Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Xóa Đói Giảm Nghèo Và Phát Triển Kt-Xh



khả năng thanh toán của người nghèo, trong khi hệ thống cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu nên những người nghèo vẫn khó tiếp cận các dịch vụ (y tế, giáo dục, dạy nghề, khuyến nông, nhà ở, trợ giúp pháp lý...) Đồng thời các dịch vụ ASXH và phúc lợi xã hội, nhất là dịch vụ xã hội chất lượng cao... người nghèo khó tiếp cận được. Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện chính sách cũng còn nhiều hạn chế, như: học sinh nghèo chưa được miễn, giảm học phí khi học ở các trường ngoài công lập; người nghèo khó tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật y tế ở tuyến trên.

- Thứ tư là nguồn vốn còn hạn hẹp, phân bổ vốn chưa hợp lý: Nguồn lực thực hiện XĐGN chủ yếu là do NSNN đảm bảo, chưa thực hiện XHH nên nguồn lực huy động từ cộng đồng, trong dân, doanh còn ít mà đầu tư lại phân tán, dàn trải, thiếu sự điều phối thống nhất, chưa tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, những địa bàn trọng yếu nhất nên chưa đáp ứng yêu cầu. Khả năng bố trí vốn của NSNN cho XĐGN còn hạn hẹp; việc phân bổ kinh phí XĐGN phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cân đối của NSNN, các địa phương không chủ động được nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao là những tỉnh có nguồn thu rất thấp, chủ yếu do trợ cấp của ngân sách trung ương nên khả năng bố trí vốn cho XĐGN là hết sức hạn hẹp.

- Thứ năm là công tác theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu: Công tác giám sát, đánh giá mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của XĐGN đến chất lượng đời sống và công tác giảm nghèo. Hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá tuy đã được hình thành nhưng việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đối tượng; việc sơ kết, tổng kết tuy đã được thực hiện nhưng chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo của các ngành và địa phương trong khi báo cáo còn thiếu thông tin nên khó khăn trong công tác phân tích, đánh giá của các cấp quản lý.

- Thứ sáu là tính bền vững của XĐGN chưa cao, nguy cơ tái nghèo còn lớn: Tuy tỷ lệ nghèo giảm nhanh qua từng năm nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 không được điều chỉnh, trong khi chỉ



số giá (CPI) biến động mạnh dẫn đến một bộ phận người nghèo được coi là thoát nghèo nhưng thực chất vẫn thuộc diện nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70%-80%), chỉ cần gặp rủi ro là rơi vào nghèo đói, tỷ lệ tái nghèo còn cao; Ở một số vùng hộ nghèo còn rất cao, nhất là vùng miền núi và đồng bào DTTS; phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về phân phối thu nhập và mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư còn lớn và có xu hướng tăng. Những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, tác động tiêu cực của nền KTTT làm tăng nguy cơ tái nghèo.

2.5. Kinh nghiệm quốc tế về xóa đói giảm nghèo và phát triển KT-XH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

2.5.1. Ở Trung Quốc [8 &142]

Cải cách ở Trung Quốc bắt đầu bằng những thay đổi về thể chế, xóa bỏ cơ chế nông trại HTX để chuyển sang cơ chế “khoán hộ gia đình”. Thay đổi này dẫn tới hai hệ quả: làm tăng nhu cầu về vật tư nông nghiệp cho các hộ sản xuất nhỏ; lượng lớn lao động được giải phóng để chuyển sang các khu vực năng suất cao hơn. Cùng với sự thay đổi của giá cả theo hướng có lợi cho các sản phẩm nông nghiệp, mức sống của người dân được cải thiện, làm tiền đề cho sự tăng trưởng, nhu cầu đối với hàng công nghiệp nhẹ và khoảng cách thành thị – nông thôn được thu hẹp.

Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 11

Từ năm 1985 trở đi, Trung Quốc chủ trương nới rộng giá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và nông nghiệp theo hướng có lợi cho hàng công nghiệp nên đã làm giảm thu nhập và suất sinh lợi của đầu tư trong nông nghiệp. Tình trạng công nhân bị sa thải hàng loạt, khan hiếm việc làm ở nông thôn, mức bất bình đẳng tăng nhanh, tệ nhũng nhiễu, cửa quyền của hệ thống hành chính quan liêu, tất cả những căn bệnh của hệ thống này đã làm đời sống xã hội và chính trị Trung Quốc ngày càng căng thẳng ở cả nông thôn và thành thị.

Vấn đề phát triển KT-XH ở nông thôn cũng đang là vấn đề khó khăn, phức tạp đối với chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu cải cách ở nông thôn trước bằng việc khoán sản lượng tới hộ. Do được làm chủ ruộng đất, tự chủ làm ăn… tính tích cực sản xuất trong nông dân được phát huy, sản xuất lương thực tăng lên, đời sống nông dân được cải thiện. Đầu thế kỷ 21, khi những cuộc đấu tranh tự phát và



có tổ chức của nông dân ngày một tăng lên (do mất ruộng đất, do nghèo đói, do con em thất học, do không có tiền chữa bệnh….), số nông dân vào thành phố làm thuê cao tới trên 150 triệu người cùng với sự đồng tình đấu tranh của người dân Trung Quốc, vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) mới dần dần được coi trọng. Thực hiện xóa bỏ thuế nông nghiệp (bao gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản) mỗi năm đã giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân đến 133,5 tỷ NDT. Sản lượng lương thực tăng liên tục trong 4 năm liền, năm 2007 đạt trên 500 triệu tấn.

Trong 5 năm vừa qua, đời sống nông dân đã được cải thiện đáng kể: nâng từ mức trung bình là 2.622 NDT/đầu người/năm vào năm 2003 lên 4.140 NDT năm 2007 song so với mức thu nhập bình quân của cư dân thành thị là 8.472 (2003) và 13.786 NDT (2007) thì vẫn thấp hơn nhiều. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã thúc đẩy PTKT, nhưng chắc chắn nó sẽ gây nên sự chia rẽ giữa nông dân và ruộng đất của họ. Vấn đề nông thôn bắt đầu nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, tuy nhiên, nó sẽ thành nghiêm trọng hơn với quá trình toàn cầu hóa. Sau 5 năm gia nhập WTO, có nhiều người được và cũng có nhiều người mất. Người giàu đã trở lên giàu hơn và người nghèo đã bị nghèo thêm. Điểm cốt lõi của chính sách mới là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho những nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp, miễn không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng được thế chấp, cầm cố “quyền sử dụng đất” để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào Công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép bán đất sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn với công nghệ canh tác hiện đại. Với những nông dân muốn chuyển ra thành thị sinh sống, chính sách mới sẽ cho họ bán đất để ra thành phố với một khoản vốn khởi nghiệp. Ngoài ra, một hệ thống cơ quan hành chính mới, chuyên về quản lý đất nông nghiệp, cũng được thành lập.

Từ năm 1994-2000, Trung Quốc tập trung vào cải cách nông thôn và giảm nghèo theo định hướng phát triển, hướng ưu tiên vào người nghèo ở những vùng có đặc thù về địa lý như khu vực miền núi Đại Sự ở Tây Nam; cao nguyên Hoàng Thổ ở Tây Bắc; dãy núi Tần Sơn, Ba Sơn và khu vực băng giá Tây Tạng. Chương trình



7 năm này tập trung vào yếu tố con người, các nguồn lực vật chất và tài chính, huy động lực lượng của các tầng lớp xã hội tham gia nhằm giải quyết một cách cơ bản về lương thực, áo mặc cho người nghèo nông thôn.

Kết quả là vấn đề sinh kế của 200 triệu người dân được đảm bảo, người nghèo giảm xuống còn 30 triệu vào năm 2000 (khoảng 3% dân số nông thôn). Điều kiện sản xuất và sinh hoạt được cải thiện rõ rệt, trong vòng 15 năm (1986-2000) đã tăng thêm được 99,15 triệu ha đất trồng trọt ở các khu vực nghèo; 77,25 triệu người và 83,98 triệu động vật không còn phải chịu cảnh thiếu nước uống; 95,5% thôn bản nghèo tiếp cận được với điện sinh hoạt, 89% tiếp cận đường dân sinh, 69% tiếp cận được bưu chính viễn thông; giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng nghèo tăng 54% (bình quân 7,5%); thu nhập và tài chính của các địa phương nghèo tăng gấp đôi (bình quân 12,9%); sản lượng ngũ cốc tăng 1,9% năm.

Về mặt xã hội ở các khu vực nghèo cũng có sự thay đổi nhanh chóng, như: Tỷ lệ sinh đã được kiểm soát, tỷ lệ không biết chữ giảm nhanh, tình trạng tráng niên mù chữ ở các tỉnh Miền Tây đã cơ bản được giải quyết do việc thực hiện toàn diện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí, giáo dục cho người lớn và giáo dục hướng nghiệp cũng phát triển nâng cao chất lượng của người lao động, hầu hết nông dân biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển trang trại; Những gia đình khó khăn, con cái họ còn được trợ cấp sinh hoạt toàn phần hoặc một phần (khoảng 150 triệu học sinh); Chăm sóc sức khoẻ cho người dân cũng được cải thiện: việc thiếu thuốc và y, bác sỹ được khắc phục, điều kiện KCB ở nông thôn Trung Quốc cũng được cải thiện rõ rệt: bước đầu thành lập được hệ thống y tế công và hệ thống dịch vụ KCB ở nông thôn. Cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn, trang bị thêm thiết thiết bị y tế cho 117.000 trạm y tế hương, trấn; Đời sống văn hoá của nông dân cũng trở nên phong phú, bộ mặt tinh thần cũng có những thay đổi to lớn: Hệ thống dịch vụ văn hóa nông thôn bước đầu được hoàn thiện. Trung bình mỗi năm giúp 8 triệu lao động nông thôn có việc làm. Năm 2007 đã thành lập được chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn, có hơn 35,5 triệu nông dân được hưởng bảo hiểm.



Sự thành công của Trung Quốc bắt nguồn từ việc tập trung vào vấn đề thiết yếu nhất của người dân đó là vấn đề sinh kế. Nhận định được thế mạnh của từng vùng trước khi thực hiện, xác định đúng những địa phương nghèo nhất, tăng cường và tập trung được nguồn lực cho vùng nghèo. Tiếp đó là việc thiết lập được hệ thống cơ quan giảm nghèo đủ quyền lực điều phối các nguồn quỹ dành cho giảm nghèo, kể cả các nguồn vốn vay nước ngoài, DA hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện cơ chế trao quyền quản lý, sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ cho cấp tỉnh, huy động nội lực của các tỉnh, bao gồm: nguồn tài chính, quyền lực, nhiệm vụ và trách nhiệm.

Chính sách ưu tiên hỗ trợ vùng nghèo được thiết lập trên hai lĩnh vực là hỗ trợ hộ nghèo để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất về sinh kế và hỗ trợ phát triển vùng nghèo. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tập trung chủ yếu là chính sách tín dụng, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế tiêu thụ sản phẩm địa phương; chính sách hỗ trợ vùng nghèo tập trung là tăng dần nỗ lực thanh toán chuyển đổi, miễn thuế 3 năm cho các bộ phận phát triển vùng nghèo để khởi nghiệp và thành lập công ty; hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất, phát triển sản xuất thương mại thông qua phát triển CSHT kỹ thuật phục vụ sản xuất thương mại. Tăng cường năng lực cho cán bộ, người dân để tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Hỗ trợ hộ nghèo và thôn, bản được quan tâm đặc biệt thông qua cam kết trực tiếp của nhóm cán bộ giảm nghèo với từng hộ và từng thôn bản, hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các hộ nghèo tự nguyện di chuyển từ khu vực khó khăn về nơi ở có điều kiện thuận lợi hơn trên cơ sở bảo đảm tốt về CSHT và điều kiện sản xuất, môi trường về xã hội ở nơi đến, di dân cặp đôi ít nhất là 2 gia đình cùng tự nguyện hoặc một gia đình đến nơi ở mới có người thân để có thể nương tựa vào nhau. Huy động cộng đồng hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình nghèo; huy động các tầng lớp xã hội tham gia giảm nghèo, các bộ ngành trung ương, các cơ quan địa phương phải đưa ra chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo; các cơ quan này phải cam kết và thực hiện hỗ trợ các địa phương nghèo bằng các DA cụ thể thông qua nguồn vốn họ tự huy động hoặc kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Đáng kể nhất là việc



thiết lập mối quan hệ hợp tác Đông -Tây về giảm nghèo. Các tỉnh có điều kiện KT- XH phát triển ở phía Đông phải hỗ trợ một tỉnh nghèo ở phía Tây (Bắc Kinh hỗ trợ Nội Mông, Thiên Tân hỗ trợ Cam Túc, Thượng Hải hỗ trợ Vân Nam, Quảng Đông hỗ trợ Quảng Tây, Giang Tô hỗ trợ Thiểm Tây, Sơn Đông hỗ trợ Tân Giang, Liêu Ninh hỗ trợ Thanh Hải, Phúc Kiến hỗ trợ Nông Hạ, Đại Liên...) Hai bên hợp tác theo nguyên tắc “tăng cường thuận lợi, đôi bên cùng có lợi, hợp tác lâu dài và cùng phát triển”. Sự hợp tác được thực hiện đa cấp và đa chiều trong giảm nghèo ở mọi lĩnh vực như doanh nghiệp với doanh nghiệp, DA hỗ trợ và trao đổi tài năng, hình thành nhóm hỗ trợ ở cấp tỉnh và thành phố, hỗ trợ tiền mặt, hiện vật và DA hợp tác đầu tư, xuất khẩu lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh giàu. Các tỉnh phía Đông đã giúp các tỉnh phía Tây mở rộng trao đổi đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực, trợ giúp xây dựng trường học, mở rộng đất canh tác, xây dựng đường cao tốc.

Năm 2001, Chính phủ Trung Quốc ban hành khung giảm nghèo nông thôn giai đoạn 2001-2010, đặt trọng tâm công tác giảm nghèo vào thôn (150 nghìn thôn nghèo chiếm 70% số dân nghèo toàn quốc; 30% người nghèo còn lại không sống ở thôn). Thôn nghèo tập trung miền Trung và miền Tây. Đây là chiến lược có tính thống nhất trên toàn quốc. Chiến lược giảm nghèo đặt mục tiêu năm 2010 giải quyết hết các thôn nghèo nhưng đến hết năm 2009 vẫn chưa đạt được mục tiêu: còn khoảng 35 triệu người nghèo (Chuẩn nghèo 1.196 tệ/năm, tương đương 175 USD/năm) và nhiều thôn nằm ở vùng sâu, vùng xa chưa thoát được nghèo.

Năm 2007, Trung Quốc áp dụng chương trình trợ cấp xã hội tối thiểu nông thôn đối với hộ nghèo. Đối với những hộ nông dân nghèo có khả năng lao động thì nhà nước vừa trợ cấp, vừa đào tạo. Đối với người nghèo không còn khả năng lao động thì hỗ trợ tiền ăn.

Mô hình giảm nghèo của Trung Quốc là hỗ trợ sản xuất để nâng cao thu nhập cho người nghèo. Các chương trình giảm nghèo của Trung Quốc luôn nhấn mạnh yếu tố tự lực cánh sinh của người nghèo để tránh tư tưởng ỷ lại. Các biện pháp cụ thể là: Nhà nước và người dân cùng đóng góp xây đường; Nhà nước cung cấp vật liệu sản xuất và người dân bỏ sức lao động; Nhà nước giúp vốn để phát triển



sản xuất, người dân phải tự lao động; Cho người dân quyền tự lựa chọn: xây dựng trường học hay trạm y tế trước; Áp dụng Quy hoạch giảm nghèo cấp thôn trong đó nêu rõ trình tự, các ưu tiên giảm nghèo… người dân được bày tỏ nguyện vọng. Các giải pháp mà Trung Quốc hỗ trợ các vùng nghèo nhất bao gồm:

Thứ nhất thực hiện XĐGN từng thôn: tập trung XĐGN 10-20 nghìn thôn/năm (thực tế trung bình xóa được 10 nghìn thôn/năm). Trọng tâm: cải thiện CSHT (xây đường, nước sinh hoạt), cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu...Nhờ đó diện mạo của các thôn dần được cải thiện.

Thứ hai, giúp các thôn phát triển các ngành nghề đặc trưng của địa phương: Hỗ trợ sản xuất, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của thôn. Các doanh nghiệp xây dựng xưởng gia công tại thôn, sử dụng nguồn tài nguyên trực tiếp tại các thôn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ đảm bảo đầu ra sản phẩm của nông dân. Doanh nghiệp. Đời sống người dân đã được cải thiện.

Thứ ba, đào tạo lao động nhằm nâng cao kỹ năng lao động của người dân: Tập trung nâng cao kỹ thuật nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng. Nâng cao kỹ năng lao động giúp nông dân có cơ hội tìm việc làm tại thành thị. Cung cấp thông tin việc làm cho nông dân. Hỗ trợ người dân tìm việc làm sau khi được đào tạo.

Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp khác trong trợ giúp nông dân như giúp di dân từ những nơi xa xôi hẻo lánh sang khu vực thuận lợi hơn, có đất đai, cung cấp cho người dân cơ sở vật chất tối thiểu.

2.5.2. Ở Ấn Độ [8]

Ấn Độ thuộc nhóm nước đang phát triển, nổi lên như một hiện tượng của sự phát triển trong khu vực và trên thế giới. Với diện tích 3.287.263 km2 (56% đất nông nghiệp và 17% đất lâm nghiệp), dân số 1.049,5 triệu người chia thành 28 Bang và 7 Tiểu bang của Liên bang. Chính phủ được chia thành ba cấp độ: Trung cấp, Nhà nước cấp và cấp địa phương. Trong hơn một tỷ người dân Ấn Độ có hơn 300 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu; hơn 320 triệu người đang sống dưới chuẩn nghèo của 2USD/ngày/người và hơn 300 triệu người



đang sống trong tình trạng cận đói nghèo (Chuẩn nghèo của Ấn Độ có sự khác nhau giữa các vùng và các khu vực).

Ấn Độ không có CTMTQG-GN như Việt Nam song Ấn Độ vẫn xác định tiêu chuẩn nghèo để niêm yết danh sách và phát hành thẻ cho các hộ gia đình nghèo đồng thời thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ với một số lượng hơn 500 chương trình thuộc chương trình quy mô lớn phát triển nông thôn trên toàn quốc. Điểm đặc biệt của XĐGN là nhằm phát triển cộng đồng, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường.

Hệ thống các chương trình XĐGN ở khu vực nông thôn bao gồm: chương trình tự tạo việc làm, công việc được trả lương, chương trình phát triển khu vực. Các chương trình quan trọng nhất là chương trình của cơ sở tín dụng và sáng tạo công ăn việc làm cho người nghèo; chương trình phát triển đất mặn, v.v…

Chính phủ Ấn Độ có chính sách phù hợp trực tiếp các chương trình, DA PTKT, phát triển nông thôn, chương trình phát triển cộng đồng, đặc biệt chú ý nhóm người nghèo nhất trong khu vực nông thôn, không hỗ trợ tràn lan. Phân cấp để chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng chia sẻ nguồn lực với Chính phủ, tham gia phát triển cộng đồng, tạo việc làm và XĐGN, v.v…

Ấn Độ là xã hội dân sự và một nền dân chủ có hệ thống chính trị khác của Việt Nam mà không có hệ thống các tổ chức đoàn thể (tổ chức chính trị và xã hội). Xã hội Ấn Độ thúc đẩy vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả XĐGN. Họ hành động như là cầu nối giữa Chính phủ và nhân dân. Trong đó Myrada là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1968 với một đội ngũ nhân viên là 459 người và hoạt động trên toàn lãnh thổ của Ấn Độ trên cơ sở công bằng, hỗ trợ lẫn nhau và phi lợi nhuận. Nhiệm vụ của nó là xây dựng thể chế để tích hợp các chính quyền trung ương, các tổ chức chính phủ và các đối tác khác cung cấp hỗ trợ cho người nghèo. Công cuộc XĐGN ở Ấn Độ được thực hiện thông qua các tổ chức sau:

- Mô hình nhóm tự giúp đỡ - SHGs: Ấn Độ có Myrada là tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng các thể chế để giúp đỡ người nghèo thông qua sáng kiến thành lập và phát triển SHGs ở các thôn, xã miền núi. Mỗi nhóm SHGs gồm

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí