Phạm Vi Các Tình Tiết Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự

cướp tài sản, hoặc gặp trường hợp một số người đang hành hung người khác... mà không dám phản ứng ngăn cản), thậm chí có người bị tội phạm trực tiếp xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chính bản thân mình mà cũng không dám phản kháng. Việc người dân không tích cực tham gia chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích hợp pháp đã được pháp luật bảo vệ thì càng tạo điều kiện cho phạm tội ngang nhiên hoành hành, càng gây mất trật tự trị an xã hội. Nguyên nhân một phần cũng bởi họ sợ người phạm tội, sợ bị liên lụy hoặc không biết về sự đảm bảo quyền chính đáng của mình trong pháp luật... Hay đối với những người say mê nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, ham muốn tìm tòi, sáng tạo, muốn góp một phần trí tuệ của mình vào công cuộc phát triển đất nước nhưng chẳng may xảy ra sự cố ngoài ý muốn trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, gây thiệt hại cho xã hội cũng rất lo lắng về trách nhiệm mà mình phải gánh chịu. Điều đó đã khiến cho công dân trong xã hội không dám đấu tranh chống lại hành vi trái pháp luật, không dám tìm tòi, đổi mới... Những hành vi nguy hiểm cho xã hội được chủ thể thực hiện trong những trường hợp như vậy là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của công dân hoặc nhằm đem lại lợi ích cho xã hội, xây dựng, phát triển xã hội, do vậy, rất cần được khuyến khích, nhân rộng trong xã hội. Do vậy, nếu không qui định rõ trong luật về các tình tiết loại trừ TNHS, người dân sẽ không dám đương đầu với tội phạm hoặc nguồn nguy hiểm để bảo vệ những lợi ích hợp pháp hoặc không dám dũng cảm say mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học vì lợi ích chung. Việc ghi nhận các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là ghi nhận quyền hợp pháp của công dân, đồng thời, định hướng công dân thực hiện được đúng các quyền của mình cũng như phát huy tính tích cực của mỗi người, quan trọng hơn nữa là khẳng định đó là những hành vi có ích được pháp luật cho phép, khuyến khích thực hiện. Chính vì vậy, các tình tiết loại trừ TNHS cần phải được quy định trong luật hình sự của mỗi quốc gia, có như vậy PLHS mới phát huy được tối đa tính chủ động, tích cực của mọi người trong quản lý trật tự xã hội, đồng thời cũng tạo cơ sở cho PLHS thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.

19

Việc qui định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là thể hiện nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự tuân thủ pháp luật triệt để từ phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân. Do đó, chính việc quy định cụ thể, rõ ràng về các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là cơ sở pháp lí để người dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân thủ pháp luật. Trong xã hội, công dân xử sự phải trên cơ sở quy định của pháp luật, ngay cả khi công dân thực hiện hành vi có ích vì lợi ích. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xác định một hành vi có phải là tình tiết loại trừ TNHS hay không (như có phải là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết) cũng phải trên cơ sở qui định của pháp luật. Cơ quan áp dụng luật không thể tự ý thêm hoặc bớt phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS mà việc giải quyết vụ việc trên thực tế phải dựa vào quy định của BLHS. Trong thực tế, việc áp dụng pháp luật thực định của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc xác định một hành vi có phải là tình tiết loại trừ TNHS hay không phải là tình tiết loại trừ TNHS là hết sức phức tạp và không hề đơn giản. Điều này đặt ra yêu cầu là BLHS qui định về các tình tiết loại trừ TNHS phải minh bạch, rõ ràng. Việc quy định về vấn đề này càng rõ thì cơ quan áp dụng luật càng thuận lợi trong xử lí trên thực tế, từ đó hạn chế hiệu quả oan sai trong thực tiễn.

Tóm lại, việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là hoàn toàn có cơ sở lí luận và thực tiễn. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, tùy theo chính sách hình sự ở từng quốc gia, truyền thống lập pháp cũng như xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở quốc gia đó mà phạm vi cũng như tên gọi của các tình tiết loại trừ TNHS là khác nhau. Việc quy định về các tình tiết loại trừ TNHS là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đồng thời còn có ý nghĩa động viên, khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực chống và phòng ngừa tội phạm, khuyến khích mọi công dân xây dựng và phát triển xã hội. Đây có thể coi là nền tảng đối với sự phát triển của xã hội và vì thế, các tình tiết loại trừ TNHS cần được quy định

20

cụ thể, rõ ràng trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam.

1.2. Phạm vi các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

Việc xác định phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS cụ thể cũng như đặt tên và xác định các dấu hiệu cho từng tình tiết là thuộc quyền lập pháp của mỗi quốc gia. Ở đây không có sự giống nhau hoàn toàn giữa luật hình sự của các quốc gia trên thế giới.

Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS có thể bao gồm: phòng vệ; tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro (trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học); thi hành mệnh lệnh cấp trên v.v… Trong đó, mỗi tình tiết có nội dung khái quát sau:

- Phòng vệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Phòng vệ là tình tiết loại trừ TNHS cho phép công dân có quyền được tự chống trả người tấn công để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội.

Mỗi quốc gia có thể có cách riêng trong đặt tên cụ thể và xác định các dấu hiệu của phòng vệ nhưng đều phải xác định rõ mục đích (ngăn chặn sự tấn công); cơ sở của quyền phòng vệ (hành vi trái pháp luật) và phạm vi của quyền phòng vệ (đủ đạt được mục đích). Theo đó, trường hợp này được BLHS Liên bang Nga đặt tên là phòng vệ chính đáng (Điều 37); BLHS CHLB Đức đặt tên là “phòng vệ khẩn cấp” (Điều 32); BLHS CHND Trung Hoa đặt tên là “phòng vệ chính đáng” (Điều 20); BLHS Thụy Điển đặt tên là “phòng vệ” (Điều 1 chương 24); BLHS Canada đặt tên là “Sử dụng sức mạnh để chống lại việc thực hiện hành vi phạm tội (Điều 27) và “phòng vệ đối với sự tấn công bị khiêu khích” (Điều 34).

Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 4

- Tình thế cấp thiết


Tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ TNHS cho phép mọi người có quyền lựa chọn hành vi gây thiệt hại khi đứng trước xung đột giữa hai lợi ích

21

(lợi ích cần bảo vệ và lợi ích phải “hy sinh”). Việc quy định tình tiết này phải đảm bảo hai lợi ích đều là hợp pháp và lợi ích phải “hy sinh” phải nhỏ hơn lợi ích cần bảo vệ và việc lựa chọn phải trong tình thế bắt buộc, không còn cách nào khác. Tình tiết này có tên trong BLHS Liên bang Nga là tình thế cấp thiết (Điều 39), BLHS CHND Trung Hoa cũng được gọi là tình thế cấp thiết (Điều 21), BLHS Thụy Điển gọi là tình thế cấp thiết (Điều 4 chương 24), trong khi đó BLHS CHLB Đức gọi trường hợp này là “tình trạng khẩn cấp hợp pháp” (Điều 34) và tình “trạng khẩn cấp không có lỗi” (Điều 33).

- Gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội

Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội là tình tiết loại trừ TNHS cho phép mọi người có quyền được gây thiệt hại cho người phạm tội để bắt giữ người này giao họ cho cơ quan có thẩm quyền và ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội khi không còn cách khác. BLHS Liên bang Nga gọi đây là trường hợp “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp” (Điều 38); còn BLHS Thụy Điển gọi đây là trường hợp “dùng vũ lực để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự” (Điều 2 chương 24); BLHS Canada gọi đây là trường hợp “bảo vệ những người thực thi thẩm quyền” (Điều 25)

- Rủi ro

Rủi ro là tình tiết loại trừ TNHS cho phép người tiến hành thử nghiệm nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ không phải chịu TNHS đối với thiệt hại mà họ chẳng may gây ra trong khi thực hiện các công việc đó vì sự phát triển chung của xã hội. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp này là “mạo hiểm có căn cứ” (Điều 41).

- Chấp hành mệnh lệnh cấp trên

Chấp hành mệnh lệnh cấp trên là tình tiết loại trừ TNHS cho phép thường là quân nhân không phải chịu TNHS đối với gây thiệt hại đã gây ra do thực hiện lệnh bắt buộc của cấp trên. Đối với tình tiết loại trừ này, về lý thuyết, đòi hỏi phải quy định rất chặt chẽ tránh các trường hợp lạm dụng tình tiết này để trốn tránh trách nhiệm. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp này

là “thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị” (Điều 42); BLHS Thụy Điển gọi trường hợp này là “thực hiện hành vi phạm tội theo mệnh lệnh của cấp trên phụ trách” (Điều 8 chương 24); BLHS Canada gọi trường hợp này là “người hành động theo sự chỉ đạo của cán bộ nhà nước” (mục 10, 25.1, Điều 25).

Ngoài các tình tiết loại trừ TNHS có tính phổ biến nói trên, trong luật hình sự một số quốc gia còn có thể quy định tình tiết “gây thiệt hại do bị cưỡng bức”. Đây là tình tiết cho phép một người không phải chịu TNHS về thiệt hại do hành vi của mình gây ra nếu việc thực hiện hành vi đó là do sự cưỡng bức của người khác mà họ không thể làm khác được để tránh thiệt hại nhỏ hơn có thể gây ra cho mình hoặc người thân. BLHS Liên bang Nga gọi tình tiết này là “gây thiệt hại do bị cưỡng bức thể chất và tinh thần” (Điều 40).

1.3. Phân biệt các tình tiết loại trừ TNHS với những trường hợp không có TNHS và miễn TNHS

Như đã phân tích ở trên, các tình tiết loại trừ TNHS có bản chất pháp lý khác biệt đối với những trường hợp không có TNHS hoặc được miễn TNHS.

Các tình tiết loại trừ TNHS và các trường hợp không có TNHS là hai loại trường hợp khác nhau. Mặc dù về hậu quả pháp lý cuối cùng của cả hai loại trường hợp này đều là “chủ thể không có TNHS, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về bản chất” [15, tr.39].

Các tình tiết loại trừ TNHS gắn với quyền của người thực hiện hành vi gây thiệt hại và những hành vi gây thiệt hại này được xã hội chấp nhận vì nhằm mục đích có lợi. Trách nhiệm hình sự đối với họ được loại trừ và xã hội không cần có biện pháp nào khác để phòng ngừa. Trái lại, hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp không có TNHS không phải là hành vi có động cơ và mục đích có lợi cho xã hội. Đó cũng phải là quyền được ghi nhận trong luật hình sự. Chủ thể không phải chịu trách nhiệm chỉ vì hành vi gây thiệt hại không phải là tội phạm do thiếu dấu hiệu nhất định. Các trường hợp này có thể là thiếu dấu hiệu về chủ thể của tội phạm (chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc

trong tình trạng mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển); thiếu dấu hiệu lỗi do thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng. Cụ thể:

- Trường hợp chưa đủ tuổi chịu TNHS là trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội chưa đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự. Đó là độ tuổi đủ đảm bảo cho chủ thể có năng lực lỗi (năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội) cũng như phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên. Độ tuổi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại khi chưa đạt tuổi chịu TNHS sẽ không phải chịu TNHS vì họ chưa phải là chủ thể của tội phạm và hành vi đã thực hiện không phải là tội phạm. Tuy không phải là tội phạm nhưng xã hội không thể chấp nhận những hành vi này và cần có biện pháp phòng ngừa.

- Trường hợp trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi (năng lực TNHS) là trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại là người do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiển hành vi của mình. Trong khi đó, năng lực này là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Như vậy, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không có đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Trường hợp này thiếu yếu tố chủ thể nên không có tội phạm và vấn đề TNHS không được đặt ra. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa những hành vi này vẫn được đặt ra.

- Trường hợp sự kiện bất ngờ là trường hợp chủ thể đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không có lỗi đối với việc gây thiệt hại do không có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi của mình. Họ không thể thấy trước và cũng không buộc phải thấy trước khả năng hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này thiếu dấu hiệu lỗi của chủ thể. Do đó, hành vi gây thiệt hại không phải là tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi đó không phải chịu TNHS.

- Trường hợp bất khả kháng cũng là trường hợp thiếu dấu hiệu lỗi do chủ thể thực hiện không có khả năng xử sự khác. Hành vi gây thiệt hại là bất khả kháng nên không phải là tội phạm và trách nhiệm TNHS không được đặt ra.

Có thể thấy các trường hợp không có TNHS nêu trên là những trường hợp thiếu yếu tố của tội phạm, nên không phải là tội phạm, vì vậy mà không có TNHS. Đó không phải là những trường hợp gây thiệt hại nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội nên xã hội không khuyến khích thực hiện. Nhà nước và xã hội không khuyến khích người chưa đủ tuổi chịu TNHS, người bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác khiến họ không nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình (người trong tình trạng không có năng lực TNHS) thực hiện các hành vi như đâm chết người, hủy hoại tài sản... Họ không phải chịu TNHS vì không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm.

Các tình tiết loại trừ TNHS so với các trường hợp miễn TNHS cũng có bản chất pháp lý khác nhau. Khi nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học trong nước về các tình tiết loại trừ TNHS, chúng tôi nhận thấy có tác giả mặc dù khi tiến hành phân tích loại trừ TNHS cho thấy có bản chất pháp lý hoàn toàn khác với miễn TNHS, với không có sự việc phạm tội nhưng tác giả lại khẳng định “... suy cho cùng miễn TNHS cũng là không bị truy cứu TNHS (căn cứ vào hậu quả - nếu người phạm tội không bị áp dụng biện pháp xử lí nào)...” [24, tr.7]. Nếu coi các trường hợp miễn TNHS là những tình tiết (trường hợp) loại trừ TNHS là chưa đúng với bản chất pháp lý của khái niệm này. Bởi lẽ, không thể dựa trên sự giống nhau về hậu quả pháp lý cuối cùng là “đều không phải chịu TNHS” để xếp chúng cùng bản chất được. Miễn TNHS là “không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã phạm” [47, tr.221]. Điều đó có nghĩa, hành vi mà người phạm tội được miễn TNHS thực hiện đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một CTTP tương ứng được PLHS quy định phải chịu TNHS nhưng do có những điều kiện nhất định và xét thấy không cần thiết phải truy cứu TNHS nên họ được miễn TNHS. Hậu quả pháp lý đối với người được miễn TNHS là “miễn bị kết tội, miễn phải

chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS và miễn bị mang án tích” [33, tr.19]. Như vậy, miễn TNHS là miễn hậu quả pháp lý đặt ra đối với người phạm tội, còn các tình tiết loại trừ TNHS là trường hợp khi có một trong các tình tiết này thì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong luật hình sự không phải chịu TNHS do động cơ của hành vi đã làm mất tính tội phạm của hành vi, vì thế mà không có tội phạm. Vì vậy, quan điểm đồng nhất loại trừ TNHS với miễn TNHS là không có căn cứ.

1.4. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của PLHS về các tình tiết loại trừ TNHS với mục đích tìm hiểu quy định về vấn đề này trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đó, “xác định cho được những khả năng kế thừa, bởi vì kế thừa trong pháp luật chính là sự kế thừa văn hóa và truyền thống” [50, tr.415]. Trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ TNHS từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Nghiên cứu quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến trước khi pháp điển hóa BLHS Việt Nam lần thứ nhất cho thấy, các tình tiết loại trừ TNHS chưa được quy định trong văn bản tập trung, thống nhất mà được quy định rải rác tại các văn bản khác nhau với kĩ thuật lập pháp còn hạn chế. Cụ thể:

Nghị định 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân đã bước đầu đề cập đến tình tiết loại trừ TNHS. Điều 22 có quy định về quyền được sử dụng vũ lực của người thi hành công vụ trong một số trường hợp cụ thể. Cụ thể như sau:

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí