- Tiếp tục trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, tỷ lệ trích lập phải phù hợp với lợi ích của ngân hàng, với lợi ích của tăng trưởng nguồn vốn sẽ hình thành lợi nhuận.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản Ngân hàng Nam Á ( gọi tắt là AMC Nam Á).
AMC Nam Á đã thành lập từ năm 2006, với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, đến nay công ty đã tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. AMC Nam Á được thành lập với các mục đích: nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống, góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả, cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi thành vốn góp…. Xử lý tài sản nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh…..
Với mục đích và hướng phát triển cụ thể như vậy nhưng trên thực tế, hoạt động của AMC Nam Á vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Sau hơn 8 năm hoạt động, công ty tiếp nhận từ ngân hàng Nam Á 09 khoản nợ tồn đọng của 4 khách hàng với tổng dư nợ được xử lý là 37,09 tỷ đồng vào năm 2009 và 2010. Các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo, theo thẩm định giá của ngân hàng Nam Á thì giá trị của các tài sản đảm bảo là 41,75 tỷ đồng. Trong số 07 tài sản được tiếp nhận thì có 1 tài sản đã chuyển giao quyền sở hữu về cho ngân hàng Nam Á để xử lý khoản nợ 2,06 tỷ đồng, AMC Nam Á đang tiến hành các thủ tục bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Còn 06 tài sản đã nhận chuyển giao còn lại, theo yêu cầu của khách hàng, AMC Nam Á đã ký các hợp đồng mua bán có kỳ hạn bất động sản với từng khách hàng, thời hạn mua bán từ 06 đến 12 tháng, hết thời hạn này, nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng, trả lại tiền mua lại tài sản như đã cam kết thì công ty có quyền sở hữu tài sản và xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên đến nay, hơn 4 năm rồi nhưng chỉ có một tài sản được xử lý để thu hồi nợ về cho ngân hàng Nam Á. Ngoài việc vướng những thủ tục pháp lý, việc khách hàng không hợp tác trong quá trình xử lý,
thì việc hạn chế về nhân sự cũng là một trong những lí do khiến việc xử lý nợ không hiệu quả. Công ty AMC với quy mô hoành tráng như vậy được chia thành nhiều bộ phận, nhưng riêng bộ phận pháp lý chuyên xử lý nợ thì chỉ có 2 người, và chuyên môn về lĩnh vực này cũng không cao.
Trong giai đoạn 2010 đến đầu 2012, thì hoạt động chủ yếu của AMC Nam Á là Thẩm định giá, chuyên thẩm định tài sản đảm bảo cho ngân hàng Nam Á, và theo tác giả nhận định thì lập ra AMC Nam Á ngoài để xử lý nợ xấu thì còn là một cách để hợp thức hóa việc cho vay lãi suất vượt trần của ngân hàng. Khách hàng vay vốn thì phải có TSĐB, ngân hàng thu thêm phí thẩm định tài sản, phí quản lý tài sản đảm bảo thông qua AMC. Đến 03/2011 có quy định của NHNN về việc thu phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không cho phép thu phí định giá thì hoạt động thu phí mới dừng lại, và đến nay phòng thẩm định giá đã chuyển vể ngân hàng Nam Á quản lý.
Hoạt động của AMC Nam Á trong thời gian này cũng chỉ tập trung vào đầu tư góp vốn và khai thác một phần trụ sở không sử dụng của ngân hàng Nam Á để cho thuê văn phòng.
Với tốc độ tăng trưởng về quy mô cũng như dư nợ tín dụng của ngân hàng Nam Á ngày càng tăng, việc xử lý nợ đòi hỏi phải có bộ máy chuyên nghiệp hơn, với tính chất hoạt động như một doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngân hàng cả về công tác quản lý nợ và khai thác tài sản. Do đó thành lập AMC để chuyên môn hoá việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của ngân hàng là một nhu cầu thực tế và thiết yếu.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Nam Á tuy chiếm tỷ lệ thấp, nhưng việc đi trước, đón đầu để tăng cường công tác kiểm soát và quản lý nợ một cách hiệu quả, an toàn luôn là mục tiêu của ngân hàng.
Theo Luật tổ chức Tín dụng năm 2010, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh bất động sản (BĐS) trong khi BĐS là tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Do đó,
ngân hàng gặp khó khăn trong việc khai thác lợi nhuận từ tài sản bảo đảm và không chủ động xử lý được tài sản bảo đảm.
Vì những lý do trên, việc thành lập AMC để tận thu nợ tồn đọng, hạn chế tối đa tổn thất tài sản, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính là một nhiệm vụ cấp thiết của ngân hàng.
Để AMC hoạt động hết chức năng của mình và thật sự góp phần vào xử lý nợ xấu của ngân hàng Nam Á, thì ngân hàng cần: chú trọng hơn nữa vào mảng xử lý nợ xấu của AMC, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng hỗ trợ tư vấn thêm về các khoản nợ mà AMC nhận xử lý, phối kết hợp giữa Ban xử lý nợ của ngân hàng Nam Á và AMC Nam Á, tăng vốn, củng cố nhân sự và nguồn lực với AMC.
Kết luận chương 3
Từ cơ sở lý thuyết của chương 1, phân tích thực trạng và phân tích bằng mô hình trong chương 2; chương 3 của đề tài đã nêu ra một số đề xuất nhằm phòng ngừa các nhân tố tác động đến nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á. Với những giải pháp, kiến nghị mà tác giả nêu ra, hy vọng sẽ góp phần vào việc hạn chế nợ xấu tới mức thấp nhất.
KẾT LUẬN
Hoạt động của NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển bền vững của ngân hàng được đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng nhằm tăng trưởng, phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín dụng nhất là quản lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu. Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á, luận văn đã có những đóng góp cơ bản sau:
- Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng nợ xấu, từ đó đưa ra những nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á.
- Tác giả đã sử dụng mô hình để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu thông qua việc thu thập và xử lý số liệu, phân tích số liệu để phân tích và xác định mức độ tác động của các nhóm nhân tố đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á.
- Tác giả đã nêu ra các giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và độc giả để luận văn có chất lượng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TPHCM: Nhà xuất bản Hồng Đức , Tập 1, Tập 2.
2. Huỳnh Thị Thu Hiền, 2012. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lý Thị Ngọc Quyên, 2013. Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nam Á Bank, 2009- 2013. Báo cáo thường niên của Nam Á Bank từ năm 2009 đến 2013.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1992. Quyết định số 0026/NHNN ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hợp nhất ba hợp tác xã tín dụng An Đông, Thị Nghè và Tân Định.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013 của NHNN ngày 21/01/2013 về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàì.
7. Nguyễn Hà Thành, 2013. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh 5. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Huệ, 2014. Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
II. Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Anderson, 1998. Mutivariate data analysis.Upper Saddle River: NJ. Prentice Hall.
2. Bercoff, J., J di Giovanni and F. Grimard, 2002. Argentinean Banks, Credit Growth and the Tequila Crisis: A Duration Analysis. Unpublished.
3. Gabriel Jimenez and Jesus Saurina, 2005. Loan- Loss Experience and Risk- Taking Behavior at Large Commercial Banks. Journal of Financial Services Research.
4. Hippolyte Fofack, 2005. Non- performing loans in sub- Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications. World Bank Policy Research Working.
5. Jesus Saurina Salas and Vicente Salas- Fumas, 2002. Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and Savings Banks. Journal of Financial Services Research, Vol. 22, No. 3, December 2002.
6. Jin- Li Hu, Yang Li and Yung- Ho Chiu, 2006. Ownership and Non- performing Loans: Evidence from Taiwan’s Banks. Developing Economies.
7. Rajiv Rajan and Sarat Chandra Dhal, 2003. Non- performing Loans and Terms of Credit of Public Sector Banks in India: An Empirical Assessment. Reserve Bank of India Occasional Papers, Vol.24, No.3.
8. Tabachnick, B.G. and Fidel, L.S.,1996. Using multivariate statistics. NY: Harpers Collins.
9. Tarron Khemraj and Sukrishnalall Pasha, 2010. The determinants of non- performing loans: an econometric case study of Guyana. MPRA Paper No. 53128, posted 23. January 2014.
TAY ĐÔI
Họ và tên | Chức vụ | Thâm niên | Chi nhánh | |
1 | Hồ Viết Trung | Giám đốc | 8 năm | Hàm Nghi |
2 | Nguyễn Quốc Bảo Hưng | Chuyên viên QHKH | 5 năm | Hàm Nghi |
3 | Trần Việt Tân | Chuyên viên QHKH | 7 năm | Tân Định |
4 | Huỳnh Anh Dũng | TP Kinh Doanh | 6 năm | Bình Tây |
5 | Nguyễn Hồng Ngọc Tuyết Nhung | Chuyên viên QHKH | 4 năm | Hàm Nghi |
6 | Vũ Thị Tố Loan | Chuyên viên | 5 năm | Trung tâm tín dụng Hội sở |
7 | Cao Tấn Phúc | Chuyên viên | 4 năm | Trung tâm tín dụng Hội sở |
8 | Đỗ Nguyễn Thu Trâm | Chuyên viên | 4 năm | Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở |
9 | Hoàng Phú Tùng | Chuyên viên | 5 năm | Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở |
10 | Tăng Phạm Thảo Lynh | Chuyên viên | 4 năm | Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á Từ Kết Quả Nghiên Cứu:
- Giải Pháp Phòng Ngừa Và Xử Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á
- Đối Với Nhân Tố Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà Nước:
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - 13
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - 14