Mô Tả Chi Tiết Dữ Liệu Và Đặc Điểm Của Dữ Liệu


Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả chi tiết dữ liệu và đặc điểm của dữ liệu


3.1.1 Nguồn dữ liệu và đặc điểm của dữ liệu


Tác giả sử dụng dữ liệu dạng Panel Data. Nguồn dữ liệu là từ các thông tin công bố của 28 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017; và một số dữ liệu là thông tin kinh tế vĩ mô từ các cơ quan Nhà nước có công bố thông tin như NHNN, Tổng cục thống kê, website của tổ chức "The Heritage Foundation".

Tác giả lựa chọn giai đoạn 2010-2017 để nghiên cứu vì đây là giai đoạn mà hệ thống NHTM Việt Nam có chuyển biến về chất, chuyển sang phát triển theo chiều sâu sau gần một thập niên phát triển ồ ạt về lượng theo chiều rộng. Ngoài ra, năm 2010 là năm có hiệu lực của Luật các Tổ chức tín dụng. Mặt khác, thời điểm này nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam đã có sự phát triển ổn định sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế Mỹ trong những năm 2007-2008 tính đến thời điểm này nên yếu tố khủng hoảng đã không còn ảnh hưởng lớn đến hành vi cần nghiên cứu.

Việc lựa chọn sử dụng dữ liệu bảng trong khuôn khổ nghiên cứu này phục vụ cho mục tiêu mang lại hiệu quả tốt hơn cho mô hình nghiên cứu, khắc phục được gần như trọn vẹn các khiếm khuyết của dữ liệu (Gujarati D. N., 2004)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

3.1.2 Xử lý dữ liệu


Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 5

Nhằm chuẩn hóa nguồn dữ liệu sử dụng cho mô hình được thống nhất, tác giả thực hiện chọn và xử lý dữ liệu dựa trên một số nguyên tắc. Cụ thể là:

Thứ nhất, chỉ sử dụng dữ liệu của các NHTM cổ phần có thực hiện công bố thông tin theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, tác giả không sử dụng thông tin của những NHTM không thuộc nhóm ngân hàng cổ phần (ngân hàng có yếu tố sở hữu nhà nước) và các ngân hàng không có hoặc thiếu công bố thông tin trên các phương tiện công bố đại chúng hoặc công bố thông tin thông qua thị trường chứng


khoán. Hành vi chọn lọc dữ liệu này hướng đến mục tiêu chắc chắn về tính chuẩn chỉnh, đúng đắn và chính xác của các thông tin.

Thứ hai, trong giai đoạn tác giả lựa chọn để nghiên cứu (2010 – 2017), nếu có ngân hàng nào mà thông tin tài chính được công bố không liên tục hoặc vì bất cứ lý do nào mà thông tin không được công bố cho đại chúng, thì không sử dụng dữ liệu của ngân hàng ấy.

Cuối cùng, không sử dụng dữ liệu của các NHTM 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lý do cho hành vi sàng lọc dữ liệu này là do các ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những điểm bất tương đồng/khác biệt lớn so với các NHTM trong nước, xét về các yếu tố nội tại. Khác biệt này đa phần là xuất phát từ sự khác biệt về khung pháp lý cho hoạt động của các NH nước ngoài và các ngân hàng nội địa. Bên cạnh đó, thế mạnh cũng như định hướng kinh doanh của các ngân hàng này cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Kết quả thu thập mẫu dữ liệu cho ra bảng dữ liệu cân bằng bao gồm 224 quan sát. Dữ liệu mà đề tài sử dụng có dạng bảng cân bằng hoàn toàn (strongly balanced) bao gồm 28 NHTM ở chiều không gian và 8 năm ở chiều không gian (từ năm 2010 đến năm 2017).

3.2 Tổng quát về quy trình thực hiện nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu của đề tài được tác giả đưa ra để thực hiện gồm 6 bước và thực hiện tuần tự từ 1 đến 6. Quy trình nghiên cứu này được tác giả tóm tắt trong Sơ đồ 3.1 dưới đây:


Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu


Bước 1: Tổng quan nghiên cứu

Bước 2: Nền tảng lý thuyết và khảo lược nghiên cứu

Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu

Bước 3: Mô hình nghiên cứu, đo lường các biến, phương pháp ước lượng

Bước 5: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu, mô hình hồi quy và đọc kết quả mô hình

Bước 6: Kết luận và đề xuất

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tác đã đã trình bày trọn vẹn hai bước 1 và 2 của quy trình thực hiện nghiên cứu này tại Chương 1 và Chương 2 của đề tài. Các bước tiếp theo trong quy trình thực hiện nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày tiếp tục từ chương này trở đi cho đến hết đề tài.

3.3 Thiết kế nghiên cứu


3.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài


Bằng việc xây dựng nền tảng lý thuyết, khảo lược các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài dựa trên nguyên tác có tính kế thừa, đồng thời phát huy những kết quả từ các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, đưa thêm vào mô hình các biến mới mà tác giả kỳ vọng là trong bối cảnh tại Việt Nam và nguồn dữ liệu thu thập được, sẽ cho thấy một bằng chứng có ý nghĩa về các mối tương quan giữa các biến.


Các nhân tố (biến) này đã được nghiên cứu và kiểm chứng trong điều kiện thực tế tại nhiều nền kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, khả năng thu thập dữ liệu của tác giả có những hạn chế nhất định, nên tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố mang tính đại diện và thể hiện tương đối đầy đủ trên các báo cáo được công bố của các NHTM. Theo đó, tác giả đã lựa chọn 10 biến độc lập đại diện cho các nhân tố thuộc hai nhóm khác nhau, có tác động chính đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

Theo mô hình đề xuất, giá trị tăng trưởng tín dụng được đo lường bằng giá trị tăng trưởng tương đối liên hoàn. Trong khi đó, các biến độc lập chủ yếu được thu thập và xử lý trở thành dạng giá trị tương đối (%) để phù hợp với giá trị của biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng tín dụng. Riêng biến giả định danh được sử dụng để đo lường cho biến loại hình ngân hàng. Mô hình cụ thể được tác giả xây dựng để nghiên cứu mối quan hệ giữa 10 biến độc lập lên tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017 được trình bày dưới dạng phương trình rút gọn như sau:


(1) CGit = βo + β1*DGit + β2*NPLit + β3*CAPit + β4*LIQit + β5*SIZit + β6*TYPit + β7*INSit + β8*GDPit + β9*INFit + β10*EFit + ɛit

Trong đó:


CGit (Credit Growth) là tốc độ tăng trưởng tín dụng liên hoàn.


DGit (Deposit Growth) là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. NPLit (Non-performing loan) là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng. CAPit (Capital) là tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản.

LIQit (Liquidity) là tỷ lệ TSTK trên tổng tài sản.


SIZit (Size) là Logarithm tự nhiên của giá trị tổng tài sản.


TYPit (Type) là loại của ngân hàng căn cứu trên tính chất sở hữu.


INSit (Interest rate) là mức LSCB được công bố bởi NHNN.


GDPit (Gross Domestic Product) là tốc độ tăng trưởng GDP.


INFit (Inflation) là tỷ lệ lạm phát cơ bản.


EFit (Economic Freedom) là chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam. ɛit là sai số (phần dư)

3.3.2 Mô tả chi tiết các biến


3.3.2.1 Mô tả các biến phụ thuộc


Yếu tố tăng trưởng tín dụng được tính toán bằng cách so sánh tốc độ tăng/ giảm của giá trị cấp tín dụng ở thời điểm tính với giá trị cấp tín dụng ở thời điểm so sánh. Dựa trên khái niệm này, hai cách tính có thể được áp dụng để xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tác giả lựa chọn phương pháp tốc độ tăng trưởng liên hoàn để xác định giá trị của tăng trưởng tín dụng. Với cách tính này, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ được so sánh với chính thời điểm trước đó, do đó có thể phản ánh một cách chân thực về tình hình biến động của chỉ tiêu cấp tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, cách tính liên hoàn còn giúp giảm yếu tố tự tương quan phát sinh khi nghiên cứu các biến chuỗi thời gian.

Theo đó, giá trị biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ phần trăm tăng thêm của giá trị tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng ti (thường tính bằng năm) với giá trị tín dụng tại thời điểm liền kề trước đó ti-1. Nếu kết quả tính toán cho ra giá trị dương, tức là NHTM đang tăng trưởng tín dụng; còn nếu kết quả cho một giá trị âm, đồng nghĩa với NHTM đang giảm cung tín dụng ra nền kinh tế. Công thức đo lường giá trị biến phụ thuộc như sau:


CG = [(Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti / Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti-1) - 1]* 100%

3.3.2.2Đo lường biến độc lập


a) Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (DG)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.1 và kết quả nghiên cứu của Aydin

B. (2008), tác giả có cơ sở kỳ vọng về một mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến DG và CG:


H1: Tín dụng sẽ tăng khi quy mô huy động vốn tăng

Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn huy động được tính toán trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Trong đó giá trị nguồn vốn huy động được tính bao gồm các khoản mục: tiền gửi của khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, huy động từ phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn tài trợ và uỷ thác đầu tư. Công thức đo lường giá trị biến DG như sau:


DG = [(Giá trị nguồn vốn huy động tại thời điểm ti / Giá trị nguồn vốn huy động tại thời điểm ti-1) - 1]* 100%

b) Tỷ lệ nợ xấu (NPL)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.2 và kết quả nghiên cứu của Tracy

M. (2011), tác giả có cơ sở kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu có tương quan ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến NPL và CG:


H2: Tín dụng sẽ giảm khi nợ xấu tăng

Tỷ lệ nợ xấu được tính toán trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Cụ thể, nợ xấu được tính toán bằng tổng các khoản mục: Nợ dưới chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5). Công thức đo lường giá trị biến NPL như sau:


NPL = (Giá trị nợ xấu) / Tổng giá trị cấp tín dụng


c) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.3 và các nghiên cứu của Carlson

M. et al. (2013), Foos D. et al. (2010), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016), tác giả chỉ có thể kỳ vọng về một mối quan hệ có ý nghĩa giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tín dụng. Hướng tác động sẽ được làm rõ khi thực hiện mô hình định lượng kiểm chứng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến CAP và CG:


H3: Tín dụng sẽ bị ảnh hưởng khi nguồn VCSH có sự biến động

Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu được tính toán trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM đối với khoản mục Vốn và các quỹ.

Công thức đo lường giá trị biến CAP như sau:


CAP = (Giá trị khoản mục vốn và các quỹ) / Tổng tài sản

d) Tỷ lệ tài sản thanh khoản (LIQ)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.4 và các nghiên cứu của Laidroo

L. (2015) Nguyễn Thuỳ Dương (2011), tác giả có sơ sở kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG:


H4: Tín dụng sẽ tăng khi giá trị các tài sản có tính thanh khoản gia tăng

Giá trị các TSTK được tính toán trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM, bao gồm các tài sản mà khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng, dễ dàng với thời gian chuyển đổi nhanh và chi phí chuyển đổi thấp. Công thức đo lường giá trị biến LIQ như sau:


LIQ = (Giá trị tiền và kim loại quý + Tiền gửi tại NHNN4 + Chứng khoán kinh doanh + Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác) / Tổng tài sản



4 Giá trị tiền gửi không bao gồm dự trữ bắt buộc.


e) Quy mô tổng tài sản (SIZ)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.5 cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả Aydin B. (2008), tác giả có sơ sở kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô tổng tài sản với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến SIZ và CG:


H5: Tín dụng sẽ tăng khi quy mô về giá trị của tổng tài sản gia tăng

Giá trị của quy mô tổng tài sản được tính toán trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Giá trị trên được chuyển đổi dưới dạng logarithm tự nhiên (viết tắt là ln, có cơ số e và e ~ 2,71828) để phù hợp với đơn vị đo lường của biến phụ thuộc. Công thức đo lường giá trị biến SIZ như sau:


SIZ = Ln (tổng tài sản)

f) Loại hình ngân hàng (TYP)


Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.6 và các nghiên cứu của Aydin B. (2008), Laidroo L. (2015) Nguyễn Thuỳ Dương (2011), tác giả chỉ có thể kỳ vọng về một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng tín dụng của các NH có sở hữu Nhà nước và các ngân hàng tư nhân.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến TYP và CG:


H6: Tăng trưởng tín dụng sẽ có sự khác biệt giữa các NHTM có vốn Nhà nước và NHTM tư nhân

Thông tin về nguồn gốc sở hữu của các ngân hàng được nhận diện dựa trên số liệu diễn giải trong Bản thuyết minh BCTC được công bố của các NHTM. Việc đo lường biến trên được sử dụng thông qua biến giả định danh được mô tả như sau:


TYP =

0 nếu ngân hàng không có sở hữu Nhà nước

1 nếu ngân hàng có sở hữu Nhà nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023