Tính Tất Yếu Và Vai Trò Của Xóa Đói Giảm Nghèo Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội



- Nhóm các nhân tố kinh tế: Bao gồm các yếu tố đầu vào hay còn gọi là nguồn lực sản xuất, như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và các yếu tố khác như: quy mô sản xuất; các hình thức tổ chức kinh tế; mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, các thành phần kinh tế; quan hệ cung, cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, v.v… Trong đó bốn yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất có quyết định trực tiếp đến việc phát triển KT-XH. Trên thực tế, chỉ có thể đạt được TTKT cao khi chủ thể quản lý biết vận dụng một cách hiệu quả mối quan hệ giữa các yếu tố của hàm sản xuất và mối quan hệ cung - cầu.

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào theo các cách thức nhất định để tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) theo nhu cầu của xã hội. Nếu ta gọi các biến số đầu vào là X, hàm số đầu ra là Y, thì sự tăng trưởng có mối quan hệ hàm số Y = f(Xi),

Trong đó: Xi: là các yếu tố đầu vào bao gồm: K : Vốn

L : Lao động

R : Tài nguyên thiên nhiên T : Khoa học và công nghệ.

+ Vốn sản xuất: Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất. Nó bao gồm cả vốn lưu động (tiền) và vốn cố định, như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tại, kho tàng, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật … Nếu tăng tổng số vốn (trong điều kiện NSLĐ không đổi) thì sẽ làm tăng thêm sản lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ LLLĐ: là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất. Chất lượng lao động sẽ quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu con người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động thì sẽ tạo ra kết quả sản xuất cao.

+ Tài nguyên thiên nhiên: (cụ thể là đất đai) cũng là yếu tố sản xuất. Đất đai là cố định và khó có thể mở rộng do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thì phải đầu tư thêm vốn lao động trên một đơn vị diện tích. Đặc biệt trong đất đai còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.



Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 8

chứa nhiều tài nguyên quý giá đối với quá trình sản xuất như: khoáng sản, nước ngầm; tài nguyên từ rừng, từ biển.

+ Khoa học và công nghệ: là yếu tố sản xuất quyết định sự tăng NSLĐ và chất lượng sản phẩm. Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho con người đồng thời cũng tạo ra tăng trưởng cao, góp phần phát triển KT-XH.

- Nhóm các nhân tố phi kinh tế: khó có thể lượng hóa được sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố phi kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trên thực tế sự ảnh hưởng của chúng là không nhỏ đối với hiệu quả của quá trình xản xuất. Những nhân tố phi kinh tế đó là:

+ Thể chế chính trị và đường lối phát triển KT-XH: Nhân tố này chính là mối quan hệ biện chứng giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Do đó ý chí của giai cấp lãnh đạo, thể chế chính trị thông qua hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển.

+ Đặc điểm dân tộc: Mỗi một quốc gia thường có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc có tập quán khác nhau nên sẽ có nhu cầu văn hóa, kinh tế, sản xuất khác nhau. Xã hội chỉ phát triển khi biết huy động và khai thác được những tiềm năng kinh tế, xã hội, năng lực sản xuất… của các dân tộc vào thực hiện mục tiêu chung của tăng trưởng và phát triển, để mỗi dân tộc đều được hưởng lợi ích từ đóng góp của mình. Nếu PTKT mà chỉ đem lại lợi ích cho dân tộc này, gây ảnh hưởng tác hại đến dân tộc khác thì đó là nguyên nhân xung đột giữa các sắc tộc.

+ Đặc điểm tôn giáo: Mỗi tôn giáo đều có quan niệm, triết lý, tư tưởng riêng và thường tạo ra một tâm lý xã hội biệt lập. Nếu có chính sách tôn trọng tín ngưỡng và phát triển tôn giáo đúng đắn thì sẽ tạo ra sự hòa hợp giữa các tôn giáo để nó trở thành nhân tố ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển.

+ Đặc điểm văn hóa: Trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra chất lượng của LLLĐ - một trong những nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng và phát triển. Văn hóa, văn minh của một dân tộc tỷ lệ thuận với sự PTKT và tiến bộ xã hội. Văn hóa, dân tộc và tôn giáo là ba nhân tố có mối liên hệ gắn bó



với nhau. Văn hóa bao gồm nhiều mặt như: tri thức, khoa học, văn học nghệ thuật, lối sống, tập quán, ứng xử… được hình thành và tích lũy trong quá trình phát triển lâu đời của mỗi dân tộc.

2.2.2.3. Các điều kiện đảm bảo cho phát triển KT-XH [23]

Để phát triển KT-XH, cần có những điều kiện nhất định đảm bảo cho quá trình phát triển. Các điều kiện đó là:

- Sự ổn định chính trị - xã hội: Một thể chế chính trị - xã hội ổn định là vô cùng quan trọng và là điều kiện tiên quyết bảo đảm tăng trưởng và phát triển. Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển KT-XH đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan; có khả năng thu hút đầu tư, khai thác được nội lực và ngoại lực. Sự ổn định đường lối phát triển KT-XH và hệ thống chính sách nhất quán, thích hợp sẽ là môi trường hấp dẫn đối tác đầu tư trong khu vực và quốc tế.

- Phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ tiên tiến: Ngày nay, khoa học công nghệ không chỉ trở thành LLSX trực tiếp, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, mà còn là điều kiện của sự tăng trưởng và PTKT. Muốn có tăng trưởng và PTKT nhất thiết phải đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ tức là đầu tư chiều sâu nhằm thay đổi tận gốc LLSX, tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn.

- TTKT là mục tiêu chung của mọi người: tăng trưởng và phát triển không chỉ là mục tiêu của nhà nước, mà là mục tiêu của toàn xã hội, của mỗi người. Hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia thường quy định cho mọi người quyền bình đẳng trước pháp luật để có cơ hội sản xuất kinh doanh, mọi chủ thể kinh tế đều có quyền sử dụng tài năng, sức lực và nguồn vốn của mình để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao NSLĐ và chất lượng sản phẩm để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Đó vừa là lợi ích của nhà kinh doanh, đồng thời cũng là lợi ích của toàn xã hội.

- Trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngũ lao động: con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là nguồn lực đặc biệt của sản xuất. Con người vừa là yếu tố tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa đồng thời vừa là đối tượng trực tiếp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa làm ra. Vì vậy, trình độ văn hóa



và chất lượng đội ngũ lao động là điều kiện quan trọng bảo đảm kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tóm lại, các mặt của đời sống xã hội luôn có sự liên quan mật thiết với nhau, có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, không thể chỉ giải quyết vấn đề này mà bỏ qua vấn đề khác. Do đó, phát triển KT-XH là sự phát triển tổng thể, toàn diện tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời sống xã hội trên cơ sở phát triển bền vững. Đối với Tây Bắc, ngoài việc phát triển KT-XH tổng thể và toàn diện, giai đoạn trước mắt cần tập trung vào đẩy nhanh TTKT đồng thời quan tâm đến các nhân tố lao động và đặc điểm văn hóa, dân tộc.

2.2.3. Quan hệ giữa phát triển KT-XH với XĐGN

Đói nghèo là một trở ngại đối với tăng trưởng và phát triển. Còn XĐGN thường là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của phát triển KT-XH nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, trái ngược của đói nghèo đến phát triển KT-XH. XĐGN luôn đồng thuận, tác động cùng chiều với phát triển KT-XH, hiệu quả của XĐGN càng cao thì vai trò của nó đối với phát triển KT-XH càng lớn. XĐGN thường là một phần trong Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.

Trọng tâm của quá trình phát triển là TTKT. TTKT tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để thực hiện giảm nghèo nhưng mặt khác TTKT thúc đẩy quá trình phân hóa giàu - nghèo diễn ra mạnh hơn làm cho việc XĐGN sẽ ngày một khó khăn hơn. Ngược lại XĐGN tạo điều kiện cho TTKT bền vững. Phát triển theo hướng bền vững sẽ có điều kiện đẩy mạnh quá trình XĐGN, đồng thời XĐGN cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy phát triển thêm bền vững. Phát triển bền vững với hai mặt phát triển của nó là: phát triển bền vững về kinh tế và phát triển bền vững về xã hội. Bên cạnh phát triển bền vững về kinh tế trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu PTKT với phát triển văn hóa -xã hội là phát triển bền vững về xã hội trên cơ sở mở rộng dân chủ và CBXH, trong đó tập trung vào các vấn đề XĐGN, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân… PTKT là cơ sở căn bản để giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề XĐGN. Trên bình diện quốc gia, TTKT nhanh đã có vai trò quan trọng, tích cực tạo động



lực cho XĐGN. Tuy nhiên, thực hiện hiệu quả XĐGN cũng góp phần tác động trở lại đối với tăng trưởng và PTKT. Ngày nay, khi đề cập đến PTKT người ta thường quan tâm đến sự phát triển bền vững mà XĐGN có vai trò không nhỏ đến tính bền vững của phát triển KT-XH. Để tăng tính đồng thuận giữa TTKT và XĐGN cần phải có sự can thiệp của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách và trên cơ sở tôn trọng các quy luật của sự phát triển.

Việt Nam vừa thoát khỏi tình trạng nước nghèo để gia nhập nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và chuyển dần sang nền kinh tế hiện đại nên nghèo đói vẫn còn tồn tại phổ biến trong các tầng lớp dân cư. Thực hiện giảm nghèo là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất của người nghèo từ trình độ sản xuất lạc hậu sang trình độ sản xuất hiện đại của nền CNH, HĐH. Đồng thời cũng là quá trình giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển để thoát nghèo mà tích cực tham gia vào quá trình phát triển KT-XH góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Hệ thống chính sách XĐGN không chỉ là những CSXH cơ bản mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển của Việt Nam. Thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển KT-XH là thúc đẩy TTKT nhanh đi đôi với XĐGN và thực hiện CBXH đã phần nào hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo giữa các giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 của WB đã khẳng định “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong PTKT”. Tuy nhiên ở những vùng có đông đồng bào DTTS như Tây Bắc thì số hộ nghèo còn rất cao so với tỷ lệ dân số. Điều đó có nghĩa là một nhóm hộ các DTTS chưa thực sự tiếp cận và hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của TTKT vừa qua.

Kết quả điều tra đa mục tiêu các hộ gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành các năm 1995, 1996 và 1999 “đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng thu nhập của các nhóm thu nhập (20% nhóm nghèo nhất và 20% nhóm giàu nhất) với mức độ tăng trưởng chung; mối quan hệ giữa tăng trưởng thu nhập của các nhóm dân cư đó với các yếu tố thể hiện trình độ phát triển của con người (HDI) để xem xét tác động



của phát triển KT-XH trong việc tăng trưởng vì người nghèo...”[45, tr.228-229] đã cho thấy: “tăng trưởng có tác dụng tốt đến việc XĐGN vì thu nhập của người nghèo cũng được tăng lên. Điều đó nói lên TTKT là cần thiết cho việc tiếp tục XĐGN” [45, tr.229]. Nhưng cùng với quá trình phát triển, thời kỳ đầu của Chiến lược KT- XH giai đoạn 2001-2010 nền kinh tế của chúng ta liên tục tăng trưởng, GDP đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng có xu hướng tăng lên (quy luật chữ U ngược). Những “nghiên cứu về định lượng ở Việt Nam cho thấy, người nghèo chưa được hưởng lợi đầy đủ từ quá trình tăng trưởng. Nếu TTKT tăng được 10 điểm phần trăm thì người nghèo chỉ được hưởng lợi ¾ số đó”[45, tr.230], nhóm các hộ giàu có nhiều lợi thế hơn nên sẽ khai thác được nhiều cơ hội tăng trưởng hơn.

Những thành tựu phát triển KT-XH vừa qua của Việt Nam không đơn thuần là kết quả của những biện pháp kinh tế mà là kết quả của cả một chương trình cải cách toàn diện nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Thành tựu phát triển đó đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với bộ phận dân cư nghèo vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng trưởng và phát triển đã dần được bao phủ tới nhóm dân cư nghèo. Tuy nhiên khả năng nắm bắt và thụ hưởng thành quả từ tăng trưởng và phát triển của người nghèo còn hạn chế nên vẫn còn nhiều người chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

2.3. Tính tất yếu và vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế - xã hội

2.3.1. Tính tất yếu XĐGN trong quá trình phát triển KT-XH

Theo K.Marx: quá trình tích luỹ tư bản chính là quá trình phân cực của xã hội tư bản: sự giàu có của giai cấp tư sản và sự bần cùng của người lao động. Bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giai cấp tư sản ra sức bóc lột lao động làm thuê để thu được nhiều giá trị thặng dư nhất trên cơ sở số công nhân ngày một ít hơn nên tất yếu xảy ra tình trạng thừa lao động tương đối khiến họ mất việc làm, không có thu nhập dẫn đến nghèo đói và dễ dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội... do đó để xã hội phát triển cân đối cần phải XĐGN. Khi CNTB ra đời thì bản chất bóc lột giá trị



thặng dư làm cho sự phân hoá giàu - nghèo trở nên sâu sắc. Giai cấp tư sản càng ngày càng giàu có còn người lao động thì càng ngày càng bị đẩy vào bần cùng hoá. Giai cấp tư sản coi công bằng là phải xoá bỏ chế độ phong kiến mà họ cho là bất công. Quan điểm của F. Ăng ghen thì lại coi công bằng của người La Mã và Hy lạp là sự công bằng của chế độ nô lệ. Còn K.Marx chỉ ra rằng sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ của người lao động là sau khi khấu trừ các khoản cần thiết để duy trì sản xuất, tái sản xuất, toàn bộ số sản phẩm còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sẽ được nhận lại từ xã hội một số sản phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà người đó đã bỏ ra cho xã hội, sau khi đã trừ phần lao động mà họ cung cấp cho các quỹ xã hội.

Trong điều kiện của CNXH, phát triển KT-XH vẫn phải chấp nhận tình trạng bất công bằng giữa các nhóm thành viên, giữa các cá nhân, giữa các lĩnh vực, giữa các khu vực… trong xã hội. Các nhà Mác – xít kinh điển đã đưa ra một chế độ xã hội mới tốt đẹp nhất đó là CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848 K.Marx và F.Ăng ghen đã coi xã hội cộng sản là một xã hội mà trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Trong giai đoạn đầu của CNXH và CNCS tất yếu vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng. Nên để từng bước thực hiện CBXH, K.Marx đã đề cập đến việc chăm lo phúc lợi của cộng đồng và thực hiện phân phối theo lao động, tiến tới một chế độ xã hội hoàn hảo hơn là phân phối theo nhu cầu của CNCS. Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, mọi quan hệ kinh tế được coi là công bằng khi nó thoả mãn nguyên tắc nguyên giá. Còn các quan hệ chính trị - xã hội thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Trong KTTT tự do cạnh tranh, các hình thức phân phối luôn chịu tác động tự phát của các quy luật kinh tế. Phân phối lần đầu còn chịu tác động của CCTT như: sức mua của đồng tiền, biến động của giá cả, quan hệ cung cầu và quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng các yếu tố sản xuất. Dó đó, phân phối lần đầu tất yếu dẫn đến phân hóa giàu - nghèo. Để thực hiện CBXH, Nhà nước thực hiện phân phối lại thông qua các công cụ chính sách mà điều tiết phân phối. Trong hệ thống công cụ chính



sách có hệ thống chính sách ASXH, XĐGN. Đặc biệt với các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, thì việc phát triển KTTT và thực hiện phân phối theo CCTT tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo. Do đó, Nhà nước phải giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết phân phối. KTTT cũng có tác động thúc đẩy PTKT, phát triển LLSX và phân công lao động xã hội. Nó khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền, các lĩnh vực kinh tế. Do vậy, KTTT có tác dụng huy động, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực tự nhiên và xã hội phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần nâng cao đời sống xã hội làm cơ sở cho việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Mặt khác, KTTT là tự do cạnh tranh với động lực là lợi nhuận dẫn đến các chủ thể kinh tế chủ động, tích cực hoạt động hơn so với nền kinh tế sản xuất tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mất công bằng trong xã hội nên để ổn định xã hội cần phải tiến hành XĐGN.

Trong nền KTTT, mọi chủ thể đều có quyền ngang nhau trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc hưởng thụ các thành quả. Song những người có năng lực, có trình độ, hiểu biết thị trường, có điều kiện tài chính hay có được những thuận lợi khác thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nếu biết duy trì và đầu tư theo hướng phát triển hoặc may mắn gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” thì lợi nhuận thu được ngày một nhiều hơn, giàu có lại giàu có hơn. Nếu phán đoán sai sự vận động của nền KTTT, không nắm vững các qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế thì sẽ thu được ít lợi nhuận hơn, thậm chí thâm hụt cả vốn … dẫn đến thu nhập thấp hơn, có khi còn rơi vào cảnh nghèo khó. Đó cũng chính là nguyên tắc công bằng của nền KTTT nhưng cũng là một nhân tố gây nên sự phân hoá xã hội, phân hoá giàu - nghèo. Người giàu có sẽ có nhiều ưu thế và thuận lợi để ngày càng giàu thêm, người nghèo thì càng bất lợi và lại ngày càng nghèo thêm. Thu nhập khác nhau dẫn đến đời sống khác nhau và đặc biệt quan trọng hơn là lợi thế của những người giàu luôn hơn hẳn những người nghèo trong việc tăng thêm thu nhập của mình. Từ đó sự phân hoá giàu - nghèo ngày càng thêm sâu sắc. Đời sống xã hội ngày càng mất cân bằng thêm [75]. Trong điều kiện của nền KTTT dù Nhà nước có chủ động khắc phục những hậu quả của KTTT thì vẫn không thể khắc phục được triệt để. Nền

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí