trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống các tội xâm phạm chế độ gia đình. Để hoạt động của VKS đạt hiệu quả cao, cần giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, VKS các cấp cần làm tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trong ngành và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Chỉ trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ trong ngành Kiểm sát và sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa ngành Kiểm sát với Cơ quan điều tra, Tòa án, các cơ quan có liên quan khác, thì công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình có thể đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo, đề xuất, và hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình. VKS cấp trên ngoài việc hướng dẫn, cần theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ theo quy định của quy chế kiểm tra trong ngành. Kết quả kiểm tra cần được tập hợp, thông báo rút kinh nghiệm chung cho VKS và Cơ quan điều tra để hoạt động điều tra các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật.
Đối với quan hệ phối hợp giữa các khâu công tác nghiệp vụ của VKS, thì công tác kiểm sát điều tra giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các khâu công tác khác như kiểm sát giam giữ và cải tạo, tiếp dân, giải quyết khiếu tố, văn phòng tổng hợp, cơ quan điều tra của VKS. Cần nghiên cứu, cụ thể hóa các quy định về quan hệ phối hợp, nhất là vấn đề quản lý tin báo vi phạm, tin báo về các tội xâm phạm chế độ gia đình.
Ngoài ra, VKS các cấp cũng phải tăng cường quan hệ phối hợp với các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ở địa phương... trong việc nắm thông tin vi phạm các tội xâm phạm chế độ gia đình, và tranh thủ sự chỉ
đạo, ủng hộ của Đảng, các ngành, các cấp trong công tác kiểm sát quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, thi hành án hình sự.
Thứ hai, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chính trị, kiến thức về pháp luật HN&GĐ đối với kiểm sát viên, cán bộ làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình.
Yếu tố con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả công tác. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức lực lượng cán bộ, kiểm sát viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là phải có kiến thức về pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ gia đình là việc làm hết sức thiết thực.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Về Các Tôi Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình
- Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Về Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình Và Nâng Cao Chất Lượng Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Phạm Này
- Người Nào Giao Cấu Với Người Cùng Dòng Máu Về Trực Hệ, Với Anh Chị Em Cùng Cha Mẹ, Anh Chị Em Cùng Cha Khác Mẹ, Anh Chị Em Cùng Mẹ Khác Cha, Với Cháu
- Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Lãnh đạo VKS luôn luôn phải quán triệt được tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của mình Cán bộ, kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình, phải là những người có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần đấu tranh bảo vệ pháp luật, không ngại va chạm, có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Và đặc biệt vấn đề đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phải được các cấp lãnh đạo ngành kiểm sát quan tâm hơn nữa.
Để nâng cao hiệu quả công tác, cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên đề cụ thể về công tác kiểm sát điều tra hình sự, trong đó đi sâu vào công tác kiểm sát điều tra đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình. Ngoài việc nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, các lớp tập huấn sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn kiểm sát tuân theo pháp luật đối với các vụ án này.
Thứ ba, phải phân công và quy rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình. Những cán bộ, kiểm sát viên này phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với lãnh đạo VKS để hoạt động kiểm sát đạt hiệu quả cao hơn. Khi để xảy ra oan, sai, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phụ trách của mình thì người đó phải chịu trách nhiệm, kể cả TNHS nếu hành vi của người đó CTTP.
Thứ tư, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra; kịp thời biểu dương, phổ biến kinh nghiệm của những nơi làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng oan, sai, trái pháp luật hoặc bỏ lọt tội phạm.
3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án
Đối với TAND các cấp, thì việc áp dụng đúng, thống nhất những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ gia đình trong công tác xét xử các vụ án về các loại tội phạm này là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thì mới có thể tạo tiền đề cho việc phát huy tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe của các biện pháp xử lý về hình sự đã áp dụng, mới chỉ ra được những nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để có các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng một cách thỏa đáng. Để làm tốt việc xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình theo chúng tôi, ngành Tòa án cần:
Thứ nhất, TANDTC cần tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn công tác xét xử về các tội xâm phạm chế độ gia đình, trong đó chú ý đến các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, bảo đảm việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình được nghiêm minh. Cần áp dụng các biện pháp chế tài hình sự một
cách đúng đắn, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; tránh khuynh hướng áp dụng hình phạt tù một cách tràn lan không dựa trên đúng các quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Cần nghiên cứu tập hợp các bản án về các tội xâm phạm chế độ gia đình trong phạm vi toàn quốc để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, phục vụ việc nâng cao kỹ năng xét xử của thẩm phán về loại tội phạm này và tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
Ngoài ra, sau khi bản án hình sự về các tội xâm phạm chế độ gia đình đã có hiệu lực pháp luật, TAND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với VKS nhân dân, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, tổ chức tốt khâu thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự tránh tình trạng buông lỏng hiện nay.
Thứ hai, TAND các địa phương cần phối hợp với Cơ quan điều tra, VKS tiến hành rà soát lại toàn bộ các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình. Tập trung nghiên cứu, đánh giá giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để có tác động giáo dục, phòng ngừa, răn đe, cũng như động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống các tôi xâm phạm chế độ gia đình
Thứ ba, cùng với việc áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đúng trong khâu xét xử, Tòa án các cấp cần chú ý phát hiện thiếu sót và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quan hệ gia đình, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án cần yêu cầu các cơ quan hữu quan có biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Nội dung này ít được các Tòa án chú ý hiện nay.
Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào khâu thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.
Trong lĩnh vực này, ngành Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với VKS, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án, bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tòa án về các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ gia đình đã có hiệu lực pháp luật đều được thực hiện trên thực tế. Nếu bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không triệt để, thì toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sẽ không có ý nghĩa và sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ngoài ra, Tòa án các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự, đặc biệt là trong khâu cung cấp thông tin về những người phạm tội có được qua hoạt động xét xử để tổ chức tốt công tác giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa họ phạm tội mới. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Tòa án các cấp và các cơ quan có liên quan, vì có thực hiện tốt nhiệm vụ này, mới có thể đánh giá được hiệu quả của toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự.
Đồng thời, Tòa án các cấp cũng cần thông qua việc ra các quyết định thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, để giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
KẾT LUẬN
Hôn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu... Luật hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạt các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Trong BLHS 1999, các tội xâm phạm chế độ gia đình được quy định tại chương XV Phần các tội phạm. Đây là sự bổ sung cần thiết, kịp thời của Nhà nước ta khi các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Thực tiễn xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình được trình bày ở chương 2 của luận văn cho thấy, đây là nhóm tội xảy ra ít trên thực tế, tội phạm có tính chất ít nghiêm trọng. Điều này cũng phản ánh quan điểm chủ đạo về chính sách hình sự của Nhà nước ta về các tội xâm phạm chế độ gia đình là chủ yếu mang tính răn đe, nhắc nhở, chỉ khi nào có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng thì mới tiến hành xử lý.
Hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình cần được đặt trong mối quan hệ mang tính thống nhất với việc hoàn thiện các quy định pháp luật khác nhau về bảo vệ chế độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa, các quy định về các tội xâm phạm chế độ gia đình của BLHS năm 1999 có nhiều bất cập. Trong luận văn này, tác giả đề xuất những kiến giải pháp lý cụ thể nhằm
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình. Đồng thời cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã có sự cố gắng nhất định xong do thời gian hạn hẹp, mức độ nghiên cứu chưa sâu, rộng nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế ở một số mặt nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Ban dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi (1998), "Bộ luật hình sự của Liên bang Nga", Dân chủ và pháp luật, (4).
3. Bộ Công an (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự 1999,
Công ty in Ba Đình, Hà Nội.
4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Phuthonphútthakhănty (người dịch), Kiều Đình Thụ (người hiệu đính).
6. "Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2000),
Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề.
7. Bộ luật hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu Lưu (người hiệu đính)
8. Bộ luật hình sự Việt Nam(1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ luật hình sự Việt Nam(2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp, Bộ luật hình sự Thụy Điển.
11. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
12. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII",
Dân chủ và pháp luật.