Thực Hiện Chương Trình Giảm Nghèo Khu Vực Miền Núi Nơi Có Nhiều Dân Tộc Thiểu Số Sinh Sống

nông nghiệp chủ yếu vẫn là lao động chân tay, trong khi đó, người giàu làm thuê bằng trí óc thuộc vào lực lượng lao động có chuyên môn cao. Mức chi tiêu bình quân hộ phản ánh sự giàu nghèo của hộ có liên quan đến việc làm là một minh chứng cho thấy làm nông nghiệp ở Phú Yên chưa mang lại sự sung túc cho người dân. Một kết quả khá bất ngờ là nhóm những hộ nghèo tự làm trong công nghiệp xây dựng có mức chi tiêu bình quân thấp nhất, có thể do việc làm ăn thua lỗ dẫn đến nghèo. Tuy nhiên, đứng trên phương diện toàn cảnh, thì những hộ có chủ hộ tự làm nông, lao động chân tay ăn lương trong ngành nông nghiệp và xây dựng hoặc buôn bán nhỏ thường rơi vào cảnh nghèo đói. Thậm chí, những hộ này ít có cơ hội chuyển đổi cơ cấu và nghề nghiệp khi có nhu cầu.

Bảng 19

Số giờ làm việc và tiền lương của chủ hộ


Nhóm hộ





nhất


nhất


Số giờ làm việc (giờ/năm) 1.136

1.732

1.355

1.858

1.532

1.523

Tiền lương bình quân (1.000

1.722

2.909

2.422

4.248

8.621

3.984

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 6

Nghèo nhất

Cận nghèo


Trung bình

Cận giàu


Giàu nhất

Chung


đồng/năm)


Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


Ngoài ngành nghề, loại hình công việc. Tình trạng việc làm của hộ còn phản ảnh rõ nét qua số giờ làm việc và mức tiền lương bình quân. Bảng 19 mô tả mối liên hệ ấy thông qua các nhóm chi tiêu của những hộ giàu và nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Với nhóm hộ nghèo nhất có số giờ làm việc ít hơn nhóm giàu và mức chung của toàn tỉnh là 1,3 lần. Tiền lương nhóm nghèo nhất thấp hơn nhóm giàu nhất 5 lần, nếu so với mức tiền lương chung thì tiền lương bình quân nhóm này thấp hơn 2,3 lần. Rõ ràng người nghèo ở Phú Yên có việc làm nhưng thời gian làm việc quá ít tương đương 3,1 giờ/ngày, so với 8 giờ làm việc thì mỗi một người nghèo có thời gian nhàn rỗi tương ứng là 4,8 giờ/ngày không tạo ra thu nhập. Chính vì lẽ đó, tiền lương tương ứng cũng sẽ thấp là điều không gì ngạc nhiên. Với mức tiền lương như trên thì có thể nói

rằng thu nhập chung của người dân Phú Yên còn thấp so với mức chung của cả nước.

Đây là một thách thức cho các cơ quan ban ngành Phú Yên trong thời gian tới.


Bảng 20

Các nguyên nhân khiến chủ hộ không đi làm


Phú Yên DHNTB



Số hộ

%

Số hộ

%

Nội trợ cho gia đình

.

.

5

7,5

Già yếu, nghỉ hưu

6

85,7

52

78,8

Tàn tật

.

.

2

3,0

Ốm đau

1

14,3

5

7,5

Không tìm được việc

.

.

2

3,1

Khác

.

.

.

.

Tổng

7

100

66

100

Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


Một vấn đề không kém phần quan trọng là trong số 5,8% những người không có việc làm tại Phú Yên phần lớn là do già yếu và nghỉ hưu. Bảng 20 chứng minh rằng có tới 85,7% những người không đi làm là do già yếu và nghỉ hưu, 14,3% là do bệnh tật. Trong ki đó ở khu vực DHNTB con số này cũng cao không kém tương ứng 78,8% già nghỉ hưu và 7,5% do đau ốm, ngoài hai yếu tố này ở khu vực DHNTB còn xuất hiện nguyên nhân không đi làm là ở nhà làm nội trợ 7,5%. Một điều đáng quan tâm là ở Phú Yên không ai không đi làm là do không tìm được việc cho dù vấn đề này có xảy ra ở khu vực DHNTB khoảng 3,1%. Việc làm tại Phú Yên có ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, làm cách nào giúp người nghèo gia tăng thu nhập tiến tới thoát nghèo là một việc làm ý nghĩa và hết sức quan trọng đối với Phú Yên hiện nay.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mô hình kinh tế lượng


Nghèo đói là hiện tượng phức tạp và phổ biến nên việc phân tích nghèo đói cũng phải dựa vào nhiều nhân tố tác động khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một hàm số hồi qui dạng logistic để mô tả xác suất rơi vào nghèo đói của hộ có biến phụ thuộc là Pr (Pr =1 nếu hộ là nghèo, Pr = 0 nếu hộ không phải là hộ nghèo)

Mô hình logit xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia

đình có dạng như sau:

Pr = f(hhsize, dtdatsx, trigiavay, giolv, vanhoa, dantoc, gioitinh, csht) Biến hhsize (qui mô hộ) cho biết số thành viên trong một hộ.

Biến dtdatsax (diện tích đất sản xuất) cho biết tổng diện tích đất sản xuất mà hộ có (m2).

Biến trigiavay (trị giá vay) cho biết trị giá vốn vay chính thức của hộ nhận được từ các tổ chức tín dụng (ngàn đồng).

Biến giolv (giờ làm việc) cho biết số giờ làm việc trung bình của các thành viên trong hộ mà người chủ hộ làm đại diện (giờ)

Biến vanhoa (văn hóa) lấy số năm đi học trung bình của người chủ hộ làm đại diện(năm).

Biến dantoc (dân tộc) cho chúng ta biết được hộ thuộc thành phần dân tộc nào và có liên hệ như thế nào với nghèo đói. Đây là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là dân tộc thiểu số, bằng 0 nếu chủ hộ là dân tộc kinh.

Biến gioitinh (giới tính) chỉ ra giới tính của chủ hộ là Nam hay nữ, đây là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là nam, bằng 0 nếu chủ hộ là nữ.

Biến csht (cơ sở hạ tầng) biến này cho chúng ta hai khả năng là có cơ sở hạ tầng hay không có cơ sở hạ tầng trong thôn, ấp hộ sinh sống. Đây là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu có cơ sở hạ tầng và bằng 0 nếu không có cơ sở hạ tầng.

2. Kết quả hồi quy


Bảng 21

Kết quả hồi qui logit


Logit poor hhsize dtdatsx trigiavay giolv vanhoa dantoc csht gioitinh

Hồi quy logistic

Số quan sát

=

120

LR chi2(8)

=

32,50

Prob > chi2

=

0,0001

Log like lihood

=

- 43,800206

Pseudo R2

=

0,2706


Biến phụ thuộc: Poor

(poor =1 nếu là hộ nghèo;

poor =0 nếu là hộ không nghèo)


Hệ số hồi quy

Hệ số tác động biên


z


P>z

Biến độc lập





Qui mô hộ gia đình (người)

0,31309

1,368

1,74

0,082

Diện tích đất sản xuất của hộ (m2)

-0,00009

0,999

-1,56

0,120

Trị giá khoản vay chính thức của hộ (ngàn đồng)

5,11e-06

1,000

0,32

0,750

Giờ làm việc trung bình của hộ (giờ)

-0,00065

0,899

-1,90

0,057

Văn hoá của chủ hộ (năm đi học)

-0,32357

0,724

-3,32

0,001

Dân tộc (thiểu số = 1, kinh = 0)

3,41264

30,345

1,80

0,072

Cơ sở hạ tầng khu vực hộ sinh sống (có =1)

0,73820

2,092

1,32

0,188

Giới tính của chủ hộ (Nam = 1, Nữ = 0)

-0,20931

0,811

-0,30

0,767

Hằng số

0,01810


0,00

0,999

Nguồn: ước tính của tác giả bằng phần mềm Stata 9.1 dựa trên VHLSS 2006

Hình 1

Mô phỏng xác suất nghèo theo hệ số tác động biên từng nhân tố


120,0

100,0

80,0

60,0

40,0

20,0

Qui mô hộ

Giờ làm việc trung bình

Văn hóa của chủ hộ Dân tộc

0,0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nguồn: Tác giả xây dựng bằng phần mềm Microsoft Excel dựa trên VHLSS 2006

Bảng 22

Mô phỏng xác suất nghèo của hộ gia đình



Biến phụ thuộc: Poor

poor =1 nếu là hộ nghèo

poor =0 nếu là hộ không nghèo


Hệ số tác

động biên

Xác suất nghèo khi thay đổi 1 đơn vị biến độc lập ứng với xác suất ban đầu (%) (*)



10

20

30

40

Biến độc lập






Qui mô hộ gia đình (người)

1,368

13,2

25,5

37,0

47,7

Giờ làm việc trung bình của hộ (giờ)

0,899

9,1

18,4

27,8

37,5

Văn hóa của chủ hộ (năm đi học)

0,724

7,4

15,3

23,7

32,6

Dân tộc (thiểu số = 1, kinh = 0)

30,345

77,1

88,4

92,9

95,3

(*) Ước tính của tác giả bằng phần mềm Microsoft Excel dựa trên VHLSS 2006


Kết quả hồi quy cho thấy trong 04 biến: hhsize (qui mô hộ gia đình), giolv (giờ làm việc trung bình của hộ), vanhoa (văn hóa của chủ hộ), dantoc (dân tộc) có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của các biến mang dấu âm có nghĩa là khi tăng thêm một đơn vị biến độc lập này sẽ làm giảm xác suất nghèo đói của hộ gia đình trong điều kiện cố

định các biến khác. Hệ số hồi quy mang dấu dương tương ứng với việc tăng thêm một

đơn vị biến này sẽ làm tăng xác suất nghèo đói của hộ khi các biến khác không đổi.


Bảng 21, hình 1 và bảng 22 cho chúng ta thấy rõ hơn về những vấn đề này:

Yếu tố dân tộc có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng nghèo đói của Phú Yên, hệ số tác động biên có giá trị lớn nhất so với hệ số của các biến khác trong mô hình. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình người Kinh là 20% thì xác suất này đối với hộ gia đình người dân tộc thiểu số là 88,4%. Nếu xác suất nghèo của hộ người Kinh tăng lên 40% thì xác suất nghèo đối với hộ gia đình người dân tộc thiểu số tăng lên đến 95,3%. Sự chênh lệch trong mức sống của người Kinh và người dân tộc thiểu số tại Phú Yên là khá lớn.

Số thành viên trong hộ cũng ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của hộ. Nếu tăng thêm một thành viên không tạo ra thu nhập trong hộ sẽ làm tăng xác suất nghèo đói của hộ lên 25,5% so với xác suất ban đầu là 20% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tương tự xác suất nghèo đói của hộ là 57,7% so với xác suất ban đầu 40% nếu hộ có thêm một thành viên không tạo thu nhập trong hộ.

Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng nghèo đói của hộ. Giả sử xác suất nghèo đói của hộ ban đầu là 20% thì sẽ có sự giảm trong xác suất nghèo đói xuống còn 15,3% nếu chủ hộ có thêm một năm đi học. Xác suất nghèo ban đầu của hộ là 40% nếu chủ hộ có thêm một năm đi học sẽ làm giảm xác suất nghèo đói của hộ giảm xuống còn 32,6%.

Tăng thêm một giờ làm việc sẽ làm cho xác suất nghèo đói của hộ giảm từ 20% ban đầu xuống 18,4% tương ứng (1,6%), mức giảm nghèo này thật ra không lớn nhưng có ảnh hưởng đến việc thoát nghèo của hộ, việc tăng giờ làm việc đồng nghĩa với việc hộ có thêm việc làm và có thêm thu nhập. Nếu xác suất nghèo ban đầu của hộ là 40% thì khi có sự tăng thêm một giờ làm việc sẽ làm cho xác suất nghèo đói của hộ giảm xuống còn 37,5%.

Đối với diện tích đất sản xuất của hộ trong mô hình này không có ý nghĩa thống kê. Điều này là phù hợp vì ở Phú Yên diện tích đất sản xuất của mỗi hộ ít, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho gia đình (lúa), phần còn lại bán ra không đáng kể. Thu nhập từ trồng trọt không phải là thu nhập chính của hộ. Làm nông nghiệp giống như là một

việc làm kiếm thêm mà hộ gia đình nào cũng có. Vấn đề tích tụ đất và mất đất của người nông dân đôi khi không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ giống như khu vực ĐBSCL.

Thêm vào đó tín dụng đối với các hộ dân ở Phú Yên cũng không có ý nghĩa trong mô hình thông qua biến trị giá vay. Nhiều bằng chứng chỉ ra là mức tín dụng cho vay đối với các hộ dân ở Phú Yên là quá nhỏ, không đủ cho mục đích kinh doanh nên phần lớn nó được hộ dân sử dụng sai mục đích thường vào tiêu dùng. Điều này cho thấy không phải đơn giản để giúp người nghèo thoát nghèo là chúng ta cho họ tiền.

Giới tính của chủ hộ cũng không phải là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến sự nghèo đói của hộ. Cụ thể là biến giới tính không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Điều này có thể nói là việc làm của lao động nam và nữ ở Phú Yên mang lại mức thu nhập gần giống nhau, dù chủ hộ là nam hay nữ thì việc hộ rơi vào nghèo đói là như nhau, và các cơ hội thoát nghèo khác cũng giống nhau.

Cuối cùng là yếu tố cơ sở hạ tầng thôn ấp cũng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, thực tế cơ sở hạ tầng ở Phú Yên là một vấn nghiêm trọng đối với các huyện miền núi và quyết định sự nghèo đói ở khu vực này. Chính vì vậy, nó là nguyên nhân làm cho dân tộc thiểu số ở Phú Yên có sự cách biệt lớn so với người kinh. Nếu cơ sở hạ tầng đối với khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống được cải thiện thì tình trạng nghèo ở khu vực này sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHO PHÚ YÊN

Qua nghiên cứu mô hình kinh tế lượng và kết quả thống kê cho thấy tình trạng nghèo đói của hộ gia đình ở Phú Yên chủ yếu do các nhân tố sau tác động: Qui mô hộ gia đình, tình trạng việc làm của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, và thành phần dân tộc. Chính vì thế, chính sách xóa đói giảm nghèo đề nghị trong nghiên cứu này cũng chỉ tập trung xoay quanh các nhân tố trên nhằm giúp người nghèo có cơ hội thoát nghèo.

1. Tạo công ăn việc làm cho người dân


Việc làm là cần thiết đối với mỗi người dân, ngoài nỗ lực tìm kiếm việc làm của mỗi bản thân hộ gia đình thì chính quyền địa phương cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu tư đối với các ngành giải quyết nhiều lao động mà không cần trình độ tay nghề quá cao, phát triển các ngành nghề truyền thống tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ (tranh, mây, tre, nứa) nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp góp phần gia tăng thu nhập; giúp người dân tìm kiếm thị trường đầu ra nhằm tiêu thụ sản phẩm truyền thống sẵn có (bánh đa, bánh tráng) nhanh chóng để giải quyết lao động địa phương không có điều kiện đề có thể làm công việc khác.

Chính quyền địa phương nên chú trọng phát triển đa dạng ngành nghề phi nông nghiệp và làng nghề ở nông thôn; đồng thời có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Tất cả nhằm tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là người nghèo

2. Thực hiện chương trình giảm nghèo khu vực miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

Khu vực miền núi ở Phú Yên có sự khác biệt khá lớn so với đồng bằng, chính sách giảm nghèo nên tập trung vào các huyện: Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân, đặc biệt quan tâm đến nhóm dân tộc thiểu số ở các mặt sau:

Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn miền núi nhất là đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hoá ở các buôn làng người dân tộc thiểu số nhằm rút ngắn sự cách biệt về mặt địa lý, từ đó giúp người dân tộc thiểu số có cơ hội giao lưu, lưu thông hàng hoá, tiếp thu công nghệ sản xuất để tiến tới thoát nghèo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023