Bổ Sung Quy Định Về Các Tình Tiết Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Khác

mà nhiệm vụ trước hết là của khoản 1. Theo đó, tác giả cho rằng phải bổ sung nội dung làm rõ thêm một bước dấu hiệu “cần thiết”. Khi nói “cần thiết” hay “không cần thiết” đều phải kèm theo câu trả lời của câu hỏi đối với “ai” hoặc cho “việc gì”?. Khoản 1 Điều 15 thiếu phần làm rõ nghĩa này. Từ đó, tác giả thấy cần phải bổ sung nội dung làm rõ nghĩa hơn cho dấu hiệu “cần thiết”: “… cần thiết cho việc ngăn chặn hành vi xâm hại …”. Như vậy, khoản 1 Điều 15 BLHS có thể sửa như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác, mà chống trả lại người đang có hành vi xâm hại các lợi ích này một cách cần thiết để ngăn chặn sự xâm hại của người này. … ”.

Tương tự như vậy, khoản 2 Điều 15 cũng cần được bổ sung nội dung để thống nhất với khoản 1: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm hại, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này. …”

* Về phương pháp thứ hai

Đây là phương pháp mà Dự thảo BLHS đã sử dụng. Trong đó, Dự thảo BLHS đã liệt kê các trường hợp đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng. Tác giả hoàn toàn đồng tình với cách bổ sung này. Cụ thể: khoản 2 Điều 21 Dự thảo đã quy định:

… 2. Đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng trong những trường hợp sau:

a) Chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm tấn công mình hoặc người khác;

b) Chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm chống lại người thi hành công vụ;

c) Chống trả lại người đang thực hiện hành vi giết người, hiếp dâm.

Với quy định trên đây, Dự thảo BLHS đã dự liệu các trường hợp thường xảy ra trong thực tế và khẳng định những trường hợp này luôn được coi là thỏa mãn dấu hiệu “cần thiết” trong PVCĐ. Đây là cơ sở pháp lý để các

chủ thể hoàn toàn “yên tâm” thực hiện quyền phòng vệ của mình và cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng thống nhất khi giải quyết các vụ việc thuộc các trường hợp đã được quy định này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

3.2.2. Bổ sung quy định về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác

Các tình tiết khác cần được quy định bổ sung trong BLHS là: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên.

Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 9

3.2.2.1. Loại trừ TNHS do gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Bắt giữ người phạm tội là một chế định của luật tố tụng hình sự. Bắt giữ người phạm tội được hiểu là “bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt và người đang bị truy nã” [28, tr.53]. Do vậy, những vấn đề liên quan đến việc bắt giữ người phạm tội như căn cứ, thẩm quyền bắt giữ người phạm tội là do luật tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án hình sự. Song, việc bắt giữ người phạm tội có thể gắn liền với việc gây ra những thiệt hại nhất định cho người bị bắt giữ. Hành vi gây thiệt hại cho người phạm tội trong khi bắt giữ người đó có được coi hợp pháp và có được loại trừ TNHS hay không lại là vấn đề của luật hình sự.

Trong khoa học luật hình sự, vấn đề TNHS của người có hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đang có ý kiến trái chiều nhau. Có ý kiến cho rằng, việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội cần phải được quy định như một chế định loại trừ TNHS. Ý kiến khác lại cho rằng, không cần có một chế định riêng về vấn đề này vì trường hợp gây thiệt hại ở đây chỉ là một dạng gây thiệt hại trong PVCĐ hoặc TTCT [24]. Theo quan điểm của tác giả, không thể coi hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là một dạng của việc gây thiệt hại trong PVCĐ hoặc TTCT. Nếu chỉ dựa vào chế định PVCĐ và TTCT thì không có căn cứ đầy đủ để giải quyết

TNHS đối với mọi trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. “Việc bắt giữ người phạm tội không phải để ngăn chặn hành vi tấn công đang xâm hại các lợi ích chính đáng được luật hình sự bảo vệ như trong PVCĐ, cũng như không phải để ngăn chặn mối đe dọa ngay tức khắc các lợi ích đó như trong TTCT” [55, tr.21]. Cơ sở của việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là do người đó đang có hành vi phạm tội mà bị bắt quả tang hoặc đang trốn tránh sự truy nã của cơ quan điều tra. Điều này có nghĩa, quyền bắt giữ người phạm tội được thực hiện cả trong trường hợp hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp đã thực sự chấm dứt. PVCĐ và TTCT là nhằm loại trừ sự nguy hiểm cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Còn hành vi gây thiệt hại khi bắt người phạm tội là nhằm giao người phạm tội cho các cơ quan có thẩm quyền và ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Trên thực tế, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp. Hành vi phạm tội và số người phạm tội ở ngày càng gia tăng. Vì thế, chống và phòng ngừa tội phạm để giữ an trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống con người, phát triển đất nước không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và còn là trách nhiệm của mỗi người dân trong xã hội. Tuy nhiên, hiện tượng người dân thờ ơ, lảng tránh trước hành vi phạm tội hay không dám bắt người đã từng phạm tội đang lẩn trốn để giao cho cơ quan chính quyền đang diễn ra không còn là cá biệt. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do sợ bị liên lụy nhưng một phần cũng có thể do quy định của pháp luật về quyền của người dân trong trường hợp này chưa rõ ràng.

Do vậy, việc quy định hành vi gây thiệt hại được loại trừ TNHS khi có tình tiết bắt người phạm tội trong BLHS là cần thiết. Nhưng để tránh tùy tiện trong việc gây thiệt hại khi bắt người phạm tội cũng như để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất, BLHS cần quy định cụ thể các điều kiện của căn cứ loại trừ TNHS này. Theo đó, Điều 24 Dự thảo BLHS đã quy định:

1. Hành vi của người để bắt, giữ người phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực gây thiệt hại cho người khác thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định trên đây, cần hiểu trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đòi hỏi các điều kiện sau::

- Phải có đối tượng được phép bắt giữ: người đang có hành vi phạm tội mà bị bắt quả tang hoặc người đang trốn lệnh truy nã;

- Thiệt hại gây ra trong khi bắt giữ người phạm tội phải là cho chính người phạm tội chứ không phải là cho người thứ ba nào khác;

- Việc dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cách duy nhất mà không còn cách nào khác. “Việc gây thiệt hại trong khi bắt người phạm pháp là cách duy nhất để người phạm tội không thể tiếp tục thực hiện tội phạm (nếu đang phạm tội quả tang) hoặc tiếp tục trốn tránh sự truy nã, tìm kiếm, săn bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu đang có lệnh truy nã)” [55, tr.22];

- Việc gây ra thiệt hại cũng phải là “cần thiết” để thực hiện được việc bắt giữ.

Như vậy, cơ sở làm phát sinh quyền trong trường hợp này là phải có đối tượng là người phạm tội cần được bắt giữ và việc bắt giữ đòi hỏi không có cách nào khác là phải dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Nếu không thỏa mãn điều kiện này (không phải là đối tượng cho phép bắt giữ hoặc có cách khác để bắt giữ) thì hành vi dùng vũ lực không thuộc trường hợp này.

Khi được phép dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì cũng chỉ được trong phạm vi cần thiết cho việc bắt giữ. Do vậy, nếu gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ thì người thực hiện vũ lực phải chịu trách nhiệm hình sự về việc vượt quá này.

Tóm lại, bắt giữ người phạm tội và việc phải gây thiệt hại cho họ để thực hiện việc bắt giữ là hành vi phù hợp với lợi ích xã hội, thể hiện trách nhiệm của mỗi người nên cần được Nhà nước, xã hội khuyến khích. Bất cứ ai cũng có quyền và được xã hội khuyến khích thực hiện tham gia bắt giữ người phạm tội và cho phép họ được gây thiệt hại cần thiết cho việc bắt giữ khi không còn cách khác để giao người phạm tội cho cơ quan có thẩm quyền và ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội.

3.2.2.3. Loại trừ TNHS do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là những hoạt động cần thiết của xã hội để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, chính trong những hoạt động này cũng có rủi ro có thể không thành công mà trái lại có thể gây thiệt hại cho xã hội. Không thể tránh được tuyệt đối các rủi ro này khi thực hiện các nghiên cứu cũng như các thử nghiệm. Do vậy, cần phải chấp nhận rủi ro nếu xảy ra để có thành công phục vụ sự phát triển chung của xã hội trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, đòi hỏi cần có cơ sở pháp lý cho phép có rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm. Việc Dự thảo BLHS bổ sung quy định về trường hợp loại trừ TNHS do rủi ro là đáp ứng đòi hỏi khách quan này.

Tuy nhiên, về vấn đề này cũng có các ý kiến khác nhau. Bên cạnh ý kiến cho rằng cần thiết phải quy định tình tiết rủi ro là một tình tiết loại trừ TNHS, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định này là không cần thiết vì việc gây thiệt hại trong trường hợp này là gây thiệt hại mà chủ thể không có lỗi và thực chất thuộc sự kiện bất ngờ đã được quy định tại Điều 11 BLHS. Do vậy, không cần thiết phải quy định thêm một điều luật về vấn đề này [35, tr.174]. Theo tác giả, việc gây thiệt hại trong trường hợp rủi ro khác về bản chất so với việc gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ. Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ là hành vi “ngẫu nhiên, bị động” không có mục đích vì lợi ích của xã hội. Trong khi đó, hành vi trong trường hợp rủi ro là hành vi

nhằm mục đích vì lợi ích chung của xã hội. Việc gây thiệt hại chỉ là “sự cố” nhưng được xã hội chấp nhận để đạt được mục đích có ý nghĩa hơn cho cộng đồng. Người tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là vì sự phát triển của xã hội. Để khuyến khích và đảm bảo họ không phải chịu TNHS nếu không may việc làm của họ gây thiệt hại cho xã hội, Nhà nước cần khẳng định cho phép họ được làm những việc dù cho có thể gây thiệt hại và nếu gây thiệt hại thì coi đó là rủi ro và vấn đề TNHS không được đặt ra.

Chính mục đích của hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã làm mất đi tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi nên hành vi gây thiệt hại này phải được coi là hợp pháp mà không phải là tội phạm.

Với lý do như vậy, tác giả hoàn toàn đồng tình với việc bổ sung quy định về tình tiết rủi ro trong BLHS như Dự thảo BLHS đã dự kiến. Điều 25 trong Dự thảo quy định:

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa mà gây thi ệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ nội dung quy định trên đây, có thể rút ra các điều kiện của tình tiết loại trừ TNHS này là:

- Hành vi đã gây thiệt hại bản chất khi thực hiện phải là hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Mục đích của các việc làm này là nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội;

- Thiệt hại mà hành vi nghiên cứu, thử nghiệm,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ gây ra có thể là thiệt hại về vật chất, có thể là thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về kinh tế hoặc cũng có thể là thiệt hại về thể chất;

- Chủ thể thực hiện các hoạt động trên phải đã tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm có liên quan và

- Chủ thể đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa trong khả năng có thể. Ở đây có hai vấn đề được đặt ra: Một là, chủ thể phải cân nhắc cẩn thận, tính toán đầy đủ các yếu tố mà trình độ phát triển và điều kiện chung cho phép như: trình độ, năng lực của chủ thể, sự công nhận của khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện đại… để lường trước tất cả khả năng xấu có thể xảy ra. Thứ hai, trên cơ sở lường trước các khả năng xấu có thể xảy ra như vậy, chủ thể cần phải chuẩn bị đầy đủ ở mức tối đa các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý “sự cố” để ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại trong điều kiện cho phép.

- Chủ thể cũng phải cân nhắc so sánh giữa lợi ích đạt được và thiệt hại có thể gây ra trong trường hợp “xấu nhất”. Nếu có khả năng xảy ra hậu quả thiệt hại quá lớn nhất là thiệt hại về tính mạng thì không thể đánh đổi sự thành công của nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ với rủi ro này.

Chỉ khi tất cả các điều kiện trên đây thỏa mãn thì việc gây thiệt hại mới không bị coi là phạm tội. Nếu một trong các điều kiện này không thỏa mãn thì hành vi gây thiệt hại đều bị coi là tội phạm và chủ thể thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.2.2.3. Loại trừ trách nhiệm hình sự do thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên

Thi hành mệnh lệnh “là hành vi biến mệnh lệnh do Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành thành hiện thực” [11, tr.34]. Trong quá trình thực hiện, người thi hành mệnh lệnh có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc lợi ích hợp pháp của cá nhân. Vấn đề đặt ra là hành vi gây thiệt hại của người thi hành mệnh lệnh có phải là hành vi phạm tội hay không? Có ý kiến cho rằng đối với hành vi thi hành mệnh lệnh mà gây thiệt hại cho các lợi ích được luật hình sự bảo vệ thì người thực hiện hành vi đó phải chịu TNHS cho dù hành vi đó được thực hiện vì mục đích gì, theo yêu

65

cầu, quyết định của ai. Sở dĩ như vậy vì con người là chủ thể hoạt động có tính chất chủ động và tính độc lập tương đối mà không phải là công cụ thụ động của cấp trên. Khi thi hành mệnh lệnh, người thi hành có khả năng đánh giá được tính chất nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật của hành vi mà mệnh lệnh yêu cầu. Vì vậy, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội dù cho là thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên thì vẫn phải chịu TNHS nếu hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một tội danh.

Trái lại, cũng có ý kiến cho rằng, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có tình tiết thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên với những điều kiện nhất định thì được loại trừ TNHS do hành vi đó không phải là tội phạm [8, tr.560]; [11, tr.34, tr.35]; [15, tr.52]; [22, tr.17]; [55, tr.22, tr.23]. Tác giả luận văn đồng tình với các quan điểm này với lý do: Về nguyên tắc, hành vi là kết quả của sự lựa chọn xử sự của mỗi cá nhân và họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi do mình lựa chọn và thực hiện. Đó là những trường hợp bình thường. Trong thực tế, vẫn có trường hợp, có người buộc phải thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên vì họ có nghĩa vụ phải thực hiện. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về vấn đề này. Ví dụ: Điều 9 Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định: “... Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định” [29]; Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định: “...Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên” [30]; Điều 26 Luật Sĩ quan quân đội Việt Nam năm 2014 quy định: “...Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia” [31].

66

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí