cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng) trong các bản hướng dẫn người tiêu dùng năm 2010-2011 ở các nước đó. Đây là kết quả khảo sát do một công ty tư vấn độc lập do WWF các nước này thuê, tiến hành đánh giá hơn 100 loài loài thủy sản thực phẩm trên thế giới theo bộ tiêu chí phát triển bền vững mới sửa đổi của WWF. [13]
Từ nhiều năm qua, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cá tra đã trở thành một sản phẩm chiến lược quốc gia. Nghề nuôi đã nhanh chóng chuyển từ phương thức nuôi thủ công sang nuôi thâm canh mật độ cao trong các ao đất kín, với công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý ngày càng hiện đại.
Từ năm 2003, Việt Nam đã phổ biến áp dụng tiêu chuẩn của hệ thống quản lý SQF 1000CM (thực phẩm an toàn chất lượng), SQF 2000 cho các nhà máy chế biến thủy sản của Hiệp hội tiếp thị thực phẩm (FMI) Mỹ, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam luôn chủ động cập nhật thông tin và áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
của người tiêu dùng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã và đang xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín, nhằm quản lý chặt chẽ mọi yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm cá tra (con giống, thành phần thức ăn, công nghệ nuôi, kiểm soát sức khỏe cá nuôi, công nghệ chế biến, điều kiện an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân,...). Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc với các công nghệ hiện đại như RFID (định vị bằng tần số vô tuyến) và rất chú trọng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng...
WWF là một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ thiên nhiên, để vận động cho bộ quy chuẩn mới của mình, họ đã đưa ra mục tiêu 20% người nuôi áp dụng những tiêu chuẩn mà họ xây dựng và giai đoạn đầu họ hướng đến việc khuyến cáo người nuôi áp dụng theo tiêu chuẩn này. Hiện nay, việc các nước nhập khẩu lấy tiêu chuẩn của WWF để mua cá tra là hiếm mà vẫn thường sử dụng các tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng (GlobalGAP, SQF 1000CM, SQF 2000). Hơn nữa, phương pháp được áp dụng để tiến hành đánh giá do một số ít các tổ chức xây dựng mà không thảo
luận với bất cứ tổ chức chính thức tham gia nuôi cá tra nào cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam là không khách quan, không công khai, không minh bạch và vi phạm tiêu chí của Hiệp định SPS.
Những phản ứng tức thời và gay gắt của các công ty thương mại thủy sản lớn và có uy tín ở EU như Tập đoàn Findus và Tập đoàn Birds Eye Iglo cho thấy việc làm này gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng và các doanh nghiệp một số nước EU nhập khẩu và kinh doanh cá tra, nhất là trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính đầy khó khăn hiện nay. Nó còn gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước EU, gây khó khăn nghiêm trọng cho đời sống của hàng vạn gia đình nông dân nuôi cá và người lao động trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.3. Lĩnh vực đầu tư
3.1.3.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, nhờ vào chính sách “mở cửa” đón luồng gió mới từ nước ngoài mà Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng nâng cao kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đó là dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế nước ta.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Tiêu Chuẩn Đối Với Hàng Hóa Và Dịch Vụ
- Thực Trạng Và Một Số Kiến Nghị Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế.
- Biện Pháp Kiểm Dịch Động Thực Vật
- Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 15
- Một Số Kiến Nghị Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế
- Tăng Cường Đàm Phán Cấp Nhà Nước, Ký Kết Và Thực Hiện Các Điều Ước Quốc Tế Về Thương Mại Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Ngày 29/11/2005, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Luật này “quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài”. [25]
Liên quan đến lĩnh vực môi trường, Khoản 6 Điều 20 quy định nghĩa vụ của Nhà đầu tư trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và các quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, về môi trường, về lao động, về đăng ký kinh doanh,
đăng ký đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. [25]
Một trong những thủ tục để hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư là doanh nghiệp phải có đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Điều 45 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, việc thẩm tra dự án đầu tư cần thực hiện theo một số nội dung trong đó có giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường. Theo Luật bảo vệ môi trường 2005, đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là chủ các dự án quy định tại Điều 18. Trách nhiệm của chủ dự án là “lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án”. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình phải có cam kết bảo vệ môi trường. Cam kết bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung như: địa điểm thực hiện; loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. [24]
Luật đầu tư 2005, Điều 27 quy định về ưu đãi đầu tư đối với một số ngành nghề, trong đó có ưu đãi trong lĩnh vực kinh doanh “sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, nghiên cứu, ươm tạo, phát triển công nghệ cao...”. Đồng thời, “dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường…” [25] là lĩnh vực bị cấm đầu tư.
Trên cơ sở các quy định trên, doanh nghiệp cần thực hiện tốt chính sách đầu tư, các quy định về bảo vệ môi trường, trong quá trình sản xuất, kinh doanh; cơ quan nhà nước chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài.
3.1.3.2. Thực tiễn áp dụng
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Theo quy định được trình bày ở mục 3.1.3.1, trong quá trình đầu tư, chủ dự án cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế, có quá nhiều sai phạm xảy ra dẫn đến hậu quả vô cùng nhiêm trọng đối với môi trường. Bên cạnh các lợi ích của hoạt động đầu tư như hàng năm đóng góp vào GDP cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của một bộ phận lớn dân cư góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tác động xấu của hoạt động đầu tư nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… tới môi trường là rất đáng kể. Các hoạt động này chiếm nhiều đất đai canh tác và trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi khí hậu; làm nhiễm bẩn nước ngầm, nước mặt của khu vực, xả bụi, khí thải độc hại vào không khí, gây tổn thất tới tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật…
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30 km, bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai chảy qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượng nước thải công nghiệp lớn. Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng lớn tới môi trường và cuộc sống của người dân lưu vực sông. Công ty Vedan Việt Nam đã lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật xả
trực tiếp một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải. Chất thải bị đổ xuống sông chủ yếu là dịch thải lỏng chứa nước mật rỉ đường và các chất đặc sau khi chế biến từ các bể chứa lớn có dung tích 6.000-15.000 m3. Hệ thống đường ống xả nước thải được thiết kế đi chìm, có trụ bơm cắm sâu xuống lòng sông Thị Vải, tránh không bị phát hiện.
Cục Cảnh sát môi trường (C36) phát hiện ra Công ty Vedan Việt Nam có thủ đoạn “che mắt” cơ quan chức năng nhằm trốn tránh hành vi gây ô nhiễm hết sức tinh vi, bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Theo đó, hệ thống này được thiết kế cả ngàn ống dẫn nước thải được lắp đặt các van đóng - mở tự động. Khi đang xả nước thải, nếu phát hiện đoàn kiểm tra thì chỉ cần ngắt cầu dao (điện) riêng, lập tức toàn bộ các van xả đóng lại, do đó nước thải từ công ty đổ ra chỉ chảy vòng vòng trong các hồ xử lý nước thải mà không có “giọt” nào chảy ra sông. Ngược lại, khi không có động tĩnh gì, chỉ cần mở cầu dao thứ hai thì toàn bộ các van sẽ mở và nước thải từ các ống sẽ xả thẳng vào sông Thị Vải… Điều đặc biệt, hai cầu dao trên được trên được đặt ở vị trí rất kín, thậm chí đến nhân viên của công ty cũng không thể biết mà chỉ có hai chuyên gia người Đài Loan được phép sử dụng. Công ty Vedan đã thừa nhận 10 hành vi vi phạm của mình là:
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với các nhà máy khác của công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất đối với các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước. [9]
Chúng ta luôn rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam, tuy nhiên, họ phải tôn trọng luật pháp Việt Nam. Hành động xả nước thải độc hại là
nguy cơ rất lớn không những tác động xấu đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vụ việc công ty Vedan đổ nước thải làm ô nhiễm sông Thị Vải là bài học đắt giá đối với cơ quan quản lý cũng như các cơ sở công nghiệp. Các cơ quan nhà nước phải cương quyết xử lý đối với trường hợp này để làm gương. Không thể để các doanh nghiệp vì làm lợi mà gây ô nhiễm môi trường.
Sau vụ việc công ty Vedan đổ nước thải làm ô nhiễm sông Thị Vải thì dự án đầu tư công trình Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol do công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung làm chủ đầu tư đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày 25/6/2009 trong thời gian vận hành chạy thử đã để xảy ra sự cố làm một lượng chất thải chưa được xử lý triệt để chảy tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Ngay khi sự việc xảy ra, ngày 12/2/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản số 329/UBND-CNXD chỉ đạo Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung chậm nhất đến ngày 18/02/2012 có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có chức năng khắc phục ngay việc ô nhiễm môi trường đã xảy ra; phối hợp với UBND xã Bình Thuận xác định, thống kê cụ thể mức độ thiệt hại của từng hộ gia đình và có trách nhiệm hỗ trợ, đền bù thiệt hại. Hỗ trợ kinh phí để đảm bảo có nguồn nước sạch trong thời gian này cho nhân dân sinh hoạt. Nghiêm túc chấp hành các quy định tại các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt, tuyệt đối không được xả các loại chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, Ngành và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất thường xuyên theo dòi và hướng dẫn chuyên môn trong quá trình Công ty khắc phục sự cố; lấy mẫu phân tích trước và sau khi xử lý, xác định mức độ ảnh hưởng môi trường để có hướng dẫn cụ thể. UBND huyện Bình Sơn có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo UBND xã Bình Thuận phối hợp với công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung giải quyết kịp thời và có hiệu quả những vấn đề
có liên quan; đồng thời chỉ đạo việc ổn định tình hình, bảo đảm cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống và sản xuất.
Ngày sau đó, công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung và nhà thầu chính nhanh chóng liên hệ với trung tâm Quan trắc môi trường khu kinh tế Dung Quất, chi cục Môi trường Quảng Ngãi và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên VINA- đơn vị chuyên xử lý môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, đánh giá nguyên nhân ô nhiễm; tiến hành khắc phục sự cố tại phân xưởng tách cát; phối hợp với chính quyền xã Bình Thuận xác định, thống kê mức độ thiệt hại của từng hộ dân để bồi thường; cô lập tất cả các tuyến mương thoát nước không cho nguồn nước lây lan ra diện rộng; huy động lực lượng thu gom cá chết; sử dụng phun Enzymes sinh học hợp chất đa men hữu cơ ESOL để phân huỷ chất gây mùi, tăng tộc phân huỷ các chất hữu cơ trong nước, cải thiện tính chất của nước, làm giảm các chất hữu cơ không cho lên men và tạo mùi hôi trở lại, làm giảm 90% mùi hôi. [14]
Từ những câu chuyện do “vô tình” hay “hữu ý” của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trên đây là hai vụ việc diễn ra ở các mốc thời gian gần như liên tiếp nhưng cách xử lý ở vụ việc công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung đã cho thấy vai trò từ phía cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, khắc phục hậu quả kịp thời, người dân không phải tự đứng ra đàm phán mà có sự can thiệp nhanh chóng của cơ quan chủ quản, công tác xử lí ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy Bio Ethanol Dung Quất đã cơ bản hoàn tất sau một tuần xử lý.
3.1.4. Lĩnh vực môi trường
3.1.4.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam
Để thực hiện hóa các Công ước Quốc tế tại “Mục 2.2 - Chương II”, Việt Nam đã ban hành và thực thi các chính sách:
Chính sách buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam: Từ năm 1994, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước CITES, các chính sách về gây nuôi và buôn bán động thực vật hoang dã được ban hành nhiều hơn nhằm thực thi Công ước: