không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Trường hợp mặc dù có yêu cầu cấp dưỡng và thực tế do không được cấp dưỡng nên đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại cũng chứng minh được rằng bản thân người được yêu cầu hoàn toàn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ này (ví dụ bản thân họ cũng không kiếm ra tiền để đủ nuôi sống mình), thì họ không phạm tội này.
Chỉ có thể truy cứu TNHS về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, khi có đủ các dấu hiệu sau: người vi phạm phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật HN&GĐ; người đó từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng, tức là gây ra hậu quả xấu bất lợi cho người được cấp dưỡng: do không nhận được sự cấp dưỡng, nên người được cấp dưỡng phải chịu đói khát nhiều ngày, dẫn đến suy kiệt về sức khỏe; do quá túng thiếu lại gặp bệnh nặng không có tiền chữa chạy nên đã chết hoặc trẻ em bị thất học sống lang thang, bờ bụi và phạm pháp... Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng, thì người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Trong trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nhiệm vụ của mình mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết thì bị truy cứu TNHS theo điều 304 BLHS 1999 về tội không chấp hành án.
Về hậu quả. Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và những thiệt hại khác cho người được cấp dưỡng và cho xã hội như: Do không được cấp
dưỡng nên phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường phạm tội . Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT thì việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho ngườiđược cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe như: ốm đau, bệnh tật, v.v...). Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng cố tình từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng.
Tuy nhiên, tội phạm là tội xâm phạm quan hệ gia đình, nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thức rõ nghĩa vụ của mình nên đã từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thậm chí một số người còn cho rằng mình không có nghĩa vụ cấp dưỡng mà nghĩa vụ đó là của người khác. Ví dụ: Con gái đã đi lấy chồng là không có nghĩa vụ đối với bố mẹ đẻ nên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi bố mẹ đẻ không còn khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng vẫn diễn biến phức tạp.
Theo số liệu thống kê của TANDTC, năm 2010, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử sơ thẩm 196 vụ, với 227 bị cáo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói chung trong đó có 112 vụ với 193 bị cáo phạm các tội xâm phạm chế độ gia đình.
Năm 2011, số lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được đưa ra xét xử sơ thẩm tăng lên đến 269 vụ với 311 bị cáo trong đó các tội xâm phạm chế độ gia đình chiếm chủ yếu với 208 vụ với 234 bị cáo.
Năm 2012, số lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
được đưa ra xét xử sơ thẩm giảm xuống chỉ còn 215 vụ với 261 bị cáo, trong đó các tội xâm phạm chế độ gia đình vẫn chiếm chủ yếu với 178 vụ và 204 bị cáo.
Đến năm 2013, số lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được đưa ra xét xử sơ thẩm giảm xuống còn 89 vụ với 103 bị cáo, trong đó về các tội xâm phạm chế độ gia đình là 78 vụ với 85 bị cáo.
Năm 2014, số lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được đưa ra xét xử sơ thẩm giảm xuống còn 46 vụ với 50 bị cáo, trong đó các tội xâm phạm chế độ gia đình chiếm 40 vụ với 42 bị cáo.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 số lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được đưa ra xét xử sơ thẩm có xu hướng tăng so với cùng thời kỳ là 69 vụ với 73 bị cáo. Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được xét xử sơ thẩm
Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ | Số vụ án hình sự | Tỷ lệ (%) | |
2010 | 196 | 42.440 | 0,46 |
2011 | 269 | 48.670 | 0,55 |
2012 | 215 | 50.461 | 0,43 |
2013 | 89 | 41.942 | 0,21 |
2014 | 46 | 49.712 | 0,093 |
6/2015 | 69 | 34.963 | 0,19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 6
- Tội Ngược Đãi, Hành Hạ Ông Bà, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Con Cái, Người Có Công Nuôi Dưỡng Mình (Điều 151 Blhs 1999)
- Tội Từ Chối Hoặc Trốn Tránh Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng (Điều 152 Blhs 1999)
- Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Về Các Tôi Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình
- Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Về Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình Và Nâng Cao Chất Lượng Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Phạm Này
- Người Nào Giao Cấu Với Người Cùng Dòng Máu Về Trực Hệ, Với Anh Chị Em Cùng Cha Mẹ, Anh Chị Em Cùng Cha Khác Mẹ, Anh Chị Em Cùng Mẹ Khác Cha, Với Cháu
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Như vậy qua bảng số liệu trên cho tấy, số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có xu hướng giảm trong cả giai đoạn 2010 – 6/2015. Số vụ án giảm từ 196 vụ năm 2010 xuống còn 46 vụ vào năm 2014. Tuy nhiên nhìn chung tăng giảm thất thường, giai đoạn 2010 – 2011 có xu hướng tăng còn trong giai đoạn còn lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó tỷ lệ số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trên tổng số vụ án hình sự đã đưa ra xét xử ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 6/2015 là 0,27%. Điều này cho thấy đây là nhóm tội chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Bảng 2.2 Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình | Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ | Tỷ lệ (%) | |
2010 | 112 | 196 | 57 |
2011 | 208 | 269 | 77 |
2012 | 178 | 215 | 82 |
2013 | 78 | 89 | 87 |
2014 | 40 | 46 | 86 |
6/2015 | 42 | 69 | 60,9 |
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Từ thống kê trên, có thể rút ra một nhận xét sau đây:
Thứ nhất, các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được xét xử sơ thẩm, chiếm tỷ lệ là rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên trong nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ thì các tội xâm phạm chế độ gia đình chiếm số lượng chủ yếu, khoảng 70% .
Thứ hai, từ năm 2010 đến tháng 6/2015 số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói chung và các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng
giảm mạnh. Từ hơn 200 vụ môt năm xuống còn trên 40 vụ một năm.
Thực trạng xét xử của từng tội xâm phạm chế độ gia đình cụ thể như sau:
Về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS 1999)
Theo thống kê của TANDTC từ năm 2010 đến 6/2015, TAND các cấp trong cả nước đã xét xử 168 vụ, 172 bị cáo về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tình hình tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Số vụ án, bị cáo về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, được xét xử sơ thẩm
Số vụ án, bị cáo về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng | Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình | Tỷ lệ % về số vụ án | ||
Vụ | Bị cáo | Vụ | ||
2010 | 24 | 25 | 112 | 21 |
2011 | 29 | 29 | 208 | 13 |
2012 | 16 | 18 | 178 | 8 |
2013 | 33 | 34 | 78 | 42 |
2014 | 31 | 31 | 40 | 77 |
6/2015 | 35 | 35 | 42 | 83 |
Tổng | 168 | 172 | 658 | 44 |
Nguồn: TANDTC.
Từ thống kê trên, có thể rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất, tội vi phạm chế độ một vợ một chồng luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Nếu như năm 2010, tội phạm này chỉ chiếm 21% trong số các tội xâm phạm chế độ gia đình, thì năm 2014 đã chiếm tới 77% số tội phạm xâm phạm chế độ gia đình và đến tháng 6/2015 là 83%. Trung bình trong giai đoạn 2010 – 6/2015 chiếm 44%.
Thứ hai, loại tội phạm này xảy ra tương đối nhiều và mang tính phổ biến trong nhóm các tội xâm phạm chế độ gia đình.
Về Tội loạn luân (Điều 150 BLHS 1999)
Theo thống kê của TANDTC, từ năm 2010 đến 6/2015, TAND các cấp trong cả nước xét xử sơ thẩm 15 vụ án với 19 bị cáo về tội loạn luân.
Tình hình tội loạn luân được thể hiện ở Bảng 2.5.
Bảng 2.4: Số vụ án, bị cáo về tội loạn luân, được xét xử sơ thẩm
Số vụ án, bị cáo về tội loạn luân | Số vụ án, bị cáo về các tội xâm phạm chế độ gia đình | Tỷ lệ về số vụ án | ||
Vụ | Bị cáo | Vụ | % | |
2010 | 4 | 6 | 112 | 3,5 |
2011 | 2 | 2 | 208 | 0,9 |
2012 | 2 | 2 | 178 | 1,1 |
2013 | 2 | 2 | 78 | 2,5 |
2014 | 3 | 4 | 40 | 7,5 |
6/2015 | 2 | 3 | 42 | 4,7 |
Tổng | 15 | 19 | 658 | 3,9 |
Nguồn: TANDTC.
Từ thống kê trên, có thể rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6/2015, năm 2010 có số vụ án về tội loạn luân lớn nhất: 4 vụ với 6 bị cáo, nhưng chỉ chiếm 3,5% trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình. Các năm 2011, 2012, 2013 có số tội phạm loạn luân tương đối ổn định khi xảy ra 2 vụ mỗi năm.
Thứ hai, Trong tổng giai đoạn 2010 – 6/2015 số vụ án loạn luân có xu hướng gia tăng về tỉ lệ phần trăm so với các vụ án xâm phạm chế độ gia đình khi tăng từ 3,5% năm 2010 lên 7,5% vào năm 2014 và 4,7% trong 6 tháng
đầu năm 2015.
Về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS 1999)
Đây là loại tội phạm chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói chung và các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng. Theo thống kê của TANDTC từ năm 2010 đến 6/2015, TAND các cấp trong cả nước đã xét xử 114 vụ, 146 bị cáo về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được thể hiện ở Bảng 2.6.
Bảng 2.5: Số vụ án, bị cáo về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được xét xử sơ thẩm
Số vụ án, bị cáo về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình | Số vụ án, bị cáo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ | Tỷ lệ về số vụ án | ||
Vụ | Bị cáo | Vụ | % | |
2010 | 48 | 53 | 112 | 42 |
2011 | 26 | 28 | 208 | 12,5 |
2012 | 19 | 22 | 178 | 10,6 |
2013 | 10 | 11 | 78 | 12,8 |
2014 | 11 | 13 | 40 | 27,5 |
6/2015 | 6 | 7 | 42 | 14,2 |
Tổng | 125 | 134 | 658 | 19,3 |
Nguồn: TANDTC.
Từ thống kê trên, có thể rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất, số vụ án, bị cáo về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình luôn luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các tội xâm phạm chế độ gia đình. Ví dụ, vào năm 2013 công an huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã ra lệnh khởi tố, bắt
giam Nguyễn Khắc Trọng trú tại xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng với nội dung cụ thể như sau: cuối tháng 06 năm 2013 do tức giận con trai là Nguyễn Khắc Thảo (sinh 1990) đun tép cho mèo nhưng không rửa xoong, Nguyễn Khắc Trọng đã dùng dây điện đánh Thảo, bắt cháu lấy thìa xúc ăn tép đã lên mùi thiu thối. Sợ bố đánh, Thảo đã tạm lánh ở nhà người họ hàng cùng thôn. Ngày 01-07-2013 cháu Thảo bị Trọng bắt được lôi
về nhà rồi dùng xích khóa chân lại để day con. Suốt một tuần liền bị giam nhốt,
cháu Thảo không được bố mở xích cho đi tắm rửa, chỉ đặt mỗi cái bô để đi vệ sinh tại chỗ. Sau đó công an huyện Chương Mỹ cùng công an xã Hữu Văn giải thoát cho cháu Thảo. Tháng 09-2013, Trọng đã bị xử phạt vi phạm hành chính vì đánh cháu Nguyễn Khắc Hiếu (anh của cháu Thảo). Vì vậy, công an huyện Chương Mỹ đã ra lệnh khởi tố, bắt giam Nguyễn Khắc Trọng.
Thứ hai, từ năm 2010 đến tháng 6/2015, số vụ án về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có xu hướng giảm. Từ 48 vụ năm 2010 xuống 11 vụ năm 2014 và 6 vụ vào 6 tháng đầu năm 2015. Tỷ lệ số vụ án về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã giảm
nhanh từ 42% năm 2010 xuống còn 27% năm 2014 và 14,2% vào 6 tháng đầu năm 2015. Trong đó có những năm giảm mạnh xuống còn trên dưới 12% như các năm 2011, 2012, 2013.
Về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS 1999)
Theo thống kê của TANDTC, từ năm 2010 đến 6/2015, TAND các cấp trong cả nước không thụ lý, giải quyết vụ án nào về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Từ thống kê trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, trong số các vụ án hình sự về các tội xâm phạm chế độ gia đình được xét xử theo thủ tục sơ thẩm, số vụ án về tội vi phạm chế độ một vợ