Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 18

sinh thái trong nước, đồng thời đối phó được với các rào cản của các nước khác trong thương mại quốc tế đang ngày càng hiện đại và tinh vi.

3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Để các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, thực hiện sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần khẳng định vài trò và trách nhiệm của mình ở một số hoạt động sau:

Các doanh nghiệp cần thiết triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn: đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, các công nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất thải nước, chất thải khí…

Thực hiện quản lý chuỗi cung cấp về khía cạnh sinh thái và môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam khi sản xuất cần dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan đến hàng hóa của mình để nâng cao chất lượng hàng hóa sang thị trường xuất khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng các thị trường, nâng cao sức cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu của mình.

Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường: hiện chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn với các biện pháp tự vệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường đặc biệt là đối với các thị trường EU và Hoa Kỳ, việc có đầy đủ các thông tin về thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, mở rộng thị trường ở nước ngoài. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan đều cho thấy để đối phó với các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, vấn đề thu thập xử lý và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng.

Tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế: cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp liên tục đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa khi xuất khẩu. Mặc dù trong những năm gần đây, năng lực xuất khẩu của nước ta liên tục phát triển nhưng thực tế rất nhiều sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp của ta có năng lực cạnh tranh ở mức thấp, ngay cả khi so sánh với các nước láng giềng là Thái Lan và Trung Quốc. Chính vì vậy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thâm nhập các thị trường thì cũng mới chủ yếu đến được với khách hàng ở những phân đoạn thấp và trung bình. Nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tăng các chi phí nghiên cứu phát triển, từ đó tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao không những vượt qua được các hàng rào tiêu chuẩn ngày càng cao mà còn chiếm lĩnh được các phân đoạn cao hơn tại các thị trường nước ngoài.

Tăng cường năng lực pháp lý của doanh nghiệp: các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đến các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của mình. Các doanh nghiệp có thể có các cán bộ pháp lý là biên chế của mình hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn luật. Điểm mấu chốt là khía cạnh pháp lý phải được cân nhắc thấu đáo và thường xuyên trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty tư vấn luật của Việt Nam cũng như các công ty tư vấn luật quốc tế đều sẵn sàng cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp. Vấn đề là các doanh nghiệp có nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của các chuyên gia tư vấn về pháp lý hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị trường các nước nhập khẩu. Họ cần hết sức tránh các loại rào cản thương mại. Trong trường hợp đã mắc phải các loại rào cản đó, họ cần khôn khéo, tỉnh táo tìm cách tháo gỡ với sự trợ giúp của Chính phủ và hiệp hội.

Để phòng tránh với các vụ kiện thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần tăng xuất khẩu hàng có chất lượng cao, có cơ chế dự báo theo dòi thường xuyên sản xuất ở nội địa nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ bị kiện. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu càng cao thì nguy cơ phải đối mặt với những rào cản thương mại, môi trường từ phía các nước nhập khẩu càng lớn. Trong

trường hợp đối phó với các vụ việc điều tra rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, các biện pháp tự vệ và trợ cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu nên hợp tác với cơ quan điều tra của nước ngoài. Dẫn chứng trường hợp túi nhựa PE xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị nằm trong diện điều tra chống trợ cấp, ngay từ đầu, Công ty Tiến Thịnh của Việt Nam đã tự đề nghị được xếp vào diện bị đơn tự nguyện, phối hợp chặt chẽ với luật sư. Hai công ty nước ngoài còn lại chỉ phối hợp cầm chừng, thậm chí chủ động chuyển nhà máy sang nước khác. Kết quả điều tra công bố từ phía Hoa Kỳ, Công ty Tiến Thịnh hợp tác chặt chẽ với bên điều tra nên được hưởng mức thuế thấp, chỉ 0,44%. Theo quy định của điều tra chống trợ cấp thì mức thuế này gần như bằng 0. Những công ty khác phải chịu mức thuế cao, lên tới 52%. [50]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Để ứng phó với nguy cơ doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện, tranh chấp thương mại ngày càng cao và phức tạp, khi định triển khai hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nghiên cứu kỹ các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương, đồng thời, cần lưu ý thêm việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý để tránh những rắc rối không cần thiết. Doanh nghiệp nên sử dụng tư vấn pháp lý ngay từ khi bắt đầu đàm phán cho đến khi ký hợp đồng với đối tác, thực hiện hợp đồng, và khi xảy ra tranh chấp, như vậy là chúng ta đã có một bài bản pháp lý để chống lại các vụ kiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây dựng tính cộng đồng cao hơn nữa để bảo vệ lợi ích khi tham gia xuất khẩu. Bởi các rào cản thương mại môi trường thường được các nước sử dụng bao gồm các điều kiện về kỹ thuật như: chất lượng, nhãn mác, bao bì, hoặc các đòi hỏi về vệ sinh dịch tễ được áp dụng đối với các hàng hoá nông sản, các sản phẩm động thực vật… Đây là các quy định có tính bắt buộc mà hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nguồn đều phải tuân thủ. Biện pháp đối phó hiệu quả với các loại rào cản là hàng hóa trước khi xuất khẩu phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đã đặt ra.

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 18

Muốn làm được việc đó, cần duy trì các đơn vị thường trực theo từng chuyên ngành để kiểm soát về điều kiện kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, vệ sinh dịch tễ… đối với từng nhóm hàng cụ thể.

3.2.3. Củng cố vai trò của các hiệp hội góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Thông thường khi rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng thì đối tượng của nó không chỉ là một hay một số ít các doanh nghiệp mà đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường đó. Vụ việc cá tra Việt Nam bị các thành viên của WWF ở 6 nước Châu Âu đưa vào “danh sách đỏ”, ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Nếu như các doanh nghiệp cùng chung sức để đối phó với các rào cản thì sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với từng doanh nghiệp đấu tranh lẻ tẻ. Mặt khác, họ lại cần phải hợp tác chặt chẽ trong việc đấu tranh với các biện pháp trừng phạt thương mại của nước nhập khẩu. Đối với tình huống này, giải pháp được tiến hành là thành lập và tham gia các nghiệp đoàn, các hiệp hội của các nhà xuất khẩu. Từ đó tạo thành liên minh thống nhất có chung đối sách với rào cản thì sẽ nhận được phán quyết có lợi hơn. Bài học cho giải pháp này chính là việc hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có những hành động rất quyết liệt bảo vệ ngành cá tra Việt Nam nói chung và các doanh xuất khẩu cá tra Việt Nam nói riêng.

Hiệp hội là nơi cung cấp các nguồn thông tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại. Các hiệp hội là nơi cấp nguồn thông tin phong phú để giới thiệu về các thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội có thể trở thành đối tác với cơ quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp.

Các hiệp hội hoàn toàn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng, vừa hạn chế được phiền hà từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để hiệp hội, ngành hàng hoạt động hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh

nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.

Tuy nhiên, có một thực trạng là nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia hiệp hội. Một số hiệp hội cũng chưa chứng tỏ vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Các hiệp hội của Việt Nam chưa thực sự có sức cạnh tranh và sự liên kết chặt chẽ. Cá biệt với một số hiệp hội, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên vẫn xảy ra, việc vi phạm nghị quyết của hiệp hội là khá phổ biến nhưng cơ chế ngăn chặn và xử lý lại kém hiệu quả. Các kiến nghị của hiệp hội chỉ tập trung vào kiến nghị với Chính phủ về vấn đề bù lỗ, bù lãi suất, thưởng hoặc hỗ trợ tài chính, một số kiến nghị mang tính chất cục bộ, không phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO. Hầu hết các hiệp hội không quan tâm đến công tác dự báo và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với các rào cản về môi trường trong thương mại quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

Lâu nay, các hiệp hội ở nước ta vẫn bị coi là dựng lên để đấy, chứ không có thực quyền. Xảy ra tình trạng này trước hết là nhận thức nhiều người quá đề cao vai trò Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhà nước có thể cáng đáng và giải quyết mọi công việc trong xã hội. Hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu và mang tính biểu tượng. Gia nhập hiệp hội, các doanh nghiệp thường kỳ vọng ở các hiệp hội ngoài việc đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho mình còn phải góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cần thiết khác. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc nộp lệ phí, góp tiền để nuôi hiệp hội thì họ phải có lợi ích nhất định. Tuy nhiên trên thực tế thì các hiệp hội hiện nay với những hạn chế về kinh phí, nhân lực, bộ máy... rất khó để đáp ứng các yêu cầu nói trên của doanh nghiệp

Từ những tồn tại trên, để nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc xử lý đối phó với thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế, các hiệp hội phải thành lập hoặc củng cố bộ phận thông tin của hiệp hội để thu thập và xử lý thông tin có tính chất chuyên ngành về các thị trường xuất khẩu chủ yếu.

Các hiệp hội cần tăng cường khả năng sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện. Tại hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các hiệp hội chủ động phát động chứ không phải là do các cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề khởi kiện và kháng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế không phải vấn đề là để phán xử ai thắng ai thua mà là để đòi hỏi các quyền đối xử bình đẳng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Lâu nay, các hiệp hội của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc đi hầu kiện mà chưa chủ động trong việc khởi kiện và kháng kiện. Vì vậy thời gian tới các hiệp hội tùy theo điều kiện của mình mà cần thiết thì sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện.

Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để hiệp hội, ngành hàng hoạt động hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.

Các hiệp hội cần tăng cường vai trò của mình trong việc giáo dục tuyên truyền, phố biến kiến thức chuyên ngành tới từng hội viên. Từ đó nâng cao khả năng nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế, các tiêu chuẩn môi trường của từng quốc gia, từng tổ chức, cách thức thực hiện xuất nhập khẩu vượt qua các rào cản của mỗi quốc gia. Các hiệp hội cần xây dựng cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những thành tích nâng cao tính ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường của các hội viên trong phạm vi ngành nghề của mình. Bên cạnh đó, cơ chế kỷ luật cũng cần xây dựng và áp dụng chặt chẽ nhằm nâng cao tính nghiêm minh và vai trò của hiệp hội.

Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Điều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để cạnh tranh,

tồn tại và phát triển được, hiệp hội giờ đây phải tham gia hoạt động hội viên, tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thông sản phẩm và tham mưu cho Chính phủ, bộ, ngành. Cần nâng cao vai trò của hiệp hội trong việc giám sát các cơ quan nhà nước. Vì đây là những đơn vị có tác động rất lớn đến lợi ích của doanh nghiệp trong tháo gỡ những thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp thực hiện đúng luật, đúng cam kết khi nước ta gia nhập WTO.

3.2.4. Xác định trách nhiệm của từng cá nhân đối với hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân, toàn quân ta. Công tác xây dựng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các mục 3.2.1 đến 3.2.3 cho thấy chức năng, vai trò rất lớn của nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới một chủ thể nhỏ bé, nhưng có vai trò đặc biết quan trọng, vai trò của cá nhân trong xã hội. Các chủ thể này có vai trò tác động và hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ môi trường khi Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế. Nhờ có cơ chế của nhà nước mà chúng ta xây dựng và phát huy được tinh thần bảo vệ môi trường trong từng doanh nghiệp, mỗi hiệp hội ngành hàng và đối với từng cá nhân. Việc xây dựng quỹ bảo vệ môi trường, tạo ra quỹ khen thưởng kỷ luật rò ràng sẽ tác động mạnh đến ý thức của từng cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, nếu đầu tư giáo dục tốt, từng cá nhân trong xã hội chính là nhân tài của đất nước, quay trở lại góp phần nâng cao cải tiến quy định của pháp luật, cải tiến máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh tiến độ hội nhập của đất nước. Ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên của từng cá nhân trong xã hội, ý thức cộng đồng, tuân thủ quy định của pháp luật bảo vệ môi trường giúp môi trường sống của chúng ta ngày càng trong sạch hơn.

Người đứng đầu các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cần nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc đưa các ứng dụng tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại vào vận hành, vượt qua các rào cản thương mại môi trường khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối tuân thủ các cam kết đánh giá tác động môi trường đã ký với cơ quan nhà nước. Trong trường hợp xảy ra sai phạm, chủ

doanh nghiệp là người đứng đầu chịu trách nhiệm xử lý giải quyết kịp thời ô nhiễm, đền bù thiệt hại cho người dân.

Để bảo vệ môi trường, phải quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, cũng như trách nhiệm của từng bộ, ngành. Trách nhiệm cá nhân được xác định rò ngay từ cơ chế tổ chức của các cơ quan bộ máy nhà nước trong việc xây dựng giám sát việc bảo vệ môi trường. Khi xảy ra các vấn đề môi trường người dân cần phải báo cho ai, như thế nào? Đây là vấn đề cần được làm rò trong các thiết chế tổ chức của từng cơ quan chuyên ngành. Cơ quan quản lý cấp trung ương có Cục bảo vệ môi trường, Vụ môi trường, Vụ tác động và đánh giá môi trường..., tuyến tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường... Hiện nay, các cán bộ quản lý về lĩnh vực chuyên ngành này còn thiếu và yếu, việc giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường bị coi là quá sức. Do đó việc tăng cường nhân lực thực hiện quản lý môi trường là rất cần thiết.

Hiện nay, loại tội phạm về môi trường chưa được xử lý nghiêm khắc và kịp thời khiến cho môi trường sống của con người luôn bị ảnh hưởng. Nguyên do là ngay từ khi cấp giấy phép đầu tư cho các nhà máy, xí nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở nước ta còn nhiều thiếu xót. Ví dụ như việc lựa chọn vị trí xây dựng những nhà máy này chưa phù hợp với việc phát triển các ngành kinh tế khác và vị trí các khu dân cư. Mặt khác, khi các nhà máy xí nghiệp này được xây dựng và đi vào hoạt động thì việc kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về môi trường cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Chỉ đến khi dư luận xã hội, quần chúng nhân dân lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc để xem xét giải quyết những vụ việc vi phạm. Bên cạnh đó, việc điều tra, truy tố các hành vi vi phạm cũng chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm đúng mức. Việc xử lý vi phạm thường chậm chạp, không kịp thời ngăn chặn hậu quả, nguy hại cho môi trường, khi có sai phạm xảy ra việc quy trách nhiệm là khó khăn bởi cơ quan chuyên môn quản lý môi trường còn quản lý lỏng lẻo, bất hợp lý trong việc phân bổ cán bộ quản lý môi trường.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí