Đối Với Nhân Tố Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà Nước:


quả chấm điểm tín dụng và phê duyệt hạng tín dụng của khách hàng, kiểm soát thẩm định và phê duyệt hoặc đề xuất phê duyệt thông qua giới hạn tín dụng của khách hàng doanh nghiệp/ nhóm khách hàng liên quan, kiểm soát các nội dung liên quan đến TSĐB, tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi,…

+ Phòng kiểm soát giải ngân: có chức năng và nhiệm vụ kiểm soát và phê duyệt thông qua hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua các khoản giao dịch ( giải ngân cho vay, phát hành bảo lãnh, chiết khấu chứng từ,…) trên cơ sở giới hạn tín dụng/ khoản tín dụng đã được phê duyệt đối với các giao dịch vượt mức kiểm soát tín dụng của chi nhánh, kiểm soát thẩm định khoản bảo lãnh, …

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát của ngân hàng


Khi xem xét để cho vay khách hàng hay không là một bước quan trọng trong tiến trình cho vay, nhưng sau khi cho vay thì việc khách hàng có thực hiện đúng như những gì cam kết hay không còn là một chuyện khác do đó tổ chức giám sát tín dụng sau khi khoản vay đã được giải ngân là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện. Nó giúp ngân hàng xác định được thực trạng khoản vay từ đó có thể đưa ra những cách xử lý thích hợp. Tuy nhiên, công việc kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nam Á hầu như chỉ tồn tại trên hình thức hay chưa được ngân hàng chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng Nam Á cần phải tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát sau cho vay. Hoạt động này cần phải thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, như vậy sẽ rất tốn kém chi phí cho ngân hàng và đẩy ngân hàng vào tình thế bị động. Ngoài ra, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khách hàng còn hạn chế được ý đồ không trung thực, lừa gạt của khách hàng đối với ngân hàng. Kiểm tra sau cho vay không chỉ được thực hiện cho những khoản vay có vấn đề mà còn kiểm tra những khoản vay trả nợ đúng hạn. Việc kiểm tra, giám sát cần được phân ra thành: giám sát từng khoản vay cụ thể và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Trong đó:


Kiểm tra, giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của các khoản tín dụng cũng như đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để ngân hàng có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát từng khoản vay được thực hiện trên cả nội dung tài chính và phi tài chính. Thường xuyên rà soát và phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn. Nhưng để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Kiểm tra giám sát tổng thể danh mục tín dụng, phân tích danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên nhằm phát hiện cơ cấu tập trung tín dụng, đồng thời đánh giá được chất lượng của danh mục tín dụng thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin về môi trường, thông tin về các yếu tố kinh tế vĩ mô, sự biến động của các nhóm ngành để từ đó dự báo những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra biện pháp tránh cho ngân hàng những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.

Việc kiểm tra, giám sát khách hàng phải được lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký của khách hàng và cán bộ thực hiện. Trong văn bản phải đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua kiểm tra; yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp sửa sai có hiệu quả và thời gian sửa sai. Ngân hàng cần tổ chức công tác phúc tra kết quả sửa sai để đảm bảo các sai sót được chấn chỉnh kịp thời và không tiếp tục tái diễn, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực để có tác dụng răn đe đối với các trường hợp tương tự. Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ kiểm tra để nâng cao được trách nhiệm, ý thức, chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sau cho vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Song song với việc kiểm tra, giám sát khách hàng, thì việc kiểm tra, kiểm soát hành vi của các cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu


Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - 11

để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế hiện nay có liên quan đến cán bộ tín dụng, lãnh đạo của ngân hàng đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản cầm cố thế chấp lên quá cao so với thự tế để rút tiền của ngân hàng, hay vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng. Chính bởi những lý do đó, việc kiểm tra kiểm soát là rất cần thiết và giúp ngân hàng phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra kiểm soát, ngân hàng cần tăng cường những cán bộ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng hoặc thẩm định cho bộ phận kiểm soát; thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ bộ phận kiểm soát.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng


Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Cụ thể là:

Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, tăng cường quản lý, đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc phòng ngừa, quản lý nợ xấu và sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng.

Hàng năm, ngân hàng Nam Á cần xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ tín dụng, và thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên tập trung trước hết vào các lĩnh vực chủ yếu như: nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, các hoạt động về kế toán, kiểm toán, phân tích và thẩm định tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều


lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi các cán bộ tín dụng tại ngân hàng Nam Á có kiến thức hạn chế về các ngành nghề kinh doanh cũng như sự thiếu hiểu biết về thị trường, sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô nên ngân hàng cần có những buổi chuyên đề bổ trợ kiến thức cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng nên mời những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro từ các ngân hàng và tổ chức tài chính trong khu vực và trên thế giới để tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nâng cao về đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng cho cán bộ nhân viên.

Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao:


Trong công tác tuyển dụng, ngân hàng Nam Á cần xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch. Ngân hàng Nam Á cần tuyển chọn cả nhân sự trẻ và nhân sự có kinh nghiệm để bổ sung cho lực lượng nhân sự đang còn mỏng và yếu hiện nay.

Đối với nhân sự trẻ, ngân hàng cần chọn lọc ra những nhân sự có kiến thức về thị trường, kiến thức về nền kinh tế tài chính ngân hàng, có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt, phù hợp với ngân hàng trong số lớn các sinh viên chuyên ngành kinh tế tốt nghiệp hàng năm. Đối với nguồn nhân sự này, ngân hàng cần có kế hoạch tìm kiếm và đầu tư tạo nguồn ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua việc tổ chức chương trình thực tập sinh tiềm năng hàng năm, hay trở thành nhà tài trợ, khách mời của các chương trình giáo dục, giao lưu hay hội thảo khoa học tại các trường đại học; ngoài ra ngân hàng cũng cần có chế độ khen thưởng, cấp học bổng có giá trị cho những sinh viên giỏi, xuất sắc có phẩm chất đạo đức tốt và đặc biệt tạo cơ hội ưu đãi trong tuyển dụng để có vị trí công việc xứng đáng. Từ đó, ngân hàng có thể quảng bá thương hiệu, uy tín của ngân hàng tới sinh viên và giúp ngân hàng thu hút được nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao.

Đối với nhân sự có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ chuyên gia, ngân hàng Nam Á cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng tương xứng với năng


lực của họ và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể thu hút cán bộ có năng lực cao.

Ngoài ra, để không mất các cán bộ có chất lượng cao đang làm việc cho ngân hàng, ngân hàng cần xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân viên, kịp thời khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn. Xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, vô tình hay cố ý làm trái các quy định dẫn đến những thiệt của ngân hàng.

Chú trọng hơn vào công tác dự báo rủi ro: Thành lập một bộ phận chuyên làm công tác dự báo rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh. Để nợ vay tại ngân hàng không bị chuyển sang các nhóm nợ xấu, cần phải thiết lập hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với khách hàng đang được phân loại nợ nhóm 1 và có khả năng chuyển sang nhóm nợ cao hơn trong 03 tháng tới. Bên cạnh đó, cần dự báo rủi ro về tình hình thị trường, để hoạt động cho vay được hiệu quả và an toàn.


3.2.1.2. Đối với nhân tố môi trường kinh doanh và chính sách Nhà nước:

Kích thích tổng cầu, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh:


Môi trường kinh doanh chưa có dấu hiệu hồi phục, tổng cầu của nền kinh tế yếu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn. Vì vậy, giải pháp cấp thiết mà Chính phủ cần phải thực hiện là kích thích tổng cầu. Chính phủ nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm chi ở các lĩnh vực chưa cấp thiết, chỉ đạo các bộ, ngành giải ngân các nguồn vốn đầu tư để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần giải quyết hàng tồn kho. Chính phủ cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu có lợi thế và khả năng cạnh tranh


trên thị trường hiện nay. Chính phủ cần phối hợp với các địa phương để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp cho từng vùng, miền.

Ngoài ra, NHNN cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác như triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, cố gắng đưa ra mức lãi suất hợp lý và duy trì nó, tránh những biến động lớn trong thời gian dài để doanh nghiệp yên tâm lập kế hoạch kinh doanh, giải phóng hàng tồn kho.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của NHNN


Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các ngân hàng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biết là quy định về cấp tín dụng, các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, công tác xử lý nợ xấu. Do các nghiệp vụ ngân hàng đều liên quan mật thiết với nhau, nên trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó hoạt động tín dụng làm trung tâm, nhằm xác định được nguyên nhân cốt lõi của các vi phạm trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhằm xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro tín dụng mang lại.

Hiện nay, chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng chưa thật sự hiệu quả, việc kiểm tra, giám sát vẫn còn mang tính hành chính, kiểm tra theo chu kỳ mang tính cục bộ và thông thường là khi có xảy ra sự cố thì mới tiến hành kiểm tra mà chưa có những cảnh báo mang tính định hướng chung nhằm hạn chế rủi ro cho các ngân hàng về thị trường, sự thay đổi của các cơ chế chính sách…hoặc là đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng dư nợ quá cao, có cơ cấu tín dụng mất cân đối, tập trung nhiều vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao. Vì vậy, NHNN cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, rà soát lại các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng nội bộ của các ngân hàng xem có vượt những quy định của NHNN hay không. Trong tình hình khó khăn hiện nay, để chiếm được thị phần tín


dụng các ngân hàng sẽ cạnh tranh rất mạnh mẽ, NHNN cần có cơ chế kiểm soát, đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời, NHNN cần đưa ra những cảnh báo sớm cho các ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng:

- Ngân hàng Nhà nước xây dựng và ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Basel (17 nguyên tắc) trong quản lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng: tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng huy động vốn, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế phát triển; tăng uy tín cho ngân hàng; NHNN xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả để hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính và xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển, vững mạnh bền vững, đáp ứng các điều kiện hội nhập quốc tế.

- Cần phải phối kết hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng.

- Hoàn chỉnh các hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ để có thể bao quát hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế. Ví dụ: quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tài sản, nguyên tắc định giá, đấu giá tài sản.

Hiện nay, xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan và NHTM triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu. NHNN và chính phủ cần hướng dẫn và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu như: bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho công ty mua bán nợ. Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của DN vay;

3.2.1.3. Đối với nhân tố từ phía khách hàng đi vay:


Định hướng của ngân hàng TMCP Nam Á trong thời gian sắp tới là đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với loại hình doanh nghiệp này rất năng


động, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, bộ máy kinh doanh thường gọn nhẹ. Khách hàng này giúp cho ngân hàng đa dạng hoạt động và phân tán rủi ro. Tuy vậy, những vấn đề về đạo đức khách hàng như khách hàng bỏ trốn, thiếu thiện chí trả nợ, gian lận số liệu, chứng từ và vấn đề về năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh của khách hàng là những vấn đề mà ngân hàng phải đặc biệt quan tâm. Muốn mở rộng tín dụng cho đối tượng khách hàng này, ngân hàng phải vừa năng động nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, vừa phải phân tích xem khách hàng nào có triển vọng, hay kinh doanh kém mà dẫn tới nguy cơ không trả được nợ.

3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng:


Nợ xấu phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu có khả năng làm mất vốn và lãi của ngân hàng, điều này sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng. Đi đôi với các giải pháp ngăn ngừa phát sinh nợ xấu trong tương lai thì vấn đề xử lý nợ xấu của ngân hàng là nhiệm vụ chủ yếu hiện nay. Theo tác giả, ngân hàng Nam Á cần có những giải pháp sau:

- Rà soát lại các khoản nợ xấu, xem xét nguyên nhân và quy trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân thực thi nghiệp vụ làm xảy ra các khoản nợ xấu khó thu hồi, các cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm thồi nợ xấu trong khả năng cho phép.

- Hạch toán các khoản nợ xấu một cách minh bạch, chính xác. Tạo điều kiện cho việc xử lý, thu hồi nợ xấu hiệu quả. Nếu nợ xấu không được phản ánh chính xác, còn che giấu thì vấn đề xử lý, thu hồi nợ xấu sẽ rất khó khăn.

- Trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn có phát sinh nợ xấu để có giải pháp thích hợp trong việc thu hồi nợ xấu từ các tài sản thế chấp, từ các khoản giảm lãi cho vay để doanh nghiệp có khả năng phát triển, từ đó trả được nợ gốc cho ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023