Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 2

Nhiệm vụ nghiên cứu:


- Hệ thống hóa lý luận chung của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Hệ thống và đánh giá quy định của WTO, quy định của một số điều ước quốc tế tiêu biểu về bảo vệ môi trường có liên quan đến thương mại quốc tế.

- Nghiên cứu và phân tích quy định pháp luật của một số nước trong quá trình bảo vệ môi trường khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

- Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến thương mại khi Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tác động của một số quy định, tiêu chuẩn môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế đến Việt Nam. Khả năng đáp ứng và nội luật hóa các quy định đó vào thực tiễn pháp luật trong nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: các quy định về môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực và là một hệ thống các mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi xin được đưa ra một số vấn đề mang tính tiêu biểu, nổi bật như:

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 2

- Nghiên cứu quy định của WTO liên quan đến bảo vệ môi trường;

- Nghiên cứu một số điều ước quốc tế về môi trường mà hiện nay thường áp dụng phổ biến trong thực tiễn và nếu không tuân thủ các quy định này sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế - xã hội, thiệt hại cho môi trường, xa hơn nữa ảnh hưởng đến sự tồn vong của sự sống trên trái đất;

- Nghiên cứu quy định của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển, quốc gia có nền kinh tế đang phát triển làm căn cứ so sánh, rút ra những bài học thực tiễn cho Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp luận: luận văn vận dụng cách tiếp cận truyền thống để nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp (phương pháp ngoại suy, phương pháp nội suy…) và các phương pháp thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu, phương pháp đánh giá, bình luận.

6. Những đóng góp của luận văn


Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường. Chỉ ra mối tương quan giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường làm cơ sở phương pháp luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Phân tích, làm rò các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ môi trường, chỉ ra những khó khăn, thuận lợi khi Việt Nam tham gia thị trường quốc tế. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái nước ta.

Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong quá trình áp dụng pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia. Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước.

7. Bố cục luận của văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.

Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về bảo vệ môi trường có liên quan tới thương mại quốc tế.

Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nông Quốc Bình – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.

Do tính phức tạp và phạm vi tương đối rộng của để tài nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn để tiếp tục hoàn thiện đề tài trong những lần nghiên cứu sau.

NỘI DUNG‌‌


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Luật thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng của một quốc gia, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì các quan hệ hợp tác với nước ngoài có thể tác động rất lớn tới việc phát triển kinh tế.

Trên thực tế thương mại quốc tế có đối tượng và chủ thể rất đa dạng và phong phú bởi vậy trong nhiều trường hợp có rất nhiều cách hiểu và sử dụng khái niệm “thương mại quốc tế” chưa thống nhất.

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên”. [45]

Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005, “hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. [26]

Trong khi đó, tại Khoản 1, 2 Điều 27 và 28 Luật thương mại năm 2005, việc mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là việc “xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, theo đó hàng hóa được đưa ra, đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan”. [26]

Với cách tiếp cận khái niệm thương mại như trên, nên ở Việt Nam hai thuật ngữ là “International trade” (thương mại quốc tế) và “International commerce” (kinh doanh quốc tế), thường được hiểu chung một nghĩa là thương mại quốc tế. Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Nếu

International trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện với nhau thì International commerce là thuật ngữ chỉ hoạt động thương mại quốc tế do các thương nhân tiến hành.

Từ đó thấy rằng Việt Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia (bao gồm hành vi của quốc gia và hành vi của thương nhân) làm tiêu chí xác định quan hệ thương mại quốc tế.

Luật thương mại quốc tế:

Trong hơn một thế kỷ qua, động lực của toàn cầu hóa chính là sự bùng nổ thương mại hàng hóa và dịch vụ. Trong tương lai, thương mại quốc tế vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập toàn cầu, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu nhất cho thương mại quốc tế, cho toàn cầu hóa và hội nhập, đó chính là luật thương mại quốc tế. Ngày nay, pháp luật thương mại quốc tế đã trở thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và đồ sộ, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - thương mại quốc tế, là “bà đỡ” cho quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy luật thương mại quốc tế là gì?

Cho đến nay có nhiều cách định nghĩa về luật thương mại quốc tế:

Theo giáo trình luật thương mại quốc tế năm 2005 - Đại học quốc gia Hà Nội, “Luật thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, bao gồm quy phạm pháp luật quốc gia, quy phạm điều ước và tập quán quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại – quan hệ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, và thương mại liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.” [10]

Giáo trình luật thương mại quốc tế năm 2008 của trường Đại học luật Hà Nội lại có cách định nghĩa ngắn gọn hơn: “Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.” [11]

Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể thấy rằng, luật thương mại quốc tế hiện đại là một ngành luật đặc thù, bao gồm các quy phạm mang tính chất công pháp quốc tế và các quy phạm mang tính chất tư pháp quốc tế. Các quy

phạm mang tính chất công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế. Còn các quy phạm mang tính chất tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế.

1.1.2. Môi trường

Điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 có định nghĩa:

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.

“Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.” [24]

Từ cách định nghĩa trên thì môi trường bao gồm ba nhóm yếu tố sau:

- Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: Đất trồng trọt; lãnh thổ; nước; không khí; động, thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).

- Các thành tố xã hội – nhân văn gồm: Dân số và động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải; nghèo đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống, thói quen vệ sinh; luật, chính sách, hương ước, lệ làng...; tổ chức cộng đồng, xã hội...

- Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế) gồm: Các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh...; Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đô thị hóa...; công nghệ, kỹ thuật, quản lý.

Ba nhóm yếu tố trên tạo thành ba phân hệ của hệ thống môi trường, đảm bảo cuộc sống và sự phát triển của con người với tư cách là thành viên của một cộng đồng hoặc một xã hội.

Các phân hệ nói trên và mỗi thành tố trong từng phân hệ nếu tách riêng thì thuộc phạm vi nghiên cứu và tác động của các lĩnh vực khoa học khác, không phải của lĩnh vực khoa học môi trường: Ví dụ: đất trồng trọt là đối tượng nghiên cứu của khoa học thổ nhưỡng; dân tộc, văn hóa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn; công nghiệp, bao bì thuộc lĩnh vực kinh tế.

Nếu xem xét, nghiên cứu, điều khiển, quản lý riêng rẽ từng thành tố, từng phân hệ, thì vấn đề môi trường bị lu mờ và không được đặt đúng vị trí.

Vấn đề môi trường chỉ được phát hiện và quản lý tốt khi xem xét môi trường trong tính toàn vẹn hệ thống của nó. Môi trường có tính hệ thống. Đó là các hệ thống mở, gồm nhiều cấp, trong đó có người và các yếu tố xã hội – nhân văn, thông qua các điều kiện tác động, tác động vào hệ thống tự nhiên. Không thể có vấn đề môi trường nếu thiếu hoạt động của con người. Trong bất cứ vấn đề môi trường nào cũng có đầy đủ các thành tố của ba phân hệ:

- Phân hệ sinh thái tự nhiên: tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải.

- Phân hệ xã hội – nhân văn: tạo ra các chủ thể tác động lên hệ tự nhiên.

- Phân hệ các điều kiện: tạo ra các phương thức, các kiểu loại, các mức độ tác. động lên cả hai hệ tự nhiên và hệ xã hội nhân văn. Những tác động lên hệ tự nhiên gây ra do con người và hoạt động phát triển của con người được gọi là tác động môi trường. Những tác động ngược lại của hệ tự nhiên lên xã hội và hoạt động của con người được gọi là sức ép môi trường.

Do môi trường có tính hệ thống nên công tác môi trường đòi hỏi những kiến thức đa ngành, liên ngành. Những quyết định về môi trường chỉ dựa trên một lĩnh vực chuyên môn nhất định không hoàn hảo và không hiệu quả mà cần dựa trên sự hợp tác của nhiều ngành. Quản lý môi trường chính là điều phối sự hợp tác đó trên cơ sở thỏa hiệp tự nguyện và bắt buộc của các ngành nhằm thực hiện các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường.

1.1.3. Luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường

Như đã nói ở Mục 1.1.2, để thực hiện tốt các quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường cần phải đặt vấn đề môi trường, quản lý môi trường trong tính hệ thống.

luật thương mại quốc tế là một ngành luật độc lập, cũng có vai trò góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường chung.

Đối với vấn đề bảo vệ môi trường, luật thương mại quốc tế điều chỉnh tác động của thương mại quốc tế lên môi trường, tác động của môi trường đối với thương mại quốc tế và đảm bảo tính hài hòa giữa các mối quan hệ này.

Hiện chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, có thể tạm thời đưa ra một định nghĩa như sau: “Luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường là tổng thể các quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường.”

Việc áp dụng các biện pháp và công cụ môi trường trong thương mại quốc tế đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường giữa các nước, khuyến khích sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng được áp dụng như những biện pháp bảo hộ mậu dịch và trở thành rào cản trong buôn bán quốc tế. Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường thương mại quốc tế đang là thách thức to lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định, công ước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.

1.2. Mối quan hệ giữa luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường

Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế. Thương mại đóng vai trò ngày một lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi trường. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện tự do hóa thương mại, khi trao đổi sản phẩm và dịch vụ mang tính phổ biến vượt qua khuôn khổ quốc gia, sản xuất ở quy mô lớn thì tác động qua lại giữa thương mại và môi trường mới rò nét. Dựa trên cơ sở đó mà luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ tác động tương hỗ nhau. Xuất phát từ các chính sách thương mại sẽ tác động đến hoạt động thương mại và từ đó có tác động nhất định đến hoạt động bảo vệ môi trường. Ví dụ, chính

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí