T Ng Cường Vai Trò Kiểm Soát Chi Của Kho Bạc Nhà Nước


căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

Đối với công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước:

- Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết cho đơn vị cấp dưới.

- Phòng Tài chính kế hoạch có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu ngân sách phát sinh trên địa bàn thành phố; quyết toán thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp trên địa bàn thành phố và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương trình UBND thành phố xem xét gửi UBND tỉnh để tổng hợp chung trình Bộ Tài chính, đồng thời trình HĐND thành phố phê duyệt.

- Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách đảm bảo các khoản thu, chi phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

- Hoàn thiện chế độ kế toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm, tránh tình trạng nhiều dự án mặc dù đã đủ điều kiện nhưng không triển khai thực hiện ngay đến cuối năm mới khởi công và nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.


- Thực hiện rà soát tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án chưa hoàn thành công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán thuộc phạm vi quản lý và có biện pháp xử lý quyết toán dứt điểm; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

3.2.4. T ng cường vai trò kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước

Kho bạc nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, đảm bảo các khoản chi đó đúng mục tiêu, định mức, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính. Các khoản chi phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thông báo hạn mức cấp phát kinh phí để kho bạc thực hiện cho phép chi khi có sự duyệt chi của thủ trưởng đơn vị. Quản lý chi thống nhất qua Kho bạc nhà nước góp phần kiểm soát chi tiêu ngân sách theo đúng mục đích. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu chặt chẽ, kiên quyết từ chối thanh toán, cấp phát các khoản không đúng chế độ thủ tục nguyên tắc và không có trong dự toán.

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 15

Kho bạc nhà nước đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên và các khoản chi đầu tư để đảm bảo và tăng cường hiệu quả kiểm soát chi ngân sách cần phải tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp với phòng Tài chính kế hoạch, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình


sử dụng ngân sách và xác nhận số thực chi ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách. Phải kiểm tra tính cơ bản, trọng yếu các chứng từ, thủ tục, trình tự chi thường xuyên và chi đầu tư. Đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước nói chung và các khoản mục chi thường xuyên nói riêng đều được kiểm soát chặt chẽ qua Kho bạc nhà nước.

3.2.5. T ng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách nhà nước

Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính cần phải chú trọng về hiệu quả thay vì chỉ thực hiện mang tính hình thức. Cần phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị tham gia quá trình kiểm tra ngân sách và hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình kiểm tra, thanh tra.

Phòng Tài chính kế hoạch và Kho bạc nhà nước cần rà soát, đối chiếu các khoản chi ngân sách nhà nước từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 đảm bảo các nghiệp vụ thu, chi ngân sách được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục ngân sách. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán. Việc kiểm tra, thanh tra, quyết toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo trung thực, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm và kịp thời khen thưởng việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Việc kiểm tra, thanh tra đòi hỏi tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày qua nghiệp vụ cấp phát kinh phí. Kho bạc nhà nước, phòng Tài chính kế hoạch thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ theo chương trình kế hoạch; thực hiện kiểm tra, thanh tra đột xuất khi thấy dấu hiện không lành mạnh.


Kịp thời khen thưởng các đơn vị thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước và các đơn vị thực hiện quy trình quản lý ngân sách hiệu quả, lấy đó làm gương sáng cho các đơn vị khác thực hiện theo.

Nâng cao quyền hạn, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước tiếp tục phát huy tính chủ động của người đứng đầu trong thực thi công vụ, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm trong thực thi công vụ thông qua các quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nơi để xảy ra lãng phí.

3.2.6. T ng cường công khai, minh bạch trong quản lý chi ngân sách nhà nước

Trong công tác công khai tài chính: Thực hiện công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát của quần chúng, trong việc sử dụng ngân sách. Đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí trong cơ quan Nhà nước, làm lành mạnh hóa nền tài chính, tạo ra sự tin tưởng trong cộng đồng, từ đó thực hiện tốt đoàn kết nội bộ. Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện

Công khai số liệu dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định

Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách


huyện quý (06 tháng, năm)

Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công khai hoặc giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện công khai các nội dung theo quy định. Việc công khai được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức theo quy định của Luật NSNN, trong đó có hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện.

3.2.7 T ng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước

Chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí ngân sách hợp lý để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý chi ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thông tin quản lý giữa các cơ quan quản lý ngân sách tiến tới liên kết với các đơn vị sử dụng ngân sách. Nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông; quản lý và vận hành hạ tầng truyền thông trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn; triển khai kết nối hạ tầng truyền thông tỉnh - huyện trong phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt là thực hiện thành công dự án TABMIS. Đảm bảo lưu trữ và cập nhật dữ liệu về thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước phục vụ điều hành ngân sách trên địa bàn, tạo bước đệm cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính ngân sách.

Cải cách tài chính công song song với việc triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nước, từ phối hợp kiểm soát chi ngân sách đến quản lý dự toán ngân sách nhà nước, thực hiện thanh toán điện tử, hạch toán kế toán trên mạng diện rộng, công khai trong chi tiêu, mua sắm từ ngân sách nhà nước, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm các tiêu cực phiền hà do lề lối làm việc quan liêu gây ra, góp


phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố, để có cơ sở loại bỏ các đề xuất chủ trương đầu tư không phù hợp. Phòng Tài chính kế hoạch cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Chỉ quyết định đầu tư các dự án khi đã xác định rõ nguồn vốn, khi đã có kết quả thẩm định dự án, đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hiệu quả và không trái với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Buôn Ma Thuột. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của các đơn vị thi công, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định cho các loại chi phí trong xây dựng.

3.2.9. Nâng cao n ng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước

Trong công tác quản lý ngân sách nhà nước thì nhân tố có ý nghĩa


quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quản lý; cán bộ phải có phẩm chất tốt, tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên quyết mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, không cơ hội, được nhân dân tín nhiệm. Có trình độ chuyên môn, hiểu biết lý luật chính trị và các đường lối của Đảng, Nhà nước, có sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao; Hơn nữa riêng đối với cán bộ quản lý ngân sách còn phải có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực công tác.

Từ những yêu cầu đó, cơ quan đơn vị phải tăng cường giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng. Cần thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp, quản lý nhà nước, tin học quản lý. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính cho các chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách hẳn là cần thiết trong giai đoạn này.

Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ sử dụng hệ thống tin học quản lý. Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ làm công tác quản lý ngân sách nhà nước để tăng khả năng phát triển những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán cho cán bộ phụ trách quản lý chi ngân sách tại các đơn vị để họ có thể sử dụng tốt và thành thạo các phần mềm về quản lý chi ngân sách trên máy vi tính đảm bảo cho công việc đạt hiệu quả cao nhất.

3.3 Kiến nghị hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột


3.3.1 Đối với Trung ương

- Việc chi tiêu ngân sách của tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, vẫn phụ thuộc vào nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương, do đó, làm tăng gánh nặng cho ngân sách trung ương. Vì vậy, cần tăng cường thêm tính tự chủ của ngân sách địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu chi cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội còn thu ngân sách địa phương cần phải đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên khác qua đó sẽ giảm áp lực lên ngân sách trung ương và bội chi ngân sách Nhà nước.

- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- Hoàn thiện Luật Ngân sách Nhà nước về các vấn đề như phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tuy bước đầu tạo thế chủ động cho chính quyền địa phương nhưng có mặt còn hạn chế, tiến hành chậm, chưa thực sự phát huy và khuyến khích thế mạnh ở địa phương. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức cho theo biên chế như lâu nay. Trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ trên, cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị.

- Tiếp tục bố trí vốn đầu tư để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng; bảo đảm đủ vốn chuẩn bị đầu tư để phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các làng nghề, hạ tầng du lịch; thực hiện hỗ trợ cho sản xuất các sản phẩm quan trọng, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thị trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2023