Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 4

Bảng 5

Chi tiêu thực bình quân đầu người trong một năm (1.000 đồng)


Nhóm hộ

Phú Yên

Duyên hải Nam Trung Bộ

Nghèo nhất

2.452

2.387

Cận nghèo nhất

3.308

3.457

Trung bình

3.975

4.588

Cận giàu nhất

4.951

6.412

Giàu nhất

8.771

11.559

Tổng

4.691

5.672

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 4

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006.


Tỉnh Phú Yên phần lớn người nghèo tập trung ở các huyện miền núi như: Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và một số xã thuộc khu vực đồng bằng của huyện Phú Hòa, Đông Hòa và Tây Hòa, thường các khu vực này rất hạn chế về giao thông, giáo dục, y tế và việc làm, đây là những khu vực thuần nông, có trình độ dân trí thấp. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở Việt Nam chứ không riêng gì tại Phú Yên.

3.1. Qui mô hộ gia đình


Trong nhiều nghiên cứu nghèo đói cấp vùng chỉ ra rằng nếu các điều kiện khác là như nhau trong cùng một khu vực nếu hộ gia đình nào có số thành viên phụ thuộc nhiều thì hộ đó có nguy cơ rơi vào nghèo đói cao. Nhìn vào bảng 6 ta thấy số thành viên trung bình của hộ ở khu vực thành thị và nông thôn là tương đương nhau, không chênh lệch nhau nhiều, có khi số thành viên trung bình của hộ ở khu vực nông thôn thấp hơn ở thành thị đối với Phú Yên và toàn vùng DHNTB. Xét riêng cho hai nhóm nghèo nhất và giàu nhất thì ở Phú Yên số thành viên trung bình của hộ nghèo thường nhiều hơn so với nhóm hộ giàu và cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Nghĩa là, nhóm hộ nghèo có nhiều con hơn. Một hiện tượng phổ biến đối với những hộ nghèo là các thành viên trong hộ ít được học hành và hay bị thất nghiệp. Thực ra đông con đối với hộ nghèo là một gánh nặng vì số miệng ăn theo nhiều trong khi lao động làm ra thu nhập ít. Rõ ràng, số thành viên trong hộ có liên quan đến vấn đề nghèo đói của hộ.

Bảng 6

Số thành viên trung bình của hộ (người)



Phú Yên

DHNTB

Khu vực sinh sống



Thành thị

4,25

4,43

Nông thôn

4,23

4,19

Nhóm chi tiêu dùng



Nghèo nhất

4,54

4,67

Cận nghèo nhất

4,00

4,13

Trung bình

4,37

4,04

Cận giàu nhất

4,08

4,46

Giàu nhất

4,16

4,00

Chung

4,23

4,26

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


3.2. Đất canh tác


Theo PYSO (01/01/2008) diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 388.933 ha, chiếm 76,9% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 24,3% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 31,6% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nếu so với các tỉnh khác trong khu vực thì Phú Yên được xem như là vựa lúa của khu vực DHNTB, nhưng so với khu vực ĐBSCL và ĐBSH thì diện tích đất canh tác (trồng lúa) của Phú Yên (36.504 ha) còn thua xa, năng suất lúa của tỉnh được xem là khá cao so với vùng nhưng lại thấp so với các khu vực khác. Một điều khá đặc trưng của vùng DHNTB nói chung và Phú Yên nói riêng là diện tích đất canh tác của hộ dân có qui mô nhỏ, nhiều thửa, rất khó ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật canh tác mới.

Ở Phú Yên những hộ dân sống ở khu vực nông thôn thường có nhiều đất canh tác hơn ở thành thị, điều này xem ra là phù hợp vì phần lớn các hộ dân nông thôn Phú Yên đều làm nông nghiệp (trồng lúa, làm nương rẫy, làm vườn). Nếu xét trên phương diện giàu nghèo thì diện tích đất canh tác có sự chênh lệch lớn giữa nhóm những hộ giàu nhất và nghèo nhất, người giàu có diện tích đất nhiều hơn gấp đôi người nghèo. Một hiện tượng xảy ra tại làng quê Phú Yên là người nghèo thường cho người giàu trong

vùng mướn, hoặc thục ruộng trong thời gian dài hạn do không có khả năng canh tác hoặc túng thiếu. So với toàn vùng thì người nghèo ở Phú Yên có ít đất hơn người nghèo ở khu vực DHNTB cho dù diện tích đất trung bình chung toàn tỉnh và khu vực là tương đương nhau.

Đất đai có một vai trò quan trọng đối với hộ nông dân, cho dù sản xuất nông nghiệp ở Phú Yên không mang tính hàng hoá rõ nét nhưng đứng trên góc độ khác thì việc trồng lúa ở vùng có vai trò cung cấp miếng ăn cho các thành viên trong hộ rất hiệu quả. Đối với một hộ nghèo nếu không có đất hoặc ít đất rất dễ rơi vào tình trạng thiếu ăn nếu không đủ tiền mua gạo cho một hộ gia đình bình quân 4 người. Thực ra, diện tích đất canh tác ở Phú Yên không có vai trò rõ rệt giúp hộ trong việc giảm nghèo như vùng ĐBSCL, đôi khi thu nhập chính của hộ không phải từ sản xuất nông nghiệp (ngoại trừ những hộ giàu có nhiều đất). Một con số đáng quan tâm là diện tích đất sản xuất của nhóm cận giàu cũng chỉ bình quân 3.635 m2/hộ thấp hơn diện tích đất của nhóm nghèo nhất (bảng 7)

Bảng 7

Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ phân theo nhóm và khu vực (m2)



Phú Yên

DHNTB

Khu vực sinh sống



Thành thị

5.189

4.755

Nông thôn

5.844

5.834

Nhóm chi tiêu dùng



Nghèo nhất

4.371

5.512

Cận nghèo nhất

4.731

7.910

Trung bình

5.469

3.656

Cận giàu nhất

3.635

5.891

Giàu nhất

10.359

5.150

Chung

5.713

5.724

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006

Đối với những người ít đất hoặc không có đất ở Phú Yên không chỉ rơi vào nhóm hộ nghèo mà còn rơi vào những hộ khá giàu vì nhiều lý do khác nhau có thể cầm cố, cho các hộ khác thuê hoặc cho thục dài hạn như trình bày ở phần trên, xảy ra tình trạng này là do một biến động nào đó từ gia đình, cũng có thể do họ không thích làm nông nghiệp, giao đất cho người khác để có thời gian đi làm những việc khác phù hợp hơn như buôn bán nhỏ, kinh doanh thương mại, làm công trong ngành xây dựng, làm công nhân, hoặc di chuyển đến vùng khác làm thuê.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và địa lý, khoảng cách từ thành thị và nông thôn ở Phú Yên không quá xa, nên việc người dân ở nông thôn di chuyển ra thành thị làm các công việc liên quan đến xây dựng hàng ngày là một điều hết sức dễ dàng. Chính vì thế, sự phát triển mạnh ở thành thị là động lực giúp nông thôn Phú Yên thoát nghèo.

3.3. Trình độ học vấn


Theo số liệu tính toán từ Bảng 8 chúng ta thấy rằng số năm đi học trung bình của chủ hộ ở khu vực nông thôn Phú Yên thấp hơn ở thành thị là 0,8 năm, điều này xem ra phù hợp với tình hình chung của các nước thường việc đi học ở nông thôn ít được quan tâm hơn, và người dân nông thôn ít được học hành hơn người dân thành thị do nhiều nguyên nhân khác nhau như: trường lớp xa khu vực sinh sống, kinh tế gia đình người dân nông thôn khó khăn, hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ về vấn đề học hành của con cái, các thành viên trong gia đình phải lao động thêm để tạo thu nhập giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn,.. Ở Phú Yên vấn đề này không nghiêm trọng như ở khu vực DHNTB, sự chênh lệch giữa hai nhóm này là 2,5 năm. Nếu xét theo nhóm thu nhập thì nhóm hộ nghèo nhất , chủ hộ có số năm đi học trung bình thấp chỉ 3,9 năm so với mức chung toàn tỉnh là 6,6 năm, DHNTB là 6,7 năm, mức chênh lệch này gần bằng một nửa. Học hành đối với nhóm người giàu mang tính vượt trội, sự chênh lệch số năm học trung bình của chủ hộ thuộc nhóm này (8,7 năm) so với nhóm nghèo nhất (3,9 năm) là khá lớn, tương đương 2,5 lần. Đối với khu vực DHNTB sự chênh lệch này là 1,9 lần. Rõ ràng, vần đề giáo dục đối với người nghèo ở Phú Yên là khá nghiêm trọng và có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của hộ. DHNTB có mặt bằng giáo dục cao điều này là đúng vì 3 tỉnh: Khánh Hoà, Bình Định, Đà Nẵng là những cái nôi đào tạo nhân tài cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là nơi tập trung các

trường đại học có uy tín của khu vực. Với lại tiềm lực kinh tế của ba tỉnh này khá mạnh, thời gian qua lượng vốn đầu tư đổ vào các tỉnh này khá lớn. Đây là những cơ hội giúp người dân thoát nghèo.

Bảng 8

Số năm đi học trung bình của chủ hộ (năm)



Phú Yên

DHNTB

Khu vực sinh sống



Thành thị

7,2

8,5

Nông thôn

6,4

6,0

Nhóm chi tiêu dùng



Nghèo nhất

3,9

4,7

Cận nghèo nhất

6,1

6,0

Trung bình

6,7

6,6

Cận giàu nhất

7,4

7,4

Giàu nhất

8,7

9,1

Chung

6,6

6,7

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


Tiếp cận hộ gia đình dựa trên trình độ học vấn và bằng cấp cao nhất của người chủ hộ sẽ cho chúng ta một cái nhìn xác thực hơn về lao động của Phú Yên. Bảng 9 chỉ ra rằng có đến 25% chủ hộ không biết đọc biết viết, đây là một con số thất vọng nhưng không lấy gì làm ngạc nhiên vì số những người không biết đọc biết viết chủ yếu rơi vào những người chủ hộ lớn tuổi sống và lớn lên trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện đi học. Điều đáng quan tâm ở đây là có đến 46,1% những người nghèo và 33,3% cận nghèo không biết chữ cao hơn nhiều so với 25% những người không biết chữ của toàn tỉnh. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng khiến họ nghèo. Biết đọc biết viết là yếu tố cần thiết cho việc cập nhật tin tức, thông tin kinh tế, yếu tố công nghệ và cơ hội học hỏi để ứng dụng tốt kỹ thuật trong sản xuất. Một người không biết đọc biết viết chỉ có

thể đi làm thuê hoặc tham gia lao động sản xuất nông nghiệpo giản đơn bằng sức lao động là chính. Ở nhóm hộ nghèo nhất có đến 90,9% lao động không có bằng cấp và mới học qua tiểu học, 9,0% có bằng nghề tương ứng với trình độ phổ thông trung học. Đối với nhóm hộ giàu và cận giàu thì 100% chủ hộ đều biết đọc biết viết; 5,3% có trình độ đại học; 26,3% có trình độ PTTH; 15,7 % có bằng THCN. Rõ ràng có sự khác biệt lớn trong trình độ của chủ hộ giữa nhóm nghèo và nhóm giàu.

Bằng cấp, trình độ chuyên môn và học vấn cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Phú Yên. Điều đặc biệt, nông thôn thua thành thị về trình độ phổ cập tiểu học nhưng lại vượt lên trên khu vực thành thị về trình độ học vấn ở bâc cao hơn. Ở nông thôn có 2,9% chủ hộ đạt trình độ đại học, cao đẳng trong khi đó thành thị là 0%, toàn tỉnh là 2,2%, đây là con số đáng khích lệ; số chủ hộ đạt trình độ PTTH ở nông thôn là 14,5% so với thành thị 10,5% rõ ràng cao hơn 4%. Dù sao hiện nay ở nông thôn tình trạng lao động giản đơn vẫn còn nhiều, lao động có bằng cấp thấp hơn ở thành thị. Chính vì lẽ đó, các công việc cần lao động chân tay ở khu vực thành thị phần lớn do người dân vùng nông thôn đảm trách.

Bảng 9

Trình độ học vấn và bằng cấp cao nhất của chủ hộ

Trình độ học vấn (%) Khả năng đọc viết

Chuyên môn kỹ thuật

Không bằng

Tiểu TH TH

cấp







cấp

nghề

THC

Nhóm chi tiêu

Nghèo nhất


90,9



9,0



53,8


46,1


90,9


9,0


Cận nghèo

nhất

61,1

27,7

11,1


66,6

33,3

100



Trung bình

63,1

21,1

10,5

5,3

100


94,7


5,2

Cận giàu

nhất

57,1

28,5

9,5


100


95,2

4,7


Giàu nhất 5,2

21,5

15,7

26,3

5,3

100


78,7

5,2

15,7

Khu vực

Thành thị


57,9


5,2


10,5



80,0


20,0


89,4


5,2


5,2

Nông thôn 1,5

55,0

24,6

14,5

2,9

74,0

26,0

92,7

2,9

4,4

Chung 1,1

55,6

20,4

13,6

2,2

75,0

25,0

92,0

3,4

4,5

học CS PT

ĐH Biết không

Không bằng

Có bằng

Có bằng



Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


Bên cạnh những khó khăn, hiện nay tại vùng nông thôn Phú Yên số người học đại học đã từng bước gia tăng, các bậc cha mẹ đã ý thức được sự nhọc nhằn trong lao động nông nghiệp nên đã cố gắng cho con ăn học, nếu một gia đình có ít nhất một người

học đại học thì xác suất rơi vào nghèo đói rất ít dường như bằng 0. Học hành là con đường giúp các hộ nghèo thoát nghèo nhanh nhất. Bảng 9 cũng cho chúng ta thấy được vấn đề này, mức độ nghèo đói giảm xuống khi trình độ học vấn của chủ hộ gia tăng từ không biết chữ đến bậc đại học.

3.4. Giới tính của chủ hộ


Riêng ở Phú Yên bộ dữ liệu VHLSS 2006 chỉ ra rằng, nữ giới thường thua thiệt nhiều mặt so với nam giới trong mọi hoạt động. Bảng 10 cho thấy tiền lương của nữ thấp hơn nam giới khoảng 5 lần, nhóm hộ nghèo nhất có chủ hộ là nữ hầu như thu nhập không phải từ lương. Trong cùng một nhóm nếu người chủ hộ là nữ thì số năm đi học trung bình của họ cũng thấp xa so với chủ hộ là nam, bình quân khoảng 1,8 năm. Những hộ nghèo nhất, số năm đi học trung bình của nữ chỉ bằng ít hơn ½ của nam. Đây là một bất lợi đối với họ trong việc tìm kiếm thu nhập và việc làm cho bản thân. Có một điều hết sức đặc biệt là số năm đi học trung bình của nữ ở nhóm cận nghèo lại cao hơn nam giới và ở nhóm này nếu nữ làm chủ hộ thì cơ hội nghèo đói ít hơn so với chủ hộ là nam. Đối với nhóm nghèo nhất thì những hộ có nữ là chủ hộ thường nghèo hơn những hộ có nam là chủ hộ.

Đứng trên phương diện nguồn vốn vay thì nhóm hộ có nam làm chủ hộ có mức tiếp cận vốn vay cao hơn hộ có nữ làm chủ hộ 2 lần, có thể nói chủ hộ là nữ ít có cơ hội trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đôi khi ít quan tâm đến những hộ có chủ hộ là nữ và chắc chắc họ không có tiếng nói trong các đoàn thể mà có thể mang lại quyền lợi hữu ích cho họ tại địa phương. Một số hộ có chủ hộ là nữ thường do một sự mất mát nào đó có thể là: ly hôn, hoặc chồng chết, mọi gánh vác gia đình đè lên vai người phụ nữ. Yếu tố về sức khỏe cũng ảnh hưởng nhiều đến người phụ nữ trong các công việc nặng nhọc, công việc dành cho nam giới thường nhiều hơn. Do đó, nghèo đối với phụ nữ rất dễ xảy ra trong điều kiện thiếu trình độ và kỹ năng chuyên môn.

Bảng 10

Tiền lương, số năm đi học, mức chi tiêu và trị giá khoản vay trung bình của chủ hộ theo gới tính

Nhóm hộ


Nghèo nhất

Cận nghèo nhất

Trung bình

Cận giàu nhất

Giàu nhất

Tổng

Tiền lương trung bình (nghìn đồng/năm)

Nam

2.297

3.493

2.696

4.450

8.996

4.574

Nữ

.

688

1.050

2.833

.

849

Số năm đi học trung bình (năm)

Nam

4,6

5,7

7,1

7,5

8,3

6,8

Nữ

2,0

7,4

5,0

6,3

8,0

5,0

Mức chi tiêu bình quân hộ (nghìn đồng/năm)

Nam

2.510

3.297

3.957

5.008

8.884

4.916

Nữ

2.277

3.348

4.063

4.550

6.177

3.499

Trị giá khoản vay trung bình (nghìn đồng)

Nam

5.694

2.157

3.650

11.619

5.117

5.724

Nữ

2.250

.

3.750

5.334

.

2.342

Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006


Phát triển kinh tế đôi khi mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất nhưng việc thiếu kỹ năng, trình độ giáo dục thấp và bị ràng buộc bởi con cái, trách nhiệm với gia đình làm cho phụ nữ ít có thời gian rảnh rỗi, cùng với quan niệm trọng nam khinh nữ sẽ là một rào cản để người phụ nữ trở thành những lao động có vị trí ngang tầm với nam giới trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội và chính trị.

3.5. Thành phần dân tộc

Dân tộc thiểu số ở Phú Yên rất đa dạng có khoảng 30 nhóm dân tộc anh em nhưng phần đông vẫn là dân tộc Tày, Nùng, Bana, Êđê, và Chăm. Bảng 11 cho thấy dân tộc thiểu số ở Phú Yên chủ yếu tập trung ở 3 huyện miền núi: Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân, đồng bào dân tộc thiểu số ở ba huyện này chiếm khoảng 97,2% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Nếu tính chung thì dân tộc thiểu số ở Phú Yên chiếm 6,2% tổng dân số toàn tỉnh. Hiện nay, dân tộc thiểu số được sự quan tâm đặc

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí