Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Về Các Tôi Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình


một chồng và tội hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình chiếm tỷ lệ cao nhất (số vụ án về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng chiếm tỷ lệ 44,97%, số vụ án về tội hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình chiếm tỷ lệ 46,87%).

Thứ hai, số vụ án về tội loạn luân chiếm tỉ lệ rất ít.

- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:

Từ năm 2010 đến 6/2015, Tòa án trong cả nước đã xét xử 689 bị cáo phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Trong đó, 361 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 30,1%, 277 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm 42%; 32 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ, chiếm tỷ lệ 3,1%; 19 bị cáo bị phạt cảnh cáo, chiếm tỷ lệ 1,2%. Không có trường hợp nào được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.

Kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.6. Kết quả xét xử các vụ án về các tôi xâm phạm chế độ gia đình



Năm

Tổng số Số bị cáo bị xét xử

Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo


Cảnh cáo

Cải tạo

không giam giữ

Kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo

Tù có

thời hạn

2010

116

4

5

59

71

2011

212

1

6

55

68

2012

184

2

5

48

55

2013

83

1

3

52

65

2014

46

1

3

54

60

6/2015

44

0

1

28

41

Tổng

689

9

23

277

361

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 10

Nguồn: TANDTC.


Từ thống kê trên, có thể rút ra nhận xét sau:

Thứ nhất, các hình phạt không tước tự do ít được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội xâm phạm chế độ gia đình

Thứ hai, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng rất phổ biến với loại tội phạm này. Đây là vấn đề cần phải được xem xét lại, vì các tội xâm phạm chế độ gia đình thường là loại tội phạm ít nghiêm trọng và nếu áp dụng hình phạt không tước tự do thì hiệu quả cao hơn, vì sẽ có tác dụng tốt hơn đối với việc duy trì và củng cố mối quan hệ về HN&GĐ của người phạm tội.

2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình và nguyên nhân

2.3.1. Những hạn chế trong quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình

Xử lý hành chính các hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ và xử lý hình sự các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau. Việc xử lý hành chính đúng đắn, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ sẽ tạo điều kiện ngăn ngừa người đã có hành vi vi phạm hành chính nói trên tiếp tục vi phạm và có thể trở thành người phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Mặt khác, việc xử lý về hình sự đúng đắn, nghiêm minh các hành vi phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa, làm giảm đáng kể các vụ xử phạt hành chính hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ và các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, việc xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tương ứng nêu trên còn ở tình trạng thiếu nghiêm minh, không triệt để, đã bỏ lọt nhiều hành vi phạm tội và người phạm tội, cũng như đã bỏ lọt, xử lý không nghiêm nhiều hành vi vi phạm hành chính.


Tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, tài sản, sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến truyền thống, chuẩn mực đạo đức của dân tộc ta, ngày càng trở nên nhức nhối, trở thành vấn đề quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, có nhiều nguyên nhân và điều kiện, trong đó có nguyên nhân và điều kiện từ chính các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Trước hết, nhận thức của nhiều cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan có liên quan chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chống vi phạm chế độ HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh này với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, ý thức pháp luật của một số cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm chế độ HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ còn chưa cao, vẫn còn sự tùy tiện, bỏ lọt nhiều vụ phạm tội; hành chính hóa tràn lan các vụ phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, chất lượng điều tra còn thấp, nhiều vụ án còn kéo dài, xử lý không kịp thời, không nghiêm.

Trên thực tế, loại tội phạm này xảy ra rất nhiều, nhưng việc xử lý hình sự còn nhiều hạn chế do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. Các hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ được thực hiện một cách công khai hoặc bán công khai mà không có sự can thiệp nào của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã tồn tại trong một thời gian khá dài và tạo nên tâm lý khinh nhờn, coi thường pháp luâṭ.

Công tác phòng ngừa các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của các cơ

quan bảo vệ pháp luật do chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, chưa chuyên sâu, cho nên hiệu quả hoạt động chưa cao; ít tổng kết, nghiên cứu thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ít quan tâm, cho


nên chưa rút ra được quy luật, đặc trưng hoạt động của những người phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trên từng địa bàn, khu vực; công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn chế. Trong lực lượng Công an, chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, dẫn tới một số biện pháp phòng ngừa của Cảnh sát khu vực và các lực lượng ở nhiều địa bàn còn chồng chéo; các ngành Tòa án, VKS cũng chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Và ngay trong những hội nghị tập huấn, rút kinh nghiệm xét xử nội dung này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là những vấn đề cần khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới ở nước ta.

Ngoài ra các bất cập trong quy định của pháp luật làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác xử lý đối với các tội phạm liên quan đến chế độ gia đình ở nước ta hiện nay.

Đầu tiên là đối với tội loạn luân, hiện nay có hai luồng quan điểm hiểu về vấn đề tính chất của hành vi giao cấu trong tội loạn luân.

Quan điểm đầu tiên cho rằng, hành vi khách quan của tội loạn luận là sự giao cấu thuận tình giữa những người giao cấu. Cụ thể phải có hành vi đồng tình giao cấu giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em ruột cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề là hành vi thuận tình giao cấu giữa người có quan hệ huyết thống và hành vi thuận tình giao cấu trong tội giao cấu với trẻ em có nhiều điểm tương đồng. Điều này gây khó khăn trong hoạt động định tội khi xử lý hai trường hợp này nếu người giao cấu có 1 chủ thể dưới 16 tuổi mà thuận tình giao cấu.


Quan điểm thứ hai cho rằng không nên hiểu hành vi giao cấu trong tội loạn luân nhất thiết phải có tính chất thuận tình. Bởi lẽ nhà làm luật quy định rõ trong điều luật về tội phạm này đồng thời không có văn bản nào hướng dẫn như vậy. Tuy nhiên nếu như vậy lại gây khó dễ trong việc phân biệt tội loạn luân với các tội hiếp dâm, cưỡng dâm mà người phạm tội và nạn nhân có quan hệ huyết thống với nhau. Điều này là vướng mắc lớn hiện nay trong xác định tội loạn luân trên thực tế. Rất cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền để dễ dàng định tội hơn.

Về tội vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng có những bất cập nhất định. Điển hình là vấn đề mặt khách quan, có thể có vướng mắc để định tội và định khung hình phạt của hành vi phạm tội phạm này. Theo Khoản 1 Điều 147, mặt khách quan của Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được phân tích như sau:

Người đang có vợ hoặc có chồng mà có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

Đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là người đã kết hôn (có đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận[1]) và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (về công nhận thuận tình ly hôn, xử cho ly hôn hay tiêu hôn vì vi phạm điều kiện kết hôn do luật định) hoặc một bên chết, mất tích đã bị Toà án tuyên bố mất tích, v.v..

Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ

Người chưa có vợ, có chồng là người chưa từng kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã chấm dứt hôn nhân. Chỉ khi người chưa có vợ, có chồng biết được người mình chung sống là người đang có vợ, có chồng thì mới được xem là hành vi khách quan của tội phạm này.


Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.... Nếu chỉ lén lút quan hệ tình dục theo cái gọi là “ngoại tình” thì không được xem là chung sống như vợ chồng.

Về mặt khách quan, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hậu quả nghiêm trọng có thể là từ việc vi phạm đó mà người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, tốn kém tiền để hàn gắn quan hệ, uất ức mà sinh bệnh tật, tự sát, phạm tội, con cái bơ vơ, đi “bụi”,…

Như vậy, về mặt khách quan, để thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản của Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, hai dấu hiệu cần và đủ phải là:

(1) Hành vi chung sống như vợ chồng; (2) Bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Áp dụng phân tích trên để giải quyết một vụ án ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ thấy phát sinh vấn đề. Vụ án như sau: Đỗ Quốc Quý cưới Nguyễn Thu Dậu và đã có hai con gái chung. Quý tuyên bố với Dậu là sẽ đi cưới người khác để có con trai nối dõi tông đường. Qua mai mối, Quý đã quen được Phạm Thị Minh Hà, người xã bên. Hai người đã yêu nhau.

Mặc cho vợ con can ngăn, dư luận phản đối, Quý vẫn sang nhà Hà sống chung với Hà như vợ chồng. Một năm sau, hai người đã có một đứa con trai.


Trong thời gian chung sống, ỷ mình còn trẻ lại sinh con trai cho chồng, Hà lười lao động mà còn hay chửi bới chị Dậu và các con của chị Dậu. Quá bức xúc, chị Dậu đã nhờ đến Hội phụ nữ xã. Với sự giúp đỡ của Hội phụ nữ xã, chị Dậu kiện hành vi của chồng mình đến Toà án. Toà án đã quyết định huỷ hôn nhân trái pháp luật này.

Quý tức giận thường xuyên đánh chửi chị Dậu, nhiều lần không cho chị ăn cơm, nhốt chị trong buồng không cho ra ngoài nhiều ngày làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chị. Có lần, Quý còn cởi quần áo của chị Dậu đuổi ra ngoài đường ban ngày, mặc cho các con gái la khóc, van xin. Bên cạnh đó, Quý bất chấp quyết định của Toà án đã huỷ hôn nhân trái pháp luật, vẫn tiếp tục chung sống với Hà như cũ trong ngôi nhà của mẹ con chị Dậu.

Trong vụ án trên, hành vi của Quý và Hà đã thoả mãn dấu hiệu cần của mặt khách quan của Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tức là, Quý đã có vợ mà chung sống như vợ chồng với Hà. Hà chưa có chồng, biết Quý đã có vợ mà chung sống như vợ chồng với Quý. Điều này được biểu hiện qua các hành vi: “hai người đã yêu nhau”, “Quý vẫn sang nhà Hà chung sống với Hà như vợ chồng”, “đã có chung một đứa con trai”. Tuy nhiên, điều kiện đủ của mặt khách quan cấu thành nên tội phạm này lại chưa thoả mãn, đó là dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này”. Việc Quý “cởi quần áo chị Dậu đuổi ra người đường giữa ban ngày” hay “các con la khóc van xin” chưa thể xem đó là hậu quả nghiêm trọng mà chỉ có thể coi đó là hành vi ngược đãi vợ.

Tuy nhiên, hành vi của Quý và Hà lại thoã mãn dấu hiệu “đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó” được nêu tại khoản 2 Điều 147. Như vậy, hành vi của Quý và Hà có thể bị xem là thoả mãn cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 147 không?


Phân tích cơ cấu và nội dung của Điều 147 cho thấy, hành vi của Quý và Hà không thoả mãn khoản 2 Điều này. Cơ cấu và nội dung của Điều 147 được phân tích như sau: khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, khoản 2 là cấu thành tội phạm tăng nặng. Theo Khoản 2 Điều 147: “Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó…”. Cụm từ “phạm tội” trong khoản này hàm chứa nội dung là hành vi phải thoả mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm cơ bản, tức là hành vi chung sống như vợ chồng phải đã gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hành vi của Quý và Hà chưa thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản nên không thể thoả mãn được cấu thành tội phạm tăng nặng. Thực tế này đã tạo nên một bất cập lớn trong kỹ thuật lập pháp hình sự đối với Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, dẫn đến hậu quả bỏ lọt tội phạm. Bởi vì, Quý và Hà trong trường hợp này đã không bị xem là phạm Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng dù hành vi của họ nguy hiểm không kém so với hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản khi “đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình

Trong những năm vừa qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình đã đạt nhiều thành tích nhất định, việc khám phá, đưa ra xét xử trong lĩnh vực xâm phạm chế độ gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh mặt được, những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm này cũng có nhiều dẫn đến những khó khăn nhất định trong đấu tranh phòng chống các tội phạm này.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí