Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 12

đại diện tốt nhất. Đồng thời, cũng cần có quy định về thành phần Ban chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp để đảm bảo sự đại diện công bằng cho mọi người lao động trên nguyên tắc dân chủ.

Từ thực tiễn thi hành cho thấy, Bộ luật Lao động hiện hành trao quyền và trách nhiệm cho công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động rất lớn, song điều kiện để thực hiện những quyền đó lại rất hạn chế. Trong khi đó, vai trò và trách nhiệm của công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở trong mối quan hệ lao động lại khá mờ nhạt. Vì vậy, theo quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng, Bộ luật Lao động cần có những sửa đổi bổ sung lớn theo hướng quy định tăng cường vai trò, trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở. Ngoài ra, cần quy định điều kiện thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp sao cho có tính thiết thực và khả thi hơn. Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải tăng cường cho được cơ chế bảo vệ việc làm, tiền lương của cán bộ công đoàn, để công đoàn có thêm điều kiện thực hiện vai trò, trách nhiệm cũng như quyền của mình. Phân định rõ thêm chức năng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức công đoàn; tạo điều kiện và cơ sở pháp lý thuận lợi cao nhất cho việc thực hiện, nâng cao quyền công đoàn của người lao động; vai trò, vị trí và hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…, thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật công đoàn các đại biểu cũng đã phân tích rằng về kỹ thuật lập pháp, Luật Công đoàn năm 1990 đã bộc lộ nhiều hạn chế như chưa xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh một cách cụ thể, rõ ràng, nhất quán (Công đoàn là gì và trước hết là của ai đang được ghi nhận theo lối tư duy cũ, không còn phù hợp với yêu cầu của công nhân lao động trong nền kinh tế thị trường và hội nhập)

Đã thế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn chưa được xây dựng theo một tiêu chí rõ ràng, nên không đảm bảo tính thống nhất và

logic; nhiều chế định diễn đạt bị lẫn lộn, trùng lắp giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Nhiều thuật ngữ sử dụng không chính xác, không phù hợp với các thuật ngữ pháp lý hiện hành. Thiếu các cơ chế bảo đảm thi hành, đặc biệt là các chế tài pháp lý cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định của Luật Công đoàn.

3.2.2. Về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, phát triển đoàn viên, đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập công đoàn cơ sở trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 113.352 doanh nghiệp trong đó có 3697 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 105.596 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (trong số đó số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên là

42.420 doanh nghiệp). Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp chỉ có khoảng 2.123 cơ sở đạt 57,4%. Nếu tính trên tổng số doanh nghiệp có trên 10 lao động thì chỉ đạt 22,52% doanh nghiệp có cơ sở công đoàn. Như vậy, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có công đoàn cơ sở, do đó, quyền lợi của những người lao động tại những doanh nghiệp này chưa được bảo vệ trong khi đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đang phát triển thu hút ngày càng nhiều lao động. Thực tế trên đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập công đoàn cơ sở trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Để làm được điều này công đoàn cần phải có các giải pháp cụ thể sau:

+ Các cấp công đoàn tiến hành thường xuyên, có trọng điểm, đồng thời đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

+ Kiện toàn ban vận động phát triển công đoàn ngoài quốc doanh và đội ngũ tuyên truyền viên của các cấp công đoàn gồm cán bộ công đoàn có uy tín, am hiểu pháp luật, có kỹ năng vận động. Đồng thời có chính sách động

viên hợp lý đối với cán bộ đang làm công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên. Đưa chỉ tiêu phát triển đoàn viên vào tiêu chuẩn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm để nâng cao trách nhiệm của các công đoàn cơ sở trong việc phát triển đoàn viên.

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 12

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với người sử dụng lao động và người lao động làm cho các bên thấy được vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn từ đó người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của công đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện tham gia hoạt động công đoàn.

+ Liên đoàn lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp huyện phải tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp trêm địa bàn để xác định những doanh nghiệp đủ điều kiện nhằm vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện thành lập công đoàn. Đồng thời, Liên đoàn lao động cần phải cử cán bộ công đoàn xuống từng doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc với người sử dụng lao động và người lao động để vận động họ thành lập công đoàn. Khi đã vận động được người sử dụng lao động cho phép thành lập công đoàn, Liên đoàn lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động và người lao động để tiến hành việc thành lập công đoàn.

+ Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương để phối hợp trong việc thành lập công đoàn cơ sở. Đồng thời đưa ra các chế tài áp dụng phù hợp đối với chủ doanh nghiệp cố tình tìm mọi cách trì hoãn, từ chối việc thành lập công đoàn cơ sở.

Thứ hai, Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật, hoạt động tư vấn pháp luật tại doanh nghiệp và nơi lưu trú của người lao động để tạo điều kiện cho các đoàn viên, người lao động tiếp cận các kiến thức pháp luật đặc biệt là các quy định của Bộ luật Lao động và Luật Công

đoàn, Điều lệ công đoàn để từ đó người lao động có điều kiện tự biết cách bảo vệ chính mình, góp phần xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa.

Công đoàn các cấp cần chủ động hoặc phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Công nhân viên chức lao động, người sử dụng lao động, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn cho các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI.

Sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, đặc điểm của từng đối tượng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nhất là các phương tiện thông tin của tổ chức công đoàn.

Các cấp công đoàn cần quan tâm, đầu tư phương tiện, điều kiện và nhân lực cho công tác này một cách thỏa đáng.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ công đoàn giúp cho người lao động hiểu biết được những quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhờ đó người lao động có thể tự bảo vệ mình tránh được sự xâm hại từ phía người sử dụng lao động. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Liên đoàn lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp huyện cần phối hợp cùng công đoàn cơ sở tổ chức những lớp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp để truyền tải tới người lao động nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp từ đó tạo sự hiểu biết cần thiết cho người lao động. Đồng thời, công đoàn cần thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động. Triển khai các hoạt động dịch vụ pháp lý để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho người lao động và đoàn viên công đoàn. Thông qua việc tư vấn pháp luật, công đoàn giúp người lao động biết được những vấn đề cần thiết khi tham gia quan hệ lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Điều này rất cần thiết và là một trong những yếu tố

quan trọng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, qua đây để họ có thể biết họ có những quyền và nghĩa vụ gì, trình tự, thủ tục thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó…Để thực hiện tốt hoạt động tư vấn pháp luật, công đoàn cần thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật, thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí với đội ngũ cán bộ am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm tư vấn. Thêm vào đó, các trung tâm tư vấn pháp luật của công đoàn cần mở rộng quan hệ với các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Hội Luật gia, các Văn phòng Luật sư để xây dựng mạng lưới cộng tác viên của tổ chức công đoàn.

Thứ ba, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của công đoàn, đảm bảo cho hoạt động công đoàn phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy hiệu quả việc sử dụng các quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Công đoàn, Bộ Luật lao động.

Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan có thể được thực hiện bằng các hình thức khác nhau như phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan hoặc Công đoàn chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Gắn việc thực hiện kiểm tra, giám sát giữa Bộ Luật lao động và Luật Công đoàn với nhau. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những hành vi vi phạm.

Thứ năm, không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ công đoàn. Kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ của Trung tâm và tổ chức tư vấn pháp luật công đoàn các cấp sau đại hội. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản và nâng cao cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức công đoàn.

Theo đó, cơ cấu tổ chức hệ thống công đoàn cần phải được chú trọng hoàn thiện để đảm bảo có khả năng tập hợp được đông đảo người lao động,

đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Do vậy, phải có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa công đoàn các cấp cho phù hợp với tình hình thực tế của từng loại hình cơ sở.

Đối với công tác cán bộ, phải nâng cao năng lực, trình độ cũng như rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất, phong cách của cán bộ công đoàn cho phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường khi bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp họ tự tin, vững vàng khi đứng ra thực hiện các quyền của tổ chức công đoàn. Cán bộ công đoàn phải có kiến thức tương đối toàn diện đáp ứng được việc thực hiện chức năng, vai trò cũng như "thiên chức" cao cả của tổ chức công đoàn. Cán bộ công đoàn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn ngành nghề thuộc lĩnh vực mình công tác, có kiến thức pháp luật, hiểu biết về lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn, có kỹ năng, năng lực vận động, thuyết phục, tổ chức cho quần chúng hoạt động và có sức khỏe, sự nhiệt tình trong công tác công đoàn.

Các cấp công đoàn phải quan tâm đến cơ sở, bám sát cơ sở để từ đó phát hiện, lựa chọn những đoàn viên điển hình tiên tiến, nhiệt tình, có năng khiếu trong hoạt động quần chúng để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Đồng thời đẩy mạnh và không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của cán bộ công đoàn. Muốn vậy, các cấp công đoàn cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Ngoài ra, công đoàn cần phải quan tâm tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, chú trọng tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ công đoàn được học tập, làm việc, tiếp xúc, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt cần chủ động nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách bảo vệ, động viên kịp thời về vật chất, tinh thần đối với cán bộ công đoàn, tạo động lực khuyến khích họ gắn bó, nhiệt tình với công tác công đoàn.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là kiến thức về pháp luật nói chung, pháp luật công đoàn nói riêng. Đồng thời, thường xuyên cung cấp thông tin, tổ chức, trao đổi kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Hơn nữa, các cấp công đoàn cần có quy định và tổ chức tốt việc thực hiện các quy định về khuyến khích lợi ích vật chất, động viên khích lệ kịp thời về tinh thần đối với cán bộ hoạt động có hiệu quả. Công đoàn cũng cần nghiên cứu đổi mới công tác tài chính công đoàn để cán bộ công đoàn không chuyên trách được hưởng phụ cấp từ kinh phí công đoàn cấp trên tương ứng và phù hợp với loại hình, quy mô của công đoàn, nhất là đối với cán bộ công đoàn trong khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với cán bộ công đoàn cố tình không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì tổ chức công đoàn cũng cần phải có những chế tài cụ thể nhằm mục đích răn đe, nhắc nhở đối với họ.

Thứ sáu, xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa công đoàn các cấp với nhau. Tham gia cơ chế ba bên, nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước nhằm thực hiện các quyền đã được pháp luật thừa nhận.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa công đoàn với chính quyền, chuyên môn cùng cấp theo Chỉ thị số 60/CT ngày 24/02/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng) nhất là các công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài quốc doanh; khắc phục tình trạng làm chiếu lệ, mang tính hình thức; chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn cùng cấp định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp. Qua đánh giá, có các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại vướng mắc, sửa đổi, bổ sung kịp thời những nội dung không còn phù hợp.

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả trên thực tế cơ chế đối thoại giữa tổ chức công đoàn với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nhân trong nước,

đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Tham gia xây dựng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định pháp lý bảo vệ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đối với cán bộ công đoàn vừa làm công đoàn vừa là người làm công, hưởng lương của người sử dụng lao động.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở theo hướng giảm bớt trách nhiệm của công đoàn cơ sở, đề cao vai trò công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở; nâng cao năng lực đại diện bảo vệ công nhân lao động của công đoàn cơ sở.

Quan hệ giữa công đoàn và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nếu được xây dựng, phát triển dựa trên cơ sở sự hợp tác, liên kết giữa hai bên sẽ là một trong những đảm bảo cho hiệu quả hoạt động, thực hiện quyền của tổ chức công đoàn. Điều này càng cần thiết và quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp, bởi lẽ, nếu mối quan hệ giữa công đoàn và người sử dụng lao động hài hòa, ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Để xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động, công đoàn cần chủ động, tích cực ủng hộ những chủ trương đúng, những giải pháp hay của người sử dụng lao động. Đồng thời, cũng cần sử dụng những phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn. Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng phải thường xuyên liên hệ với người lao động, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ để kịp thời gặp gỡ, trao đổi cùng người sử dụng lao động nhằm định hướng giải quyết. Khi có mâu thuẫn, bất đồng xảy ra công đoàn cơ sở cần chủ động hòa giải giữa người sử dụng lao động và người lao động ngay tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Công đoàn cũng cần kết hợp với người sử dụng lao động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động. Quy chế phối hợp là bản quy ước giữa Ban chấp hành công

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí