Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

phạm khác về chức vụ nói riêng đã được Nhà nước chủ ý quan tâm và Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với loại tội phạm này, đồng thời còn yêu cầu phải xét xử tại địa phương để nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với các loại tội phạm này. Theo thời gian, các tội phạm này đã được các nhà làm luật nước ta dần hoàn thiện trong hệ thống các văn bản pháp luật để tiến tới đưa vào một văn bản mang tính hệ thống và chặt chẽ là Bộ luật hình sự.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của luật hình sự Việt Nam nói chung, quy định về các tội phạm về chức vụ nói riêng, cũng như đề cao yêu cầu đấu tranh chống, phòng ngừa các tội phạm về chức vụ, trong đó có một số tội phạm khác về chức vụ theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định khái niệm tội phạm về chức vụ (Điều 219), tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220), tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221), tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 222), tội giả mạo trong công tác (Điều 224), tội đào nhiệm (Điều 225), tội nhận hối lộ (Điều 226), tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227), tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 228) và quy định hình phạt bổ sung (Điều 229).

Về sau, để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 đã hướng dẫn Chương 9 - Các tội phạm về chức vụ [20]:

- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220) có những dấu hiệu: Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, vì thiếu trách nhiệm, tức là do vô ý mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; gây hậu quả nghiêm trọng không thuộc trường hợp quy định ở Điều 139 (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa), Điều 193 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 237 (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn).

Một số tội phạm cũng có dấu hiệu nói trên nhưng được quy định ở các điều luật khác như: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, hoặc vi phạm quy tắc hành chính (Điều 104 khoản 2); tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính (Điều 110 khoản 2) và các tội phạm quy định ở điều 186, 190, 191, 192, 221, 251, 263, 265, 267, 268 và

270. Do đó, tội phạm quy định ở Điều 220 Bộ luật hình sự là một tội phạm chung do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách vô ý, không thuộc trường hợp quy định ở các điều luật khác và gây hậu quả nghiêm trọng, thường là không thuộc về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản. Ví dụ: do lơ là, cẩu thả trong công việc, một người huy động nhân công gây lãng phí lớn về sức lao động; do nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ không cẩn thẩn, một kiểm sát viên truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, một thẩm phán ra quyết định trái pháp luật (nếu hành vi của kiểm sát viên, thẩm phán là do cố ý thì bị xử lý theo Điều 231 hoặc Điều 232).

- Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 222); tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 223). Hiện nay, mới có Nghị quyết số 69/CP ngày 14/6/1962 của Hội đồng Chính phủ quy định những vấn đề thuộc phạm vi “bí mật của Nhà nước”, còn “bí mật công tác” và “bí mật

công tác quân sự” thì chưa được văn bản pháp luật nào chỉ rõ nội dung. Nhưng trong thực tế, có thể hiểu “bí mật công tác” hoặc “bí mật công tác quân sự” là loại bí mật có mức độ quan trọng thấp hơn bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, nếu để tiết lộ cũng có hại cho cách mạng. Trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án, nói chung mọi tài liệu, chứng cứ chưa được phép công bố đều thuộc bí mật công tác, vì nếu tiết lộ sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Sau đó, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997.

Năm 1989, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 28/12/1989, tuy nhiên, liên quan đến nhóm tội phạm khác về chức vụ không có sửa đổi, bổ sung gì.

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6

Năm 1991, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 12/8/1991, đã có sửa đổi, bổ sung một tội phạm khác về chức vụ là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này như sau:

Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm”.

Tiếp đó, ngày 22/12/1992, Quốc hội lại thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, trong đó Điều 220 được sửa đổi theo hướng tăng nặng khung hình phạt để trừng trị nghiêm minh tội phạm này, cụ thể như sau:

Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm”.

Như vậy, lần sửa đổi, bổ sung này đã đưa tội phạm này thành loại tội phạm nghiêm trọng, điều này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này là cần phải xử phạt theo hướng nghiêm khắc hơn để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức đối với nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, Luật cũng sửa đổi khoản 2 Điều 227 về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ được bổ sung theo hướng bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự “sử dụng công quỹ để đưa hối lộ” như sau:

“...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm:

...

e) Sử dụng công quỹ để đưa hối lộ”.

Sau đó, liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/3/1993 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, trong đó nhấn mạnh tại mục 2 các tội có tính chất tham nhũng cần phải bị xử lý nghiêm khắc, trong đó có một tội phạm khác về chức vụ là: tội đưa hối lộ trong trường hợp người phạm tội sử dụng công quỹ để đưa hối lộ (điểm e khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự).

Năm 1997, Quốc hội tiếp tục ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 10/5/1997, trong đó có một sửa đổi quan trọng

là sửa đổi, bổ sung Điều 227 về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ theo hướng quy định rõ mức định lượng (giá trị tài sản) là “của hối lộ”, theo đó có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1, đồng thời bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng trong khoản 2 (điểm “c”: của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng); khoản 3 (điểm “a”: của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; điểm “b”: có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này”; khoản 4 (điểm “a”: của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; điểm “b”: có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này), qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm khác về chức vụ như sau [20]:

Điều 227. Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ

1. Người nào đưa hối lộ hoặc làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa để đưa hối lộ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.

Về sau, đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà nước cũng ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan gián tiếp đến nhóm tội phạm này như Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/02/1998, cũng như một số Thông tư liên ngành hướng dẫn các quy định của Bộ luật hình sự, tuy nhiên, các tội phạm khác về chức vụ vẫn không có gì thay đổi, vẫn được quy định chung cùng với các tội phạm tham nhũng trong một chương các tội phạm về chức vụ.

Như vậy, nghiên cứu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm này cho thấy:

Một là, trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985, Nhà nước đã kịp thời ban hành một số văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp xử lý nghiêm minh và kịp thời các tội phạm về chức vụ nói chung, các tội

phạm khác về chức vụ nói riêng, cũng như Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với các loại tội phạm này, đồng thời còn yêu cầu phải xét xử tại địa phương để nâng cao tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, song vẫn tập trung vào các tội phạm về chức vụ, hối lộ, tham nhũng, sở hữu.‌

Hai là, liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, hệ thống các văn bản pháp luật trong giai đoạn này chủ yếu tập trung hướng dẫn đường lối xử lý và hoàn thiện đối với một số tội phạm - tội đào nhiệm, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác; tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác; tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ, trong đó các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 về sau chủ yếu tập trung vào ba tội là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ cho phù hợp với thực tiễn xét xử.

Ba là, về sau, trên cơ sở các văn bản đơn lẻ điều chỉnh các tội phạm khác về chức vụ đã được các nhà làm luật Việt Nam hệ thống hóa và nhóm vào một mục riêng (Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ) trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, cũng như tập trung xử lý nhóm các tội phạm về tham nhũng trong Mục A của Chương này.

Chương 2

CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO

BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


2.1. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Các tội phạm khác về chức vụ trong Mục B - Chương XXI Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành bao gồm bảy tội quy định từ điều 285 - 291 Bộ luật hình sự, cụ thể là: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285); tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286); tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287); tội đào nhiệm (Điều 288); tội đưa hối lộ (Điều 289); tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291). Các tội phạm khác về chức vụ cũng là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hoặc do người không có chức vụ thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế độ quy định về hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Vừa qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội đã điều chỉnh nâng mức định lượng tài sản của ba tội phạm bao gồm: Tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều

290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) cho phù hợp với thực tiễn xét xử và các điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.

Do đó, trong phạm vi mục 2.1. này chúng tôi tập trung làm rõ khái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/02/2023