biệt của chính quyền địa phương bằng nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực: chương trình 135, chương trình xoá mù chữ, chương trình hỗ trợ vốn và giống vật nuôi cây trồng, chương trình định canh định cư. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói của bà con dân tộc vẫn còn phổ biến và trở nên nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cách biệt về địa lý, độc canh trong sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ học vấn thấp và nhiều yếu tố khác.
Bảng 11
Dân tộc thiểu số phân theo huyện và thành phố ở Phú Yên
Dân tộc thiểu | Tổng dân số Tỷ lệ (%) | ||
số (người) | (người) | ||
Thành Phố Tuy Hòa | 336 | 148.474 | 0,20 |
Huyện Phú Hòa | 488 | 106.717 | 0,40 |
Huyện Sông Cầu | 46 | 98.449 | 0,04 |
Huyện Tuy An | 56 | 132.635 | 0,05 |
Huyện Tuy Hòa | 604 | 241.915 | 0,20 |
Huyện Sơn Hòa | 20.940 | 53.490 | 39,10 |
Huyện Sông Hinh | 21.642 | 40.887 | 52,90 |
Huyện Đồng Xuân | 11.188 | 63.240 | 17,70 |
Chung | 55.300 | 885.807 | 6,20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 2
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Nghèo Đói Ở Phú Yên
- Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 4
- Thực Hiện Chương Trình Giảm Nghèo Khu Vực Miền Núi Nơi Có Nhiều Dân Tộc Thiểu Số Sinh Sống
- Thúc Đẩy Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Cho Thanh Niên
- Bảng Câu Hỏi Thu Thập Thông Tin Trong Cuộc Đtmshgđ 2006 (Vhlss 2006)
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên, Ban dân tộc (06/2008)
Một minh chứng cho những nguyên nhân trên có thể thấy ở bảng 12. Số năm đi học trung bình của chủ hộ người dân tộc thiểu số thấp hơn chủ hộ người kinh 1,6 năm. Sự cách biệt về trình độ học vấn còn thể hiện khá rõ trong nhóm hộ nghèo nhất tỉnh, số năm đi học chênh lệch lớn giữa dân tộc thiểu số và dân tộc kinh trong nhóm này là 2,6 năm, tương đương 2,8 lần. Một điều khác biệt đối với dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là số năm đi học của nữ thấp hơn hẳn số năm đi học của nam (2,6 năm) trong khi sự chênh lệch này ở dân tộc Kinh là không đáng kể. Có thể nói sự phân biệt giới tính trong nhóm dân tộc thiểu số là phổ biến và làm hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào hoạt động tạo thu nhập của gia đình. Ngay cả khi trong cùng một nhóm những hộ
giàu mà số năm đi học cũng có sự chênh lệch lớn (3,8 năm), người giàu của dân tộc Kinh khác với người giàu của nhóm dân tộc thiểu số trong cách làm giàu. Trình độ học vấn thấp của nhóm người nghèo thuộc dân tộc thiểu số là nguyên nhân làm cho họ nghèo và khó có cơ hội thoát nghèo. Trong nhóm hộ nghèo nhất ở Phú Yên thì hộ là dân tộc thiểu số chiếm 16,8% (VHLSS 2006).
Bảng 12
Số năm đi học trung bình của chủ hộ theo thành phần dân tộc (năm)
Dân tộc kinh | Dân tộc Thiểu số | |
Giới tính Nam | 6,9 | 5,6 |
Nữ | 5,1 | 3,0 |
Nhóm chi tiêu Nhóm nghèo nhất | 4,1 | 1,5 |
Nhóm giàu nhất | 8,8 | 5,0 |
Chung | 6,6 | 5,0 |
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Sự nghèo đói của nhóm dân tộc thiểu số còn thể hiện cụ thể qua nhóm chi tiêu trung bình của hộ. Theo bảng 13 mức chi tiêu trung bình của gia đình dân tộc thiểu số thấp hơn gia đình người Kinh khoảng 1,4 lần cho dù quy mô hộ trung bình của nhóm này so với nhóm kia không có sự khác biệt lớn (4,5 người/hộ đối với dân tộc thiểu số, 4,2 người/hộ đối với tỉnh Phú Yên và 3,9 người/hộ đối với dân tộc Kinh). Điều này cho thấy hoạt động tạo thu nhập của hộ dân tộc thiểu số là thấp, chi tiêu thấp phản ánh một mức sống thấp của nhóm dân tộc thiểu số và tình trạng nghèo đói đang xảy ra với họ là khá nghiêm trọng ở Phú Yên. Vấn đề đặt ra làm cách nào để cho nhóm đồng bào dân tộc này thoát nghèo là một thách thức trong chiến lược xóa đói giảm nghèo ở Phú Yên.
Bảng 13
Mức chi tiêu bình quân theo nhóm dân tộc (ngàn đồng)
Nhóm nghèo nhất | Nhóm giàu nhất | Chung | |
Dân tộc Kinh | 2.494 | 8.862 | 4.726 |
Dân tộc thiểu số | 1.986 | 6.681 | 3.396 |
Chung | 2.452 | 8.771 | 4.691 |
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
3.6. Nguồn vốn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn vốn tín dụng chính thức là cực kỳ quan trọng cho cả hộ nghèo và không nghèo. Tuy nhiên, ở Phú Yên con số những hộ tiếp cận được nguồn vốn chính thức do chính phủ và các tổ chức tín dụng cung cấp chỉ đạt 33,4%, tỷ lệ những người không tiếp cận được nguồn vốn này khá cao 66,6%, có một điều là liệu những hộ trong số này có tìm kiếm được nguồn vay nào khác hay không. Bảng 14 cho thấy các nguồn có thể vay khác là không đáng kể. Chúng ta cần lưu ý là có 2,4% nguồn vay từ người cho vay cá thể nhưng đây là khoảng vay thường với lãi suất khá cao (3,5%/tháng) đôi khi trở thành gánh nặng cho những hộ nghèo. Trong khi đó nếu vay tại NHNN&PTNT hoặc NHCS thì lãi suất chỉ 0,5%/tháng.
Bảng 14
Thị phần vốn vay của hộ (%)
Phú Yên | DHNTB | |
Ngân hàng chính sách | 16,7 | 18,6 |
NHNN&PTNT | 64,3 | 30,4 |
Ngân hàng khác | 0,0 | 4,7 |
Quĩ hổ trợ việc làm | 2,3 | 1,1 |
Tổ chức chính trị xã hội | 4,7 | 2,8 |
Tổ chức tín dụng | 0,0 | 13,6 |
Bạn bè, họ hàng | 9,5 | 3,5 |
Người cho vay cá thể | 2,4 | 21,8 |
Khác | 0,0 | 3,5 |
Chung | 100 | 100 |
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Điều này cho thấy, hệ thống và cơ chế tín dụng đến với người dân phú yên còn rất hạn chế, có nghĩa là một bộ phận lớn hộ không vay được vốn nếu có nhu cầu, có 64,3% nguồn vốn vay là của NHNN&PTNT, NHCS&PTXH chiếm 16,7%. vấn đề cung cấp vốn cho người dân chủ yếu do các ngân hàng nhà nước đảm trách. Nhìn vào bảng 16, giá trị vốn vay của hộ dân là không cao, so với khu vực DHNTB thì mức vốn vay của người dân tại Phú Yên ít hơn hộ dân trong khu vực khoảng 4,1 lần đây là khoảng chênh lệch khá lớn. Đến đây, một lần nữa chỉ ra rằng hoạt động tín dụng chính thức tại Phú Yên chưa tốt.
Bảng 15
Trị giá khoản vay trung bình của hộ theo nhóm chi tiêu (1.000 đồng)
Phú Yên | DHNTB | |
Khu vực sinh sống | ||
Thành thị | 5.520 | 25.560 |
Nông thôn | 5.160 | 19.108 |
Nhóm chi tiêu dùng | ||
Nghèo nhất | 4.833 | 7.065 |
Cận nghèo nhất | 1.708 | 7.900 |
Trung bình | 3.666 | 14.192 |
Cận giàu nhất | 10.833 | 10.497 |
Giàu nhất | 4.904 | 61.064 |
Chung | 5.189 | 21.385 |
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Đặc biệt mức vốn vay của các hộ dân tại Phú Yên không khác biệt nhiều giữa các nhóm giàu nhất - nghèo nhất, giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nhóm nghèo nhất và nhóm cận nghèo nhất với sự chênh lệnh này là đáng kể tương đương 2,3 lần. Điều này cho thấy nguồn vốn cấp cho người nghèo nhất và giàu nhất là tương đương nhau, đối với nhóm cận nghèo rất dễ tái nghèo, cơ hội tiếp cận nguồn vốn giữa hai nhóm thể hiện qua tỷ lệ những hộ được tiếp cận và không được tiếp cận trong bảng 16.
Bảng 16
Khả năng tiếp cận vốn vay của hộ thuộc nhóm nghèo và không nghèo
Tiếp cận được vốn (%) | Không tiếp cận được vốn (%) | |
Nghèo | 41,6 (10) | 58,3 (14) |
Không nghèo | 31,2 (30) | 68,7 (66) |
Tổng | 33,4 (40) | 66,6 (80) |
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Rõ ràng nhóm người nghèo có cơ hội tiếp cận vốn nhiều hơn so với nhóm không nghèo. Có nhiều người nghèo được vay nhưng với số tiền không lớn, đôi khi làm cho hộ thêm gánh nặng nợ nần do số tiền vay quá ít không thể có cách đầu tư hiệu quả. Do đó, một số hộ nghèo thường vay vốn từ nhiều quĩ xóa đói giảm nghèo về chi tiêu cho các hoạt động hàng ngày. Xét trên mục đích vay vốn và lĩnh vực đầu tư thì các hộ dân Phú Yên vay để đầu tư vào TSLĐ (31%), TSCĐ (24%), tập trung chủ yếu nguồn vốn vào sản xuất nông lâm thủy sản, con số này chiếm 61,2%. Vấn đề đặt ra là có quá nhiều người nghèo 58,3% không tiếp cận được nguồn tín dụng này sẽ gặp khó khăn trong sản xuất. Có chăng đây là một nguyên nhân khiến họ nghèo hơn những hộ khác. Một điều có thể thấy là mức tín dụng chính thức có liên quan với nghèo đói trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau. Với 66,6% những hộ không tiếp cận được với nguồn vay có thể là do mạng lưới tín dụng tại Phú Yên hoạt động chưa thật sự hiệu quả.
3.7. Cơ sở hạ tầng
Theo PYSO (2007), hiện nay 100% xã ở Phú Yên có đường ô tô đến trung tâm xã, thời gian qua thực hiện chương trình bê tông hóa nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Cũng theo niên giám thống kê đến nay còn ba huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân vẫn còn nhiều thôn ấp, buôn làng xa xôi chưa có đường ô tô đến nơi. Đây cũng là nơi có số hộ nghèo đông nhất và tập trung nhiều nhất các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Đứng trên phương diện chung, theo phân tích số liệu VHLSS 2006 cho thấy
ngoại trừ đường giao thông việc có hay không có: chợ, bưu điện, nhà văn hóa, trạm phát thanh, công trình thuỷ lợi không làm cho việc nghèo đói trở nên nghiệm trọng cho dù chúng có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của hộ bằng chứng là có 37,5% (VHLSS 2006) hộ nghèo không tiếp cận được một trong các yếu tố cơ bản này. Tuy nhiên, một con số cũng làm chúng ta hết sức quan tâm là có tới 62,5% (VHLSS 2006) hộ nghèo tiếp cận được các yếu tố này mà vẫn nghèo. Vậy động lực nào của cơ sở hạ tầng có thể làm cho hộ thoát nghèo. Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng có hay không có cơ sở hạ tầng ở khu vực thốn ấp chứ không nghiên cứu riêng rẻ một yếu tố nào của hạ tầng. Hạ tầng được sử dụng trong nghiên cứu là một nhóm các yếu tố: Đường ô tô đến thôn ấp, nhà văn hoá xã, chợ phiên hoặc chợ họp hàng ngày, bưu điện văn hoá, trung tâm y tế, và trường học.
3.8. Việc làm
Theo nhiều báo cáo hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam khoảng 12% tổng số người đến tuổi lao động có khả năng lao động. Bảng 17 tỷ lệ không có việc làm ở Phú Yên tương đối thấp 5,8%, một điều khá ngạc nhiên là tỷ lệ không có việc làm ở khu vực thành thị lại cao hơn khu vực nông thôn khoảng 3,2%, thậm chí tỷ lệ không có việc làm ở khu vực nông thôn còn thấp hơn mức chung của toàn tỉnh. Điều này có thể nói rằng người dân nông thôn trong một cách nào đó cũng cố gắng tìm cho mình công việc để tạo thu nhập. Như trình bày ở phần trên, người dân nông thôn thường làm thuê ở khu vực thành thị ngoài việc làm nông nghiệp trong những lúc nông nhàn. Đứng trên phương diện giàu, nghèo dựa vào chi tiêu thực bình quân của hộ thì nhóm hộ nghèo có tỷ lệ không làm việc cao nhất 12,5% so với 4,1% của chủ hộ thuộc nhóm những hộ giàu nhất. Trong khi đó đối với nhóm cận nghèo tỷ lệ không làm việc chỉ có 4,2% tương đương với tỷ lệ này của nhóm giàu nhất, qua đó cho thấy sự cố gắng trong việc thoát nghèo của nhóm hộ này là rất cao. Trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, sự nỗ lực và ý chí mong muốn thoát nghèo có vai trò rất quan trọng đối với việc thoát nghèo của hộ
Bảng 17
Tình trạng việc làm của hộ (%)
Khu vực | ||||||||
Nghèo nhất | Cận nghèo nhất | Trung bình | Cận giàu nhất | Giàu nhất | Thành thị | Nông thôn | chung | |
Việc làm | ||||||||
Có việc làm | 87,5 | 95,8 | 91,6 | 100 | 95,9 | 91,6 | 94,8 | 94,2 |
Không có việc làm | 12,5 | 4,2 | 8,4 | 0 | 4,1 | 8,4 | 5,2 | 5,8 |
Ngành hộ có tham gia | ||||||||
Nông nghiệp | 62,5 | 45,8 | 58,3 | 41,6 | 41,6 | 37,5 | 53,1 | 50,0 |
Công nghiệp | 16,6 | 29,1 | 12,5 | 29,1 | 12,5 | 16,7 | 20,8 | 20,0 |
Dịch vụ | 8,3 | 20,8 | 20,8 | 29,1 | 41,6 | 37,5 | 20,8 | 24,1 |
Loại công việc | ||||||||
Lao động hưởng lương | 41,6 | 45,8 | 33,3 | 45,8 | 50,0 | 50,0 | 41,6 | 43,3 |
Tự làm nông nghiệp | 70,8 | 83,3 | 66,6 | 66,6 | 58,3 | 45,8 | 75,0 | 69,1 |
Kinh doanh, sản xuất, dịch vụ | 16,6 | 16,7 | 20,8 | 33,4 | 25,0 | 12,5 | 25,0 | 22,5 |
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Theo PYSO (2007), Phú Yên có 75% lao động làm trong nông nghiệp, 9,5% làm trong công nghiệp – xây dựng và 15,7% làm trong lĩnh vực dịch vụ. Lao động nông nghiệp tại Phú Yên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành kinh tế. Theo bảng 19 có đến 62,5% người nghèo làm trong nông nghiệp so với 41,6% nhóm người giàu, cao hơn 20,9%. Điều này cho thấy người nghèo ở Phú Yên vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nông nghiệp, trong khi các ngành công nghiệp và dịch vụ đang thu hút nhiều lao động có tay nghề và thu nhập cao thì nhóm hộ nghèo không đủ khả năng tiếp cận. Một con số nói lên điều này là có đến 41,6% hộ giàu làm trong ngành dịch vụ thì trái lại hộ nghèo làm trong ngành dịch vụ chỉ chiếm có 8,3%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động tham gia ngành dịch vụ của người dân toàn tỉnh. Đứng trên góc độ loại công việc các hộ tham gia thì tỷ lệ người nghèo tự làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 70,8% cao hơn mức chung của tỉnh, trong khi tỷ lệ này đối với nhóm hộ giàu là
58,3%. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập từ nông nghiệp mang tính thời vụ và khá bấp bên, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, khá nhiều rủi ro và lao động làm nông nghiệp thường có tiền lương thấp. Chính vì thế, việc có quá nhiều người nghèo ở Phú Yên làm trong nông nghiệp là một minh chứng cho thấy sự nghèo đói ở Phú Yên hiện nay. Không có việc làm hoặc làm việc với mức thu nhập thấp của nhóm hộ nghèo đồng nghĩa với cơ hội thoát nghèo của họ khá mong manh.
Bảng 18
Chi tiêu bình quân đầu người và loại hình nghề nghiệp của chủ hộ (1.000 đồng)
Nhóm hộ | ||||||
Nghèo nhất | Cận nghèo | Trung bình | Cận giàu | Giàu nhất | Chung | |
nhất | nhất | |||||
Làm thuê nông nghiệp | 2.449 | 3.249 | 3.875 | 4.866 | 9.001 | 4.407 |
Tự làm nông nghiệp | 2.398 | 3.294 | 3.916 | 4.903 | 8.702 | 4.453 |
Tự làm công nghiệp, xây dựng | 2.330 | 3.391 | 4.070 | 5.197 | 7.690 | 4.850 |
Làm thuê công nghiệp, xây dựng | 2.722 | 3.392 | 3.868 | 4.905 | 6.004 | 3.901 |
Thương mại, khách sạn, nhà hàng | 2.458 | 3.379 | 4.056 | 5.189 | 8.539 | 5.205 |
Tổ chức Chính Phủ | . | 3.104 | 3.947 | 4.791 | 9.631 | 6.700 |
Dịch vụ khác | . | 3.159 | . | . | . | 3.159 |
Chung | 2.425 | 3.308 | 3.975 | 4.951 | 8.771 | 4.691 |
Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2006
Dựa vào cơ cấu chi tiêu của nhóm hộ nghèo nhất và giàu nhất bảng 18 cho thấy nhóm hộ nghèo nhất có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp so với mức chi tiêu thực bình quân chung của toàn tỉnh khoảng 2 lần. Nếu so với nhóm hộ giàu nhất thì sự chênh lệch này còn nghiêm trọng hơn khoảng 3,6 lần. Điều này nói lên sự bất bình đẳng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là tương đối. Những hộ giàu thường chủ hộ làm trong tổ chức chính phủ có mức chi tiêu bình quân cao nhất, tiếp đến là làm thuê trong nông nghiệp. Một điều khá đặc biệt, cùng làm thuê trong nông nghiệp nhưng hộ giàu và hộ nghèo có sự chênh nhau khá lớn, có thể nói việc làm trong ngành này hay ngành kia yếu tố quan trọng vẫn là trình độ và kỹ năng, người nghèo làm thuê trong