Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 2

vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo Sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội (2010); Trịnh Tiến Việt, Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb. Lao động, Hà Nội (2013);

- Nhóm nghiên cứu “các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình sự” được hiểu bao gồm cả các trường hợp không có TNHS khác. Do vậy, trong các công trình này, vấn đề mà tác giả luận văn nghiên cứu chỉ là một nội dung trong nhiều nội dung khác được nghiên cứu. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Chí, Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4 (1999); Giang Sơn, Các yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2002); Trịnh Tiến Việt, Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Luật học, tập 29, số 4 (2013); Nguyễn Tuyết Mai, Hoàn thiện chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 2 (2014);...

Như vậy, hai nhóm nghiên cứu này có nội dung nghiên cứu tương đối rộng và nội dung thuộc đề tài luận văn của tác giả không phải là nội dung được tập trung nghiên cứu của các công trình này.

- Nhóm nghiên cứu chuyên về chế định phòng vệ chính đáng hoặc về tình tiết cấp thiết. Đây là nhóm có nhiều công trình nghiên cứu để phục vụ trực tiếp việc giải thích, bình luận các điều luật của BLHS. Điểm chung của các công trình này là tập trung giải thích nội dung quy định của BLHS về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết, từ cơ sở, nội dung, phạm vi đến các vướng mắc có liên quan. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng, Tìm hiểu về bản chất của tình thế cấp thiết, Tạp chí Luật học số 5/1999; Nguyễn Đức Mai, Phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6 (2000); Giang Sơn, Quy định về chế định phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện

Nhà nước và pháp luật, số 8 (2001); Phạm Quốc Hưng, Phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2001); Đinh Văn Quế, Một số vấn đề phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17 (2009); Nguyễn Hương Giang, Tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2014); v.v… Các công trình này đều nghiên cứu từng điều luật trong BLHS mà không gắn kết các điều luật này với nội dung của chế định chung “các tình tiết loại TNHS”.

- Nhóm nghiên cứu “các tình tiết loại trừ TNHS” theo nghĩa như cách hiểu trong luận văn của tác giả. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng, Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (1999);… Các công trình công trình nghiên cứu này tuy đã làm rõ hơn cơ sở lí luận về các tình tiết loại trừ TNHS nhưng mới chỉ tập trung vào hai tình tiết đã được quy định trong BLHS.

Tóm lại, các công trình đã được công bố đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như những vướng mắc trong thực tiễn của chế định các tình tiết loại trừ TNHS. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn pháp lý, vẫn còn một số vấn đề yêu cầu cần được làm rõ hơn như: làm rõ hơn bản chất của các trường hợp được loại trừ TNHS; mối quan hệ giữa chế định này với các trường hợp không có TNHS và miễn TNHS; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS, cũng như làm rõ nội dung của các quy định mới được bổ sung trong Dự thảo BLHS (sửa đổi) hoặc nội dung liên quan đến thực tiễn gần đây như vấn đề thi hành công vụ và phòng vệ chính đáng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có mục đích làm rõ hơn về lý luận chế định các tình tiết loại trừ TNHS để đánh giá và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về vấn đề này.

Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Phân tích cơ sở lý luận của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự;

- Giải thích các quy định của BLHS năm 1999 về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong sự so sánh với lý luận và thực tiễn lập pháp của một số quốc gia trên thế giới.

Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 2

Từ đó, tác giả luận văn đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ngoài cơ sở lý luận của chế định các tình tiết loại trừ TNHS, luận văn còn có các đối tượng nghiên cứu là: các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, của Dự thảo BLHS Việt Nam (sửa đổi) và luật hình sự một số quốc gia khác trên thế giới về các tình tiết này. Cụ thể: Các điều luật được nghiên cứu là các điều 15, 16 BLHS Việt Nam năm 1999; các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25,

26 Dự thảo BLHS Việt Nam (sửa đổi); các điều 37, 38, 39, 40, 41,42 BLHS

Liên bang Nga; các điều 1, 2, 4, 8, (chương 24) BLHS Thụy Điển; các điều

25, 27, 34 BLHS Cannada; các điều 32, 33, 34 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức; các điều 20, 21 BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, so sánh, tổng hợp.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1. Một số vấn đề chung về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

- Chương 2. Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

- Chương 3. Hoàn thiện chế định các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự


1.1.1. Các cách hiểu và tên gọi khác nhau về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết loại trừ TNHS là chế định không thể thiếu trong luật hình sự của mỗi quốc gia, có quan hệ chặt chẽ với chế định TNHS cũng như các chế định khác để tạo thành cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc truy cứu TNHS.

Một người chỉ có thể phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại cho xã hội khi họ có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm và có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại. Trái lại, họ sẽ không có TNHS khi thuộc về một trong các trường hợp sau:

- Chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự (PLHS);

- Là người đang trong tình trạng mắc bệnh nên mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội hoặc

- Không có lỗi (có thể là trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp sự kiện bất ngờ).

Các trường hợp này có thể được gọi là các trường hợp không có TNHS.

Ngoài các trường hợp trên đây, một người cũng không phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà mình đã thực hiện nếu việc thực hiện được PLHS cho phép vì có những tình tiết nhất định (như phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết). Những tình tiết này có thể được gọi là các tình tiết loại trừ TNHS.

Như vậy, các trường hợp không có TNHS và các tình tiết loại trừ TNHS có sự khác nhau. Tuy nhiên, về vấn đề này hiện có các ý kiến khác nhau. Từ đó dẫn đến có những cách hiểu khác nhau về các tình tiết loại trừ TNHS. Cụ thể: các tình tiết loại trừ TNHS có thể được hiểu theo nghĩa không bao gồm các trường hợp không có TNHS. Cách hiểu khác lại cho rằng, các tình tiết loại trừ TNHS bao gồm tất cả các trường hợp đã được nêu trên.

Khái niệm “các tình tiết loại trừ TNHS” trong luận văn của tác giả được sử dụng theo các hiểu thứ nhất (không bao gồm các trường hợp không có TNHS) như đã được khẳng định trong Phần mở đầu. Cách hiểu này cũng được Giáo trình luật hình sự Việt Nam của nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam sử dụng như trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Huế.

Khác với quan điểm trên đây, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2003) khẳng định các tình loại trừ TNHS còn bao gồm cả “Sự kiện bất ngờ; tuổi chịu trách nhiệm hình sự; không có năng lực trách nhiệm hình sự …” [9, tr. 291].

Cùng với quan điểm trên đây, GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã xác định 10 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: tình tiết chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể; sự kiện bất ngờ; tình trạng bất khả kháng; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp [8, các tr.514, tr.515].

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí cho rằng: “Loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm nhiều quy định tạo thành một nhóm quy phạm điều chỉnh hành vi gây hậu quả về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự” [11, tr.35]. Theo đó, tác giả xác định 9 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: Sự kiện bất ngờ; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa đủ tuổi chịu TNHS; bắt người phạm tội; chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong nghiên cứu khoa học, trong sản xuất [11; tr.33].

TS. Trịnh Tiến Việt quan niệm: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng đối chiếu (căn cứ) vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Nói một cách khác, trong hành vi

của một người khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội do không thỏa mãn ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, nên tính chất tội phạm của hành vi đó được loại trừ, và logic tương ứng, người thực hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự hay được loại trừ trách nhiệm hình sự” [54, các tr.17, tr.18]. Theo đó, tác giả xác định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; sự kiện bất khả kháng; không có lỗi trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác; gây thiệt hại hợp pháp khi bắt người phạm tội; rủi ro trong sản xuất, nghiên cứu khoa học; thi hành quyết định của cấp trên; giúp người đã thành niên tự sát theo yêu cầu tự nguyện của người đó; người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo; hành vi phạm tội thái quá của người thực hành trong đồng phạm [54, các tr.18, tr.26 – tr.28]. TS. Nguyễn Tuyết Mai định nghĩa: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp người thực hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng được pháp luật xác định không phải chịu trách nhiệm hình sự do: tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; hoặc thiếu yếu tố của tội phạm; hoặc có căn cứ hợp pháp của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” [22, tr.12]. Tác giả cũng xác định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; không tố giác tội phạm; bị ép buộc đưa hối lộ; tình trạng bất khả kháng; không có lỗi với tình trạng say; bị cưỡng bức; thi hành mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; bắt người

phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [22, các tr.12, tr.13].

Tác giả Đinh Văn Quế còn mở rộng hơn nữa khái niệm này khi xác định 18 trường hợp loại trừ TNHS và phân chia thành 3 nhóm: a) Nhóm thứ nhất - những trường hợp “không có năng lực TNHS” (bao gồm ba trường hợp là: tình trạng không có năng lực TNHS; chưa đến tuổi chịu TNHS; chưa bị kết

9

án, chưa bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật, chưa được giáo dục); b) Nhóm thứ hai - những trường hợp “không bị coi là có lỗi” (bao gồm 9 trường hợp là: phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; sự kiện bất ngờ; tình trạng không thể khắc phục được; bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất; không phải chịu TNHS về hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm); c) Nhóm thứ ba - những trường hợp được loại trừ TNHS theo quy định của pháp luật (bao gồm 6 trường hợp là: tính chất nguy hiểm không đáng kể của hành vi; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại chưa tới mức phải truy cứu TNHS; được miễn TNHS; hết thời hiệu truy cứu TNHS; hành vi nguy hiểm cho xã hội không thuộc phạm vi áp dụng BLHS) [24, các tr.18, tr.19].

Trong khoa học hình sự nước ngoài, GS. TSKH luật Xlutxki I.I của Liên bang Nga đã phân các trường hợp loại trừ TNHS thành ba nhóm: a) Nhóm thứ nhất – các tình tiết thể hiện rõ lợi ích cho xã hội tính hợp pháp của hành vi (bao gồm: phòng vệ chính đáng, áp dụng các biện pháp cần thiết để bắt giữ người phạm tội, tình thế cấp thiết, chấp hành mệnh lệnh hợp pháp, thực hiện các trách nhiệm nghề nghiệp và công vụ, thực hiện quyền của mình và bắt buộc phải tuân thủ); b) Nhóm thứ hai – các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội và tính phải bị xử phạt của hành vi (bao gồm: tự nguyện đình chỉ tội phạm, sự đồng ý của người bị hại, tính chất nhỏ nhặt của vi phạm pháp luật, sự thay đổi của pháp luật, sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội, hết thời hiệu truy tố hình sự, hết thời hiệu thi hành của bản án); c) Nhóm thứ ba – các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi (bao gồm: sự cưỡng bức về thể xác và, sức mạnh không thể chống lại được) [8; các tr.510, tr.511].

Tóm lại, các tình tiết loại trừ TNHS có thể được các tác giả hiểu theo nhiều phạm vi khác nhau. Bên cạnh đó, tên gọi của các trường hợp này cũng có sự không thống nhất.

10

Ngày đăng: 14/10/2023