Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Về Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình Và Nâng Cao Chất Lượng Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Phạm Này


Thứ nhất, bất cập trong cơ chế quản lý, phối hợp. Hiện nay, việc xử lý được đối với các hành vi phạm tội xâm phạm chế độ gia đình cần phải xác định được hành vi đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay chưa? Có gây hậu quả nghiêm trọng hay không? Điều này dẫn đến không ít khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm này. Bởi lẽ, để xác định người thực hiện hành vi phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay chưa cần phải có quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan hành chính ở địa phương. Đồng thời trong phát hiện các tội xâm phạm chế độ gia đình trong nhiều trường hợp cần phải xác định tình trạng chung sống như vợ chồng... điều này cần phải xác định tại địa phương, dư luận xã hội ở địa phương như thế nào? Chính vì vậy quan hệ phối hợp và quản lý ở các địa phương để điều tra phát hiện tội phạm rất khó khăn.

Thứ hai, những hạn chế, bất cập trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Công tác điều tra, truy tố, xét xử là hoạt động chủ lực trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Hoạt động phòng chống tội phạm được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế tình hình tội phạm. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, làm giảm số vụ phạm tội, nâng cao tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa đối với những người có ý định thực hiện hành vi vi phạm trong xã hội công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục.

Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động rất quan trọng nhằm khám phá, phát hiện tội phạm. Thông qua hoạt động điều tra các chứng cứ buộc tội, gỡ tội được thu thập cùng với các vấn đề khác có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, không ít vụ án cơ quan điều tra tiến hành điều tra không đầy đủ, chứng cứ buộc tội yếu, chủ quan, suy diễn, nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án không được điều tra làm rõ. Hoạt động điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ để xác định vai trò đồng phạm của


những người vi phạm là rất khó khăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ điều tra, truy tố không cao.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động điều tra đó là: Lực lượng cảnh sát điều tra được đào tạo chính quy về điều tra hình sự không nhiều, không ít người được đào tạo ở những lĩnh vực không liên quan đến điều tra nhưng lại được phân công làm công tác điều tra, một số chỉ được đào tạo ở tình độ trung cấp cảnh sát, trung cấp an ninh sau đó được phân về làm cảnh sát điều tra hình sự, kiến thức lý luận về điều tra hình sự rất hạn chế nên khi được phân công điều tra án hình sự thì lúng túng.

Chưa có quy định pháp luật bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS như thiếu cơ chế bảo đảm VKS nắm được đầy đủ, kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm trên thực tế cũng như kiểm sát được chặt chẽ việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Cũng có không ít trường hợp các yêu cầu của VKS trong quá trình điều tra vụ án hình sự chưa được thực hiện nghiêm túc. VKS đề ra yêu cầu điều tra nhưng cơ quan điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhưng pháp luật lại chưa quy định những biện pháp để bảo đảm thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của VKS.

Những hạn chế, bất cập trong thực tiễn xử lý các tội xâm phạm chế độ gia đình hiện nay chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây.

- Nguyên nhân khách quan: Là do các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình còn nhiều vướng mắc, bất cập có quy định còn chưa rõ ràng nhiều mâu thuẫn gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó còn có nhiều điều luật thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ gia đình đòi hỏi phải có quyết định xử lý vi phạm hành chính mới xử lý được, quá trình xác minh quan hệ như vợ chồng còn kéo dài, đòi hỏi ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành và của cả người dân địa phương nên rất khó điều tra, xác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


minh. Ngoài ra trong thực tế một nguyên nhân khác đó là các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan cấp trên đối với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án cấp dưới về các tội phạm này còn tương đối ít. Nhiều vướng mắc không được giải đáp một cách chặt chẽ, thiếu tính thống nhất do đó cấp dưới khó áp dụng. Thêm vào nữa là đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình trong tâm lý của người dân vẫn còn chưa coi đó là vi phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự mà chỉ coi đấy là quan hệ giữa các thành viên gia đình, coi trọng việc dĩ hòa vi quý, giải quyết nội bộ trong gia đình nên không tố cáo với cơ quan chức năng, hoặc nếu bị phát hiện thì cũng bao che cho nhau nên rất khó xử lý.

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 11

Nguyên nhân chủ quan: Ngoài các nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là vấn đề làm dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình không đáp ứng được yêu cầu. Chủ yếu xuất phát từ thực tiễn, các cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc xử lý đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình, coi đây là các tội đơn gian, thường hòa giải hoặc xử lý hành chính đối với nhau. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ phía các cán bộ làm thực tiễn, người trực tiếp đấu tranh, xử lý đối với các tội phạm này. Các cán bộ làm thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm hình sự nói chung trong đó có các tội xâm phạm chế độ gia đình có chỗ, có nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường hợp chỉ học các trường trung cấp luật, công an, sau đó được đào tạo tại chức, từ xa một thời gian được đảm nhận công tác xử lý án. Trình độ lý luận chính trị, nhận thức pháp luật một số cán bộ còn hạn chế, thực hiện công tác còn nhiều sai sót. Ngoài ra ra trong nhận thức của các cán bộ vẫn còn coi nhẹ công tác xử lý đối với các tội phạm này, chưa đánh giá được hết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm chế độ gia đình. Các nguyên nhân này dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn.


Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ

CÁC TỘI PHẠM NÀY

3.1. Quan điểm hoàn thiện các quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình và nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này

Để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình phải được tiến hành đồng bộ, bằng mọi biện pháp, trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, giáo dục để từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi, và từng bước xóa bỏ các tội xâm phạm chế độ gia đình. Việc thực hiện thành công hệ thống các biện pháp đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn kỷ cương, phép nước, đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân cũng như của bạn bè quốc tế, đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thắng lợi, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình và nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng cần thiết và rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từ việc bổ sung hoàn chỉnh cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh, đến việc khẳng định giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam, hạn chế sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức và sự phân hóa gia đình - biểu hiện mặt trái của nền kinh tế thị trường.


Phải phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình... Trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải luôn luôn bám sát các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật về gia đình để có những biện pháp, chủ trương sát thực, có hiệu quả.

Thứ hai, phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật HN&GĐ, pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Phải nâng cao nhận thức cho nhân dân về tác hại của các tội xâm phạm chế độ gia đình; các tội phạm này không những gây thiệt hại trực tiếp đối với những thành viên có liên quan trong gia đình, mà còn tác động tiêu cực đến việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN ở nước ta.

Thứ ba, đi đôi với các biện pháp giáo dục, cần phải kiên quyết xử lý về mặt hành chính, dân sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, kịp thời giáo dục, răn đe người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm trở thành người phạm tội. Đồng thời, cần xử lý kiên quyết đối với mọi trường hợp phạm tội xâm phạm chế độ gia đình để giáo dục, phòng ngừa chung. Trong việc xử lý về hành chính, dân sự, hình sự, cần có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Công an, VKS, Tòa án… để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Có quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong cuộc đấu tranh này.


Thứ tư, cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình phải được thực hiện trên cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp, và cần đặc biệt quan tâm tới biện pháp đổi mới chính sách, pháp luật về HN&GĐ, về lao động, bảo hiểm, y tế đối với người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình phụ thuộc vào tính đồng bộ, tính hệ thống của các biện pháp.

Quán triệt bốn quan điểm cơ bản nói trên, cũng như căn cứ vào thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm chế độ gia đình, cần thực hiện các biện pháp sau đây để có thể đấu tranh phòng, chống có hiệu quả nhóm tội phạm này

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm chế độ gia đình

Trong thời gian qua, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, từng bước nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội công cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã bộc lộ một số bất cập cần khắc phục trong thời gian tới. Qua nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau.

Thứ nhất, đối với tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Theo Khoản 1 Điều 147, mặt khách quan của Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được phân tích như sau:


Người đang có vợ hoặc có chồng mà có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

Đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là người đã kết hôn (có đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (về công nhận thuận tình ly hôn, xử cho ly hôn hay tiêu hôn vì vi phạm điều kiện kết hôn do luật định) hoặc một bên chết, mất tích đã bị Toà án tuyên bố mất tích, v.v..

Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ

Người chưa có vợ, có chồng là người chưa từng kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã chấm dứt hôn nhân. Chỉ khi người chưa có vợ, có chồng biết được người mình chung sống là người đang có vợ, có chồng thì mới được xem là hành vi khách quan của tội phạm này.

Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... Nếu chỉ lén lút quan hệ tình dục theo cái gọi là “ngoại tình” thì không được xem là chung sống như vợ chồng.

Về mặt khách quan, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hậu quả nghiêm trọng có thể là từ việc vi phạm đó mà người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ


việc, tốn kém tiền để hàn gắn quan hệ, uất ức mà sinh bệnh tật, tự sát, phạm tội, con cái bơ vơ, đi “bụi”,…

Như vậy, về mặt khách quan, để thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản của Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, hai dấu hiệu cần và đủ phải là:

(1) Hành vi chung sống như vợ chồng; (2) Bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục nhược điểm này, có một trong hai phương án lựa chọn để sửa đổi Điểu 147 BLHS.

Phương án thứ nhất, sửa cụm từ Phạm tội trong” tại khoản 2 Điều này thành “Mọi”. Như vậy, khoản 2 Điều 147 sau sửa đổi sẽ là “Mọi trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Phương án này tương tự như phương án mà các nhà làm luật đã lựa chọn khi quy định khoản 4 Điều 112 BLHS hiện hành với nội dung “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Nghĩa là, Điều 112 có hai cấu thành tội phạm cơ bản. Sau khi Điều 147 được sửa đổi theo phương án trên cũng sẽ có hai cấu thành tội phạm cơ bản. Sửa đổi theo hướng này thể hiện rõ quan điểm là hành vi tiếp tục chung sống như vợ chồng sau khi “đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng” nguy hiểm hơn hành vi tiếp tục chung sống như vợ chồng sau khi “đã bị xử phạt hành chính” hoặc hành vi chung sống như vợ chồng “gây hậu quả nghiêm trọng” qua loại và mức hình phạt kèm theo (“cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm” (khoản 1) so với “phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” (khoản 2). Điều đó có vẻ chưa ổn khi

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí