Biện Pháp Kiểm Dịch Động Thực Vật

để chế biến thực phẩm; đã quá thời hạn sử dụng, không rò nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rò nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rò nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sản xuất, kinh doanh bị nghiêm cấm đối với: Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thực phẩm bị biến chất; thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu… [30]

Để triển khai các cam kết của Hiệp định TBT, Việt Nam đã rà soát và ban hành một hệ thống pháp luật liên quan đến TBT, bao gồm cả các văn bản luật, dưới luật… Nhìn chung, hệ thống này đã tương đối hoàn thiện, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đã đạt được sự công khai, minh bạch và tính dự báo, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT như không phân biệt đối xử, không hạn chế thương mại quá mức cần thiết. Hơn thế nữa, một số cơ quan được thành lập như văn phòng TBT Việt Nam, mạng lưới TBT Việt Nam nhằm thực thi có hiệu quả cam kết về TBT.

3.1.1.2. Thực tiễn áp dụng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, việc thực hiện tốt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật trong nước cũng như quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Để xây dựng năng lực vượt qua các rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn môi trường cũng như trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu chú trọng

đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may đã sớm có những nỗ lực trong vấn đề này, điển hình là công ty May 10: Bình quân hàng năm, công ty May 10 đón tiếp hàng chục đoàn của các đối tác nước ngoài đến kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra, công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bị thẻ từ, bảng chấm công điện tử... giúp cho việc kiểm tra số giờ làm thêm của công nhân được dễ dàng và minh bạch. Để kiểm tra việc có sử dụng lao động vị thành niên hay không, trong hồ sơ tuyển dụng lao động, công ty có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của đối tác nước ngoài như: chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy kiểm tra sức khỏe... Đối với phân xưởng sản xuất, công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, có cửa thoát hiểm cho người lao động khi có sự cố. Về công tác an ninh doanh nghiệp, ngoài hệ thống bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt, kiểm soát, kiểm tra tỉ mỉ những người ra vào, công ty còn có các giải pháp kiểm tra, giám sát những người làm việc tại các bộ phận quan trọng như: kiểm tra chất lượng hàng, đóng gói hàng, nhập – xuất hàng... kiên quyết không xảy ra những sai sót, dù nhỏ trong công tác giao nhận hàng. Tuy nhiên, những điều trên cho thấy rằng những biện pháp mà công ty May 10, một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) thực hiện trong bối cảnh chưa đủ khả năng thực hiện toàn bộ các yêu cầu của SA 8000. [12]

Hiện nay, các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó có dệt may phải đối mặt với các tiêu chuẩn “xanh”, “sạch” đối với sản phẩm từ nhập khẩu nguyên liệu đến thành phẩm. Tiêu chuẩn thương mại “xanh” trở thành rào cản thương mại “xanh”, đối với sản phẩm dệt may, tiêu chuẩn này đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Tại Việt Nam, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” của ngành dệt may vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng các doanh nghiệp trong các dây truyền nhuộm vẫn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh

thái, sức khỏe người lao động và thậm chí đến cả người sử dụng sản phẩm. Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng, không được kiểm soát thì các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường để đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường.

Bên cạnh tiêu chuẩn “xanh” của ngành dệt may, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển của đất nước ta. Tác hại của thực phẩm nhiễm bẩn, không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng. Thời gian qua, cả nước xảy ra không ít vụ tử vong do ngộ độc cấp, khiến dư luận xã hội thêm lo ngại. Việc đưa một chất mới và lạ vào thực phẩm vẫn là thách thức đối với các cơ quan quản lý từ lâu nay. Khó có thể phát hiện nếu như người sản xuất không thấy trách nhiệm của mình trước khi đưa một chất vào quá trình sử dụng. Rất nhiều trường hợp nhà chức trách biết đến và phát hiện ra vấn đề khi sản phẩm gây ngộ độc hoặc tử vong đối với người sử dụng. Ví dụ như sữa chứa melamin ở Trung Quốc, đồ chơi trẻ em có hàm lượng chì, cadmin cao ở Hoa Kỳ… Việc làm thế nào để chủ động phát hiện ra các chất nguy hại trong hàng triệu, hàng triệu sản phẩm hàng ngày lưu thông trên thị trường, đó là bài toán nan giải. Hầu hết các nước đều ban hành danh mục các chất độc hại cấm hoặc hạn chế đưa vào sản phẩm. Ở nước ta cũng vậy, nhiều nguyên nhân để các chất dù đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được lưu thông và đưa vào sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Tháng 6/2011, đoàn thanh tra của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ y tế) phát hiện công ty New Choice Foods (Bình Dương) có sử dụng chất phụ gia thực phẩm tạo đục có chất gây ung thư DEHP và đã tiến hành thu hồi xử lý các sản phẩm có chứa DEHP. Đoàn đã xác nhận, niêm phong 100kg chất phụ gia thực phẩm tạo đục của công ty New Choice Foods nhập từ Công ty Triko Foods Co.LTD (Đài Loan). Việc phát hiện các sản phẩm có chứa DEHP tại Việt Nam sau khi hàng loạt các nước đưa ra cảnh báo về các sản phẩm có chứa chất này. Không biết còn bao nhiêu sản phẩm chứa chất DEHP trong thời gian tới sẽ được công bố nhưng rò ràng qua vụ việc này đã bộc lộ những lỗ hổng trong việc quản lý hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. DEHP là một chất hóa dẻo

hữu hiệu nhất trong ngành công nghiệp nhựa và chất dẻo, nếu sử dụng trong thực phẩm sẽ làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, khiến cơ quan sinh sản của nam giới bị “teo” lại, hoạt chất này còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ. [15]

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 13

Đã có quy định về việc kiểm tra của các cơ quan chức năng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước thì phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, chủ doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra nhà nước tại cơ quan kiểm tra nhà nước được Bộ y tế chỉ định và chịu sự kiểm tra của cơ quan này. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu chỉ được phép lưu hành sau khi đã được kiểm tra, có kết quả đạt yêu cầu và đáp ứng các quy định khác về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vậy tại sao có quá nhiều các sản phẩm được nhập khẩu có chứa chất DEHP lưu hành trên thị trường được phát hiện như vậy. Nhưng cũng chưa có một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc trên và khi chưa phải chịu trách nhiệm thì có thể thiết lập một cơ chế kiểm soát hiệu quả?

Sự việc xảy ra ngay sau tháng an toàn vệ sinh thực phẩm và trước khi Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực (từ ngày 01/7/2011). Theo cách cảnh báo thường thấy khi có sự cố xảy ra, các ngành chức năng sẽ đề nghị doanh nghiệp nhanh chóng tự kiểm nghiệm, công bố các sản phẩm có DEHP trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghĩa là kêu gọi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn đối với mỗi sai phạm như trên được nhà chức trách suy xét và xử lý tận gốc như thế nào?

3.1.2. Biện pháp kiểm dịch động thực vật

3.1.2.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam


Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) là một trong những hiệp định quan trọng nhất của của Tổ chức thương mại thế giới. Khi gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo rằng tất cả các quy định, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn bảo vệ động thực vật được áp dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế vào thời điểm gia nhập, không có bất cứ giai đoạn quá độ nào.

Ngày 9/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 99/2005/QĐ- TTg về việc thành lập Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam). Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin; thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật.

Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 147/2008/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, đáp ứng nghĩa vụ thành viên của WTO. Mục tiêu: Thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm bởi hóa chất và vi sinh vật gây hại; đẩy mạnh hơn nữa thương mại hóa các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành nhiều văn bản thực thi các vấn đề liên quan đến các biện pháp vệ sinh dịch tễ ví dụ như:

Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010, hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2010, về việc đưa các sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/11/2010, ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2010, ban hành “danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”.

Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

Một trong những quy định thuộc nhóm các biện pháp kỹ thuật là Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hóa, Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

"Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

"Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa gồm: Tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng hàng hóa; ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản; xuất xứ hàng hóa… Ngoài nội dung quy định này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. [3]

Văn bản mới gần đây nhất áp dụng đối với người tiêu dùng sản phẩm, Luật bảo vệ người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. [31]

Điểm mới và tiến bộ của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 là khách có quyền khởi kiện doanh nghiệp mà không cần chứng minh thiệt hại. Muốn thắng kiện, thương nhân phải chứng minh mình không có lỗi. Về hoà giải giữa thương nhân với người tiêu dùng khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo biên bản hoà giải thành, thì bên kia có quyền đề nghị cơ quan thẩm quyền ra quyết định buộc thi hành.

3.1.2.2. Thực tiễn áp dụng

Việc thực hiện Hiệp định SPS đem lại khả năng cho Việt Nam được viện dẫn cơ quan giải quyết tranh chấp WTO trong trường hợp không tuân thủ Hiệp định SPS, khả năng cho Việt Nam tham gia vào công việc về các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội đối với Việt Nam vì tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tham gia thực hiện các tiêu chuẩn góp phần cụ thể hoá thông tin kỹ thuật và khoa học có giá trị liên quan đến các sản phẩm và quá trình sản xuất, do đó tạo thuận lợi cho chuyển giao kiến thức kỹ thuật và khoa học. Việc chuyển giao bí quyết sản xuất và kinh nghiệm quý có thể làm giảm chi phí tiêu chuẩn hoá. Áp dụng

tiêu chuẩn còn thúc đẩy tính hiệu quả của sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào thương mại quốc tế bằng việc giảm tính không tương thích của sản phẩm và các chi phí giao dịch. Việc áp dụng SPS còn làm tăng cường lòng tin của người tiêu dùng, qua đó tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, không phải không có thách thức đặt ra. Đó là Việt Nam phải bỏ ra các khoản chi phí điều chỉnh sản xuất tuân theo các quy định khác so với thị trường trong nước; chi phí thử nghiệm sản phẩm hoặc tiến hành đánh giá hợp chuẩn; chi phí tham gia vào các tổ chức quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn. Chẳng hạn như để tham gia vào Uỷ ban an toàn thực phẩm đòi hỏi Việt Nam phải có được nguồn tài chính và nhân lực cần thiết để tham gia hiệu quả vào việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn sản phẩm.

Một thách thức khác nữa là hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu các biện pháp kiểm tra tại thị trường nhập khẩu. Các biện pháp SPS là một thách thức, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ trong lĩnh vực thủy sản, gắn với thị trường chỉ bằng chuỗi thị trường nhỏ lẻ. Các biện pháp SPS phải được thực hiện để đảm bảo Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Các biện pháp SPS có thể trở thành một cơ hội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nhà xuất khẩu khác.

Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản nước ta cũng đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, loại bỏ độc tố và dư lượng vi sinh trong sản phẩm; tuân thủ từng bước các quy trình vận chuyển, bảo quản, đóng gói để nâng cao yêu cầu vệ sinh thực phẩm; từng bước áp dụng các phương pháp sản xuất sạch đi đôi với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9.000, ISO 14.000, HACCP; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác thông tin và tiếp thị nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập thị trường quốc tế cũng gặp phải không ít khó khăn: Vụ việc ngày 6/12/2010, một số sản phẩm cá tra Việt Nam bị các thành viên của WWF ở 6 nước EU (Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) chuyển từ “danh sách da

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022