Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 19

Hiện nay, để xây dựng một cơ chế góp phần bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, việc xác định trách nhiệm tới từng cá nhân cụ thể trong mỗi vụ việc là cần thiết. Cần sử dụng tổng hợp đồng bộ tất cả các biện pháp từ tuyên truyền, quản lý, kiểm tra giám sát và xử phạt nghiêm khắc kịp thời tất cả các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.

Như vậy, để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường thì vai trò và trách nhiệm của các chủ thể như Nhà nước, các doanh nghiệp, hiệp hội và các cá nhân trong xã hội là vô cùng to lớn. Mỗi nhóm chủ thể đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng, tuy nhiên để công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật được trọn vẹn thì cần phải có liên kết, hợp lực và ý chí thống nhất quyết tâm của tất cả các chủ thể này.

KẾT LUẬN

Môi trường là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thời đại, là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, là thách thức gay gắt nhất đối với tương lai phát triển của cộng đồng thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio – Janiero, Braxin năm 1992 đã chứng minh rằng, vấn đề suy thoái môi trường ở các nước đang phát triển và những mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giá trị môi trường ngày càng trở nên quan trọng hơn. Khi tất cả các nước đều đấu tranh vì mục tiêu bảo vệ môi trường trên phạm vi khu vực hay toàn cầu, trong đó vấn đề quản lý môi trường của riêng mỗi nước đều có yêu cầu trao đổi thông tin về công nghệ, về chính sách, đặc biệt về kinh nghiệm quản lý đòi hỏi ngày một nhiều hơn. Những mối quan hệ quốc tế đa phương, song phương về môi trường trong thời gian qua cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của các quan hệ này và cách giải quyết chúng được coi là phương pháp hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường ở từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, có thể rút ra một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, từ những vấn về lý luận của luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, luận văn phân tích một số khái niệm cơ bản như: luật thương mại quốc tế, môi trường, luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường. Từ cách tiếp cận với các khái niệm trên, thấy rằng cần phải nghiên cứu các vấn đề về môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó mà luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ biện chứng tác động tương hỗ nhau. Kết thúc chương I, luận văn hệ thống các loại nguồn luật điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, làm cơ sở cho việc phân tích một số quy định này tại Chương II của luận văn.

Thứ hai, việc nghiên cứu các quy định của WTO như: các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật đối với sản phẩm (TBT), các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)... cho thấy để giải quyết những mối liên quan giữa thương mại và môi trường,

các thành viên WTO chỉ hoạt động dựa trên những quy định của WTO về việc giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên họ tin tưởng rằng các chính sách về thương mại và môi trường có thể bổ sung cho nhau.

Việc thực hiện các hiệp định, công ước, điều ước quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hóa thương mại góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường, khuyến khích sản xuất, trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, chương II của luận văn tiếp tục nghiên cứu một số điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như: Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn, Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (BASEL), Công ước về đa dạng sinh học.

Pháp luật các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Indonesia về cơ bản đều quy định đầy đủ, chặt chẽ, kết hợp thống nhất giữa tự do hóa thương mại đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các quy định này làm cơ sở cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường để phát triển thương mại và bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thứ ba, sau khi tổng kết các định hướng cơ bản thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, luận văn đã khẳng định việc xây dựng các quy định tiêu chuẩn này không đơn giản chỉ diễn ra trong một sớm một chiều, không chỉ là nhiệm vụ riêng của Nhà nước, Chính phủ mà là sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, cụ thể là các nhóm chủ thể: doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân.

Chính phủ cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản môi trường thông qua các hoạt động tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp từ xây dựng cơ sở hạ tầng tới đào tạo nguồn nhân lực bởi các rào cản kỹ thuật hiện nay không chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng mà còn gắn với toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ nguồn nguyên vật liệu tới quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và người lao

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 19

động tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Hơn nữa sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO, SA có ý nghĩa sống còn trong quá trình thúc đẩy các mặt hàng nội địa xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng cường củng cố vai trò của các hiệp hội, xác định trách nhiệm của từng cá nhân đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Đề tài “Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường” đã có những đóng góp nhất định vào việc cung cấp những thông tin về hệ thống quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, đánh giá tác động của chúng đối với pháp luật Việt Nam và chỉ ra những hạn chế và khả năng đáp ứng được các yêu cầu đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo hướng đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường quốc tế.

Với luận văn này, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo và góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Đây là một đề tài có phạm vi rộng và phức tạp, trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Nếu có cơ hội, trong những đề tài nghiên cứu khoa học lần sau, tác giả xin tiếp tục được tìm hiểu sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề và hoàn thiện các nội dung đã trình bày. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Dương Thanh An (2002), Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng của chúng tới hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

2. Bộ công thương (2008), “Tranh chấp liên quan đến khiếu nại của Hoa Kỳ rằng Nhật Bản áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ nhằm hạn chế nhập khẩu táo của Hoa Kỳ là vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp định các biện pháp vệ sinh dịch tễ”, http://wto.nciec.gov.vn, ngày 2/11.

3. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9 về nhãn hàng hóa, Hà Nội.

4. Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp năm 1973.

5. Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng năm 1989.

6. Công ước về Đa dạng sinh học năm 1992.

7. Cục bảo vệ thực vật (2012), “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của quốc tế và Việt Nam”, http://www.ppd.gov.vn, ngày 27/4.

8. Hùng Cường (2010), “Cuộc chiến bảo tồn động vật hoang dã”, http://vov.vn, ngày 11/4.

9. Thế Dũng (2008), “Vedan mắc 10 sai phạm nghiêm trọng”, http://nld.com.vn, ngày 20/9.

10. Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP (2010), “Thông cáo báo chí: Về việc một số tổ chức của WWF ở châu Âu đưa cá tra vào “danh sách đỏ”, http://www.vasep.com.vn/, ngày 7/12.

14. Đăng Lâm (2012), “Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung đang xác định, thống kê mức độ thiệt hại của dân để đền bù”, http://www.monre.gov.vn, ngày 17/2.

15. Phan Nam (2011), “Sản phẩm nhiễm DEHP: trách nhiệm thuộc về ai?”,

http://dddn.com.vn, ngày 16/6.

16. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn, năm 1987.

17. Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – cục xúc tiến thương mại (2010), “Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ”, http://www.vietrade.gov.vn, ngày 30/3.

18. Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – cục xúc tiến thương mại (2010), “Hồ sơ thị trường Indonesia”, http://www.vietrade.gov.vn, ngày 28/5.

19. Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – cục xúc tiến thương mại (2010), “Hồ sơ thị trường Thái Lan”, http://www.vietrade.gov.vn, ngày 30/5.

20. Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – cục xúc tiến thương mại (2010), “Hồ sơ thị trường Thụy Điển”, http://www.vietrade.gov.vn, ngày 24/6.

21. Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – cục xúc tiến thương mại (2010), “Hồ sơ thị trường Trung Quốc”, http://www.vietrade.gov.vn, ngày 8/2.

22. Nguyễn Văn Phương (2006), “Việt Nam với việc thực thi công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02, tr. 33.

23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật đa dạng sinh học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật an toàn thực phẩm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

33. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2008), “Luật lệ thương mại Hoa Kỳ - một số hạn chế nhập khẩu khác”, http://www.vietnam-ustrade.org, ngày 2/4.

34. Tổ chức thương mại thế giới (1994), Hiệp định Marrakesh.

35. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO.

36. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm.

37. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật.

38. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định nông nghiệp.

39. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

40. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

41. Tổ chức thương mại thế giới (1995), Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ.

42. Nguyễn Thu Trang (2010), “Nguy cơ kiện trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”, http://wto.nciec.gov.vn, ngày 3/6.

43. Nguyễn Thành Trung (2008), “Chương trình nghị sự toàn cầu về tội phạm môi trường”, http://www.thiennhien.net, ngày 3/5.

44. Thanh Tùng (2011), “Việt Nam đang mất dần sự đa dạng sinh học”,

http://www.cand.com.vn, ngày 24/01.

45. Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2011), http://vi.wikipedia.org,

ngày 28/10.

46. Văn phòng TBT Việt Nam (2010), “Bài học về thương mại và môi trường nhìn từ một vụ kiện trong WTO”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 29/3.

47. Ái Vân (2011), “Việt Nam cam kết giảm khí thải gây suy giảm tầng ô dôn”,

http://www.baomoi.com, ngày 20/6.

48. Viện nghiên cứu thương mại - Bộ công thương (2005), “Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm của nước ta cấm nhập khẩu, lưu thông một số hàng hóa có liên quan đến môi trường, phù hợp với các điều ước quốc tế về môi trường”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 21/6.

Tiếng Anh


49. WTO Secretariat (2005), China trade policies Review

50. WTO Secretariat (2005), US trade policies Review

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022