt sinh hoạt khác đối với người thân như nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như đánh đập, giam cầm... làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

Việc đối xử như trên bị coi là phạm tội khi nó thể hiện rõ nét sự trái ngược với điều kiện sống của gia đình họ như có đầy đủ chỗ ở, nhưng lại đưa người bị hại ra ở chuồng dành cho súc vật... Trường hợp gia đình họ thực sự nghèo khổ, thiếu thốn, thì không bị coi là phạm tội này.


Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cũng tương tự như hành vi ngược đãi, hành hạ trong tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ quy định tại Điều 146 và tội hành hạ người khác quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự.

Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử tàn ác của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.

Hành vi đối xử tàn ác được thể hiện như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 8

Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị truy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự .

Các hành vi trên chỉ cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình khi người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình


thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Về hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây ra là những thiệt hại cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như: tính mạng, sức khoẻ, do bị bệnh tật, do tự sát, hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại như: phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường tội phạm.

Theo hướng dẫn của Thông tư 01/2001/TTLT thì hậu quả nghiêm trọng được xác định như sau: - Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị hại bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, nhân phẩm hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý, nếu người thực hiện hành vi này dẫn đến chết người, thì người đó phải bị truy cứu TNHS về tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 BLHS 1999. Trong trường hợp thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tùy trường hợp cụ thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn


hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 hoặc về tội giết người được quy định tại Điều 93; nếu làm cho nạn nhân uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu TNHS về tội bức tử được quy định tại Điều 100 BLHS 1999.

- Người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi ngược đãi, hành hạ người thân trong gia đình hoặc người đã nuôi dưỡng mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó.

2.1.4. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS 1999)

Theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra giữa cha mẹ con cái, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội ngoại với cháu, giữa vợ và chồng để tạo điều kiện cho các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Vì vậy, những hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng - nghĩa vụ đạo lý cũng là nghĩa vụ pháp lý, phải bị xử lý đúng mức.

Điều 152 quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. [Bộ luật hình sự năm 1999]

Như vậy có thể hiểu Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện


việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có các dấu hiệu pháp lý chủ yếu sau.

Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến nghĩa vụ cấp dưỡng do pháp luật HN&GĐ quy định, nói cách khác xâm hại quyền được người khác cấp dưỡng. Đó là quyền đảm bảo cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người được cấp dưỡng trong đời sống cộng đồng.

Theo TTLT số 01/2001 ngày 25-09-2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TANDTC, VKSNDTC, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật HN&GĐ.

Chủ thể của tội phạm: Cũng như chủ thể của các tội phạm khác chủ thể của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.

Đối với tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì người phạm tội phải là người có quan hệ nhất định với người bị hại. Ví dụ: Chỉ người cha bị Toà án buộc phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên sau khi ly hôn mới là chủ thể của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là tội phạm ít nghiêm trọng, nên chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ


cấp dưỡng của một số đối tượng thì chỉ những người ở một độ tuổi nhất định mới là chủ thể của tội phạm này như: cha mẹ đối với các con chưa thành niên, ông bà đối với các cháu.

Mặt khách quan của tội phạm.

Về hành vi khách quan. Từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng khước từ (không chịu nhận) việc cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật yêu cầu cấp dưỡng hoặc đã có quyết định của Toà án buộc phải cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng tìm mọi cách trốn tránh việc cấp dưỡng (bỏ trốn, giấu địa chỉ, cố tình dây dưa việc cấp dưỡng), khi người được cấp dưỡng yêu cầu hoặc đã có quyết định của Toà án buộc phải cấp dưỡng nhưng vẫn không cấp dưỡng.

Mặc dù từ chối và trốn tránh là hai khái niệm khác nhau, nhưng đều có chung một nội dung là không thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể hành vi từ chối và trốn tránh lại có nội dung khác nhau. Ví dụ: Một người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng cấp dưỡng nhưng lại nêu lý do là mình không có khả năng nên không thể thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng, mặc dù vẫn thừa nhận là mình có nghĩa vụ cấp dưỡng thì hành vi này là hành vi từ chối cấp dưỡng. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng giấu địa chỉ, nơi ở để người được cấp dưỡng không thể yêu cầu việc cấp dưỡng thì đó là hành vi trốn tránh việc cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh theo quy định của pháp luật (Luật hôn nhân và gia đình), tức là do quan hệ hôn nhân và gia đình nên phát sinh nghĩa vụ này. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì:


- Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị dị tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp vợ chồng ly hôn (Điều 56).

- Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 57).

- Anh, chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngược lại, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình ( Điều 58).

- Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn cha mẹ, không có anh, chị, em cấp dưỡng (Điều 59).

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng mà cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì hành vi đó mới bị coi là tội phạm. Nếu có nghĩa vụ nhưng không có khả năng nên không thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng thì không phải là hành vi phạm tội. Ví dụ: Một gia đình có 4

anh chị em ruột, nhưng cha mẹ mất sớm nên 4 anh em nuôi nhau. Khi người anh cả có gia đình và ở riêng, thì 3 người em chưa đến tuổi thành niên và yêu cầu người anh phải cấp dưỡng cho mình, nhưng hoàn cảnh kinh tế của người anh rất khó khăn, vợ ốm, các con còn nhỏ, không có việc làm nên người anh không cấp dưỡng cho các em được.


Người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng có khả năng tự bảo đảm cuộc sống, có tài sản riêng, không cần cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không bị coi là tội phạm. Ví dụ: Bà Trần Thị Đ 70 tuổi có 5 người con đều đã trưởng thành, nhưng chỉ có người con thứ nhất là giàu có nên thường gửi tiền về để bà sinh sống, trong khi đó 3 người con còn lại do cuộc sống khó khăn nên không có tiền gửi về nuôi mẹ. Mặc dù cuộc sống của bà Đ không thiếu gì, nhưng vì sự bất hoà giữa các con của bà nên bà Đ yêu cầu 3 người em của người con thứ nhất phải cấp dưỡng, nhưng 3 người con này không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vì sự thật bà Đ không cần phải cấp dưỡng.

Người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Cần lưu ý rằng người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ bị truy cứu TNHS khi người đó phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ này. Khả năng thực tế là có tiền, tài sản, hoặc thu nhập có khả năng đảm bảo cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương. Điều 16 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí