Những Kết Quả Nghiên Cứu Và Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Xóa Đói Giảm Nghèo Nhằm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Các Tỉnh Tây Bắc



Tỷ lệ rò rỉ lớn này đặt ra một câu hỏi nghiêm trọng về hiệu quả xác định đối tượng mà các chính sách và chương trình giảm nghèo cho các xã nghèo nhất hướng tới. [47]

Cũng trong thời gian này, Lò Giàng Páo (2010) xuất bản cuốn sách “Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc”, viết về một số vấn đề cơ bản liên quan đến TTKT và XĐGN; thực trạng và giải pháp TTKT gắn với XĐGN ở vùng DTTS miền núi phía Bắc. [78]

Năm 2010 trong đề tài cấp nhà nước do Nguyễn Văn Mạnh và các tác giả nghiên cứu về "Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý xã hội trong tiến trình đổi mới", đã đưa ra các quan điểm về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đồng thời nhận định các xu hướng phát triển xã hội để đưa ra vai trò của Nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trên tất cả các mặt của lĩnh vực KT-XH. [65]

Gần đây nhất, trong đề tài “Tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta giai đoạn 2001-2010, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của Đảng trong giai đoạn 2011-2020”, của PGS.TS Lê Quốc Lý và các cộng sự đã tổng kết 10 năm thực hiện công tác XĐGN. Trong báo cáo này, tác giả đã đi sâu phân tích những thành tựu, hạn chế và những nhân tố tác động, nguyên nhân hạn chế của quá trình thực tiễn thực hiện chính sách XĐGN giai đoạn 2001-2010 đồng thời đề xuất, kiến nghị với các cấp về các vấn đề cần đề cập đến trong xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp XĐGN cho giai đoạn 10 năm tới. [58]

Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu XĐGN theo vùng, theo các lĩnh vực mà các tác giả đã nghiên cứu từ trước đến nay. Cụ thể như:

- Các nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách về y tế đối với người nghèo năm 2005: “Tác động của quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang”, của Đàm Viết Cường và các cộng sự [30] và “Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía Bắc” năm 2006 của Nguyễn Thành Trung và các cộng sự... [113]



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

- Các nghiên cứu về chi phí KCB cho người dân cho đánh giá các chính sách y tế phục vụ người nghèo nhằm khuyến nghị giảm chi phí KCB cho người nghèo, như: “Đánh giá tiếp cận của người dân với quỹ 139 tại ba tỉnh Yên Bái, Ninh Thuận và Đồng Tháp” năm 2005 của Trần Tuấn và các cộng sự và “Phân tích thực trạng chi phí trong điều trị nội trú của bệnh nhân nghèo 139 tại ba bệnh viện U Bướu, Nhi, Phụ sản Trung ương”. [111]

- Các nghiên cứu về nghèo đói và XĐGN của các địa phương, các khu vực đồng bào DTTS, như:

Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 5

+ “Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn” của Craig Cahoun, Mary Byrne Mc Donnell, Nguyễn Thế Nghĩa và các cộng sự đã nêu lên những vấn đề tổng quát và phương pháp nghiên cứu các động thái về di dân và đô thị hóa, đưa ra cơ hội thăng tiến KT-XH cho người nghèo và các tầng lớp cư dân khác cũng như vai trò của các CSXH, các tổ chức Nhà nước trong việc giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh. [18]

+ Nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Thắng năm 2010 với đề tài “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai” đã thực hiện xây dựng mô hình và đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch gắn với XĐGN ở Lào Cai. [110]

+ Trần Đình Đàn nghiên cứu về “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói, giảm nghèo ở Hà Tĩnh” đánh giá thực tiễn về nghèo đói và XĐGN ở Hà Tĩnh đồng thời đề ra phương hướng xây dựng chiến lược và các giải pháp KT- XH chủ yếu nhằm XĐGN cho dân cư nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2010. [34]

+ Hoàng Văn Cường với tác phẩm “Xoá đói giảm nghèo ở Từ Liêm - Hà Nội”, đã đi sâu tìm hiểu về quá trình vươn lên xoá bỏ đói nghèo, xây dựng nông thôn mới ở huyện Từ Liêm - Hà Nội. [32]

+ Bùi Minh Đạo và Bùi Thị Lan với nghiên cứu “Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên”, đã đi tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của đồng bào Tây Nguyên để đưa ra một số quan điểm và giải pháp XĐGN ở vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên. [40]



+ Nguyễn Anh Dũng với “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường tỉnh Phú Thọ” đã thực hiện phân tích việc thực hiện các nhiệm vụ của CTMTQG-GN ở vùng người Mường tỉnh Phú Thọ nhằm mục tiêu giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách các cấp tham khảo để bổ sung, hoàn thiện cho vùng người Mường nói riêng, các tộc người DTTS khác ở tỉnh Phú Thọ nói chung. [33]

1.3. Những kết quả nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được

Những công trình công bố trên đây đã làm rõ được những vấn đề lý luận về phát triển, phát triển KT-XH, nghèo đói và XĐGN, bản chất và nguyên nhân của những hạn chế, chỉ ra các giải pháp XĐGN và phát triển KT-XH nói chung. Những kết quả đó là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp XĐGN nhằm phát triển KT-XH. Một số nghiên cứu đã có điều tra khảo sát, phân tích khá chi tiết về quan điểm, thực trạng phát triển KT-XH về vấn đề nghèo đói và XĐGN đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu sâu về XĐGN và phát triển KT- XH là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả sử dụng phân tích trong đề tài nghiên cứu các giải pháp XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, số dân nghèo là người DTTS đang dần dần tăng lên: “vào đầu những năm 90, tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ là người DTTS chỉ có 18%, đến năm 1998 tỷ lệ này là 29%, năm 2004 tăng lên 39%, và vào năm 2006 là 47%” [47] . Trong khi dân số là đồng bào DTTS “chỉ chiếm 14,5% tổng dân số nhưng đồng bào DTTS chiếm đến một nửa dân số nghèo ở Việt Nam. Với thực trạng này, nghèo sẽ là đặc tính đặc thù của nhóm các đồng bào DTTS trong tương lai” [47]. Trong khi đó, ở Tây Bắc tỷ lệ đồng bào dân tộc Mông tương đối cao mà tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ dân tộc Mông cao đến 74%. “Dân tộc Mông không chỉ là nhóm dân tộc có nhiều hộ gia đình nghèo nhất mà còn là nhóm dân tộc có chi phí giảm nghèo cao nhất. Trung bình, một mức hỗ trợ tương đương 29% ngưỡng nghèo/người thì mới kéo được một hộ gia đình Mông thoát khỏi nghèo” [47].



Thứ hai, ở Tây Bắc nghèo đang có nguy cơ là vấn nạn của đồng bào DTTS. Đây là nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH nói chung và phát triển KT-XH ở Tây Bắc nói riêng. “Mặc dù Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo, nhưng tỷ lệ nghèo vẫn còn rất cao đối với các DTTS và nghèo có nguy cơ trở thành một vấn nạn của riêng đồng bào DTTS trong tương lai”[47]. Đang “có sự chênh lệch lớn (năm 2006) giữa tỷ lệ nghèo của nhóm đa số và nhóm các DTTS trong các xã nghèo nhất nước ở mốc 25%, nhưng sự chênh lệch này lại thấp hơn khi so sánh trên phạm vi cả nước ở mốc 42% trên cả nước” [47]). “Trung bình, năm 2007 tại những xã nghèo nhất nước có gần 43% hộ gia đình sống trong nghèo. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước” [47].

Thứ ba, rừng chiếm phần lớn đất thuộc sở hữu của đồng bào DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn nhưng thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp thì lại quá ít ỏi. “Trong khi đất đai chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn là đất rừng thì hoạt động lâm nghiệp chỉ mang lại một nguồn thu khiêm tốn, gần như là không có. Bình quân thì thu nhập từ lâm nghiệp chiếm dưới 5% tổng thu nhập” [47], vì: “rừng chủ yếu là rừng phòng hộ, khiến cho việc khai thác rừng của các hộ gia đình là bất hợp pháp” [47]; Bình quân thì thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp chỉ bằng tổng thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc. “Đồng bào DTTS dựa chủ yếu vào trồng trọt là nguồn thu nhập chính (khoảng 40%)” [47]. Nhưng “sự đa dạng hóa phi nông nghiệp chỉ mang lại 7% trong tổng thu nhập cho đồng bào DTTS” [47]. “Tỷ lệ đóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp cũng ngang bằng với tỷ lệ đóng góp của các hoạt động lâm nghiệp vào mức thu nhập bình quân của các nhóm DTTS” [47] nhưng thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn nhìn chung là rất ít.

Thứ tư, sự tiếp cận thị trường của các hộ nghèo ở Tây Bắc là rất hạn chế. Trong quá trình phát triển KT-XH hiện nay ở Tây Bắc CSHT đã được nâng cấp nhiều, nhưng chất lượng của chúng vẫn là vấn đề cần quan tâm. Mặc dù nhiều nơi “đã có hệ thống đường liên thôn nối giữa các thôn với nhau và nối thôn với xã. Nhưng tất cả những con đường này đều nhỏ và nhiều bụi, khiến cho việc đi lại trong



mùa mưa trở nên rất khó khăn. Vào thời điểm mưa to, một số thôn (bản) có thể bị cô lập hoàn toàn với các khu vực khác” [47].

Đối với những xã có dân tộc Mông là nhóm dân tộc chính thì có hơn 50% thôn bản không thể tiếp cận được bằng đường ô tô. Ở những thôn bản không có đường ô tô đi qua, thì khoảng cách bình quân đến đường ô tô gần nhất là 7,8km, có tới hơn 50% đường của các thôn bản là đường đất. Chất lượng đường thấp và khả năng tiếp cận đường không cao dẫn đến những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, y tế và cũng là nguyên nhân chính cản trở việc liên kết thị trường.

Phần lớn các hộ gia đình không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào các thương lái tư nhân để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất (giống cây, giống con, phân bón…) và bán cho họ các sản phẩm đầu ra. Việc liên kết thị trường là một cản trở đối với quá trình thoát nghèo của người nghèo ở những vùng núi Tây bắc. Quan trọng hơn đó là sự hạn chế của các liên kết thị trường xảy ra đồng thời với sự nâng cao liên tục khả năng tiếp cận các phương tiện thị trường. Cải thiện giao thông và tổ chức cơ cấu thị trường, kênh phân phối cũng cần thiết như việc đưa ra những cơ chế đổi mới để đảm bảo rằng người nông dân ở các vùng khó khăn có được tính cạnh tranh cho các sản phẩm của họ.

Thứ năm, CNH, HĐH ở Tây Bắc đang làm mất đi sinh kế của người nghèo. Diện tích đất lâm nghiệp là một trong số ít những thuận lợi mà đồng bào DTTS có được. Quá trình CNH, HĐH ở Tây Bắc, khi xây dựng các công trình thủy điện; khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, khoáng sản, trồng cây cao su, di dân về các khu tái định cư, .v.v… phần nào đã ảnh hưởng đến sinh kế của đồng bào. Nếu không có những chính sách đặc thù tạo công ăn việc làm, giáo dục, đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho dân cư ở nơi ở mới thì DNNN không thể đáp ứng trang trải cho việc GNBV được.

Thứ sáu, các biện pháp can thiệp hiện nay là chưa đủ hiệu quả để có thể khắc phục những khác biệt đang tăng lên về thu nhập từ các đặc điểm và nguồn lực. Điểm nổi bật nhất ở các xã đặc biệt khó khăn là điều kiện CSHT rất nghèo nàn. Mặc dù Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cho đồng bào DTTS,



nhưng việc tiếp cận đến các dịch vụ công của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Trọng tâm hiện nay của các chính sách và chương trình hỗ trợ PTKT cho đồng bào DTTS là thu hẹp sự khác biệt về các đặc điểm và nguồn lực, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tiếp cận với các dịch vụ công, CSHT thiết yếu, tài sản gia đình (nhà ở, đất), hàng hóa thiết yếu (thực phẩm, nhiên liệu). Trong khi đó, những khác biệt về thu nhập có thể tăng lên theo thời gian khi thị trường có xu hướng định giá chính xác hơn nguồn nhân lực và các nguồn khác.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Liên Hiệp Quốc là phải cải thiện điều kiện sống của 1,4 tỷ người [123] nghèo nhất thế giới. “Nghèo đói thật sự đang là một trong những vấn đề có tính toàn cầu. Không chỉ một nước, mà các quốc gia cần có sự phối hợp chung, hành động tích cực và hữu hiệu để chấm dứt sự nghèo đói tuyệt đối” [75]. Liên Hiệp Quốc đã nêu lên mục tiêu: đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ nghèo đói, xây dựng một xã hội thịnh vượng và công bằng hơn. Đói nghèo là vấn đề của thế kỷ XXI mà các quốc gia vẫn đang tiếp tục phải quan tâm giải quyết, điều đó cũng đúng cho thực tiễn nước ta.

Đối với Việt Nam, “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;”[39, tr70]. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, trong tất cả các Chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam không thể không tính đến việc XĐGN. Đặc biệt là trong quá trình phát triển KT-XH hiện nay ở nước ta yêu cầu phát triển bền vững đang được đặt ra và xuyên suốt chiến lược phát triển, XĐGN được coi là nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển KT-XH nhất là đối với các tỉnh còn tỉ lệ đói nghèo cao và chậm phát triển.



Tây Bắc nước ta từ trước đến nay luôn có tỉ lệ nghèo đói cao, KT-XH phát triển chậm nhất so với cả nước. Những thành tựu giảm nghèo ở đây tuy đã được đánh giá cao nhưng vẫn chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn và ngày càng chiếm tỉ lệ cao so với cả nước. Tình hình phát triển KT-XH ở Tây Bắc diễn ra rất chậm và gặp nhiều khó khăn do nghèo đói phổ biến trên diện rộng, nền kinh tế vẫn ở trạng thái tự cấp, tự túc, phân công lao động chưa hợp lý, đời sống văn hóa, xã hội còn đậm nét các phong tục, tập quán và những phương thức sinh hoạt truyền thống của các DTTS, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều; chính quyền cơ sở ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa có mặt chưa thực sự vững mạnh. Vừa qua, các thế lực thù địch lợi dụng tình hình đó, tiến hành các hoạt động chống phá, như: truyền đạo trái pháp luật, lén lút tổ chức lực lượng ngầm với âm mưu thành lập “Vương quốc Mông tự trị”, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc... gây ảnh hưởng tâm lý, mất ổn định chính trị ở vùng biên giới Tây Bắc…

Nghèo đói đã trở thành một trong những lực cản đối với quá trình phát triển KT-XH ở Tây Bắc. Do đó, khó có thể phát triển KT-XH nhanh và bền vững nếu như chưa tập trung mọi nguồn lực để giảm tỉ lệ nghèo và cận nghèo ở các tỉnh này. Khi xác định được vai trò của XĐGN trong quá trình phát triển KT-XH thì việc định hướng cho việc giảm nghèo ở Tây Bắc những năm tới mới thực sự đem lại hiệu quả tối ưu. Từ trước đến nay, cả về lý luận cũng như thực tiễn mới chỉ có những nghiên cứu theo chiều tác động của tăng trưởng và phát triển đến XĐGN chứ hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện việc nghiên cứu sâu để chỉ ra tác động ngược lại của XĐGN đến phát triển KT-XH cũng như xác định vai trò của XĐGN đối với việc phát triển KT-XH. Đặc biệt là đối với quá trình phát triển KT-XH của Tây Bắc, XĐGN có tác động và vai trò không nhỏ đến việc phát triển KT-XH. Sự tụt hậu vì nghèo đói của Tây Bắc với phần lớn là đồng bào DTTS sinh sống thưa thớt, rải rác trên các triền núi là do khả năng tiếp cận với các điều kiện của phát triển hạn chế. Nhưng các nghiên cứu từ trước đến nay, chưa có nghiên



cứu nào đi sâu nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thực hiện XĐGN nhằm phát triển KT-XH nhanh, bền vững ở Tây Bắc.

1.3.3. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của tác giả

Trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những thành tựu của kinh tế học phát triển và kinh tế học hiện đại và nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về XĐGN và phát triển KT-XH, các tài liệu điều tra thứ cấp như số liệu thống kê các năm của cả nước, số liệu thống kê của 4 tỉnh Tây Bắc; các báo cáo về tình hình phát triển KT-XH và kết quả thực hiện các chương trình, DA giảm nghèo của các tỉnh, các Bộ ngành và của các Ban chỉ đạo giảm nghèo của 4 tỉnh Tây Bắc. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiếp cận, so sánh, kết hợp với các mô hình hiện đại trong phân tích để làm rõ những tác động của XĐGN trong quá trình phát triển KT-XH hiện nay đồng thời sử dụng các phiếu hỏi để điều tra, khảo sát, phỏng vấn theo phương án sau:

+ Sử dụng các bảng hỏi (mẫu M2) để phỏng vấn các cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo các cấp từ Trung ương đến địa phương hoặc thông qua các hội nghị, hội thảo có liên quan đến đề tài luận án. Tác giả đã tranh thủ được ý kiến của 130 chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, gồm: các đại biểu Quốc hội là thành viên Ủy ban về Các vấn đề xã hội và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; các cán bộ, chuyên viên làm công tác giảm nghèo ở: Vụ Dân tộc, Vụ Các vấn đề xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giảm nghèo quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, lãnh đạo các huyện và các phòng Lao động, các phòng Kế hoạch –Tài chính của các huyện, Chủ tịch và phó Chủ tịch 27 xã thuộc 4 tỉnh Tây Bắc; cán bộ, chuyên viên Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động thuộc 4 tỉnh Tây Bắc.

+ Sử dụng phiếu điều tra (mẫu M1) để phỏng vấn các hộ dân theo phương pháp chọn mẫu đối với 560 hộ dân tại 27 xã thuộc 9 huyện của 4 tỉnh Tây Bắc.

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí