Các Nhân Tố Tác Động Đến Nghèo Đói Ở Phú Yên

Theo BCPTTG (2000/2001), ở Nam Á phụ nữ có số năm đi học bằng một nửa số năm đi học của nam giới, và tỷ lệ theo học trung học của phụ nữ chỉ bằng một phần ba của nam.

Theo ILO (2006), có 1,2 tỉ người lao động trên toàn thế giới là phụ nữ. Tại Nam Á, chỉ có 3 trong số 10 phụ nữ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ thường ở mức cao. (60%) phụ nữ làm những công việc có thu nhập thấp, nhiều khi thu nhập không đủ vực dậy chính bản thân và giúp gia đình họ thoát nghèo.

Cũng theo ILO (2006), có 27% số phụ nữ có việc làm ở Đông Á và 37% ở Đông Nam Á làm việc dưới dạng “thành viên làm việc trong gia đình không được hưởng lương”.

Bảng 3a

Thời gian làm việc nhà của nam và nữ



Không làm (%)

Số giờ trung bình/ngày

Nam giới

45,4

1,6

Nữ giới

21,9

2,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nguồn : BCPTVN (2007)


WB (2003), Việt Nam có 83% nữ và 85% nam tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, điều này không thể nói lên được sự bất bình đẳng về giới trong việc tham gia các cơ hội phát triển kinh tế, lao động tạo thu nhập và thời gian của phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam có truyền thống chịu thương chịu khó, điều này được thể hiện sâu sắc qua câu thơ của Tú Xương “Quanh năm buôn bán ở quen sông, nuôi đủ năm con với một chồng“. Phần lớn phụ nữ làm trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 57% phụ nữ và nam giới làm công việc đồng án, 70% công nhân làm trong ngành giày da, may mặc tại các khu công nghiệp là nữ (Nguyễn Chiến Thắng, 2004).

Bảng 3b

Loại công việc theo giới (%)


Loại công việc

Phụ Nữ

Nam giới

Lãnh đạo

19

81

Chuyên viên cao cấp

41,5

58,5

Chuyên viên

58,5

41,5

Nhân viên

53,1

46,9

Nghề tự do, bảo vệ, bán hàng

68,7

31,3

Nông lâm, thuỷ sản, đồng ruộng

37,6

62,4

Thợ thủ công và người bán hàng

34,7

65,3

Lắp máy, vận hành

26,9

73,1

Việc giản đơn

49,8

50,2

Chung

48,4

51,6

Nguồn: Báo cáo bình đẳng giới Việt Nam, WB, UNDP (2005)


3.6. Tín dụng chính thức


Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu nhập. Nhưng vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón mà vốn còn giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các tài sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ đoàn thể.

Báo cáo hội nghị thế giới về tín dụng tổ chức tại Halifax, Canada (11/2006), hiện nay trên thế giới có khoảng từ 1-1,2 tỷ người, sống với mức thu nhập không quá 1USD/ngày. Tín dụng nhỏ được coi là giải pháp hữu hiệu để giúp nhóm đối tượng này thoát cảnh nghèo đói.

Thông cáo của ủy ban Nobel (2006), “không thể có hòa bình lâu dài cho đến khi đông đảo dân chúng tìm được con đường ra khỏi lầm than. Vi tín dụng là một trong những con đường ấy… mỗi người trên trái đất vừa có khả năng vừa có quyền được sống một cuộc sống đàng hoàng

Tín dụng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói. Tín dụng được coi là công cụ để đạt mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế. Tín dụng giúp cho người dân khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động, phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề mới để từ đó tiến tới thoát nghèo và làm giàu.

3.7. Dân tộc thiểu số


Theo báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2003), dân tộc thiểu số là những nhóm người sẽ vẫn còn trong tình trạng nghèo trong tương lai dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có 61% dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo (Báo cáo cập nhật KTVN, 2004), đến năm 2010 Việt Nam có khoảng 37% người nghèo là dân tộc thiểu số, trong đó nghèo lương thực chiếm ½ trong số những người nghèo. Đặc biệt báo cáo cũng chỉ ra rằng nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên sẽ chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả nước.

Theo Epprecht và Heinimann (2004), đại đa số dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở

những vùng xa xôi có tỷ lệ nghèo đói cao.


Theo Báo cáo cập nhật KTVN (2006), dân tộc thiểu số đại bộ phận làm trong nông nghiệp, sự đóng góp các hoạt động khác vào thu nhập là rất ít, nguồn thu nhập này khá bấp bênh. Trong khi đó, nhóm dân tộc người Kinh-Hoa có xu hướng chuyển dần về nhóm thu nhập hưởng lương và nhóm phi nông nghiệp.

Theo BCPTVN (2000), những khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ, cùng với những khó khăn về địa lý làm cho người dân tộc thiểu số hạn chế trong mối quan hệ giao lưu với thế giới bên ngoài và hầu như không có điều kiện tiếp xúc với những sáng kiến cải tiến về kỹ thuật và thông tin.

Bảng 4

Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số



Phần trăm dân số

Tỷ lệ nghèo

Khoảng cách nghèo

Đóng góp vào tỷ lệ nghèo

Kinh – Hoa

86,5

10,2

2,0

55,6

Dân tộc thiểu số

13,5

52,2

15,4

44,4

Chung

100

15,9

3,8

100

Nguồn: Báo cáo cập nhật tình hình KTVN tại Sapa (06/2008).


3.8. Cơ sở hạ tầng


Theo Glewwe, Gragnolati, và Zamm (2002), những hộ sống tại các xã có đường giao thông thuận tiện có thu nhập cao hơn 16% so với những hộ sống tại xã không có đường giao thông.

Theo Balisacan, Pernica và Estirada (2003), cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng gián tiếp trong việc nâng cao mức sống của các hộ nghèo và các hộ trên mức nghèo một ít.

Theo MDPA (2004), Những vùng gần đường giao thông có chi phí vận chuyển thấp hơn nên bán sản phẩm có lợi nhuận cao hơn. Các tỉnh có hạ tầng giao thông tốt hơn thường có tỷ lệ nghèo thấp hơn.

Larsen, Phạm Lan Hương và Rama (2004), chỉ ra rằng nếu tăng thêm 1 điểm phần trăm GDP chi vào cơ sở hạ tầng thì làm giảm tương ứng tỷ lệ nghèo khoảng 0,5%.

Theo BCPTVN (2000), ở khu vực nông thôn và thành thị sự giảm đói nghèo đã đi kèm với những cải thiện trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và giáo dục. Số những người không được sử dụng các dịch vụ giao thông vận tải thuộc nhóm hộ nghèo nhất. Ở những khu vực không có giao thông cơ giới, tỷ lệ nghèo nhiều gấp 1,5 lần so với các khu vực có giao thông cơ giới.

Báo cáo nghèo Việt Nam (2004), chỉ ra rằng cứ chi 1 tỷ đồng cho đường nông thôn thì có 687 người sẽ thoát nghèo.

4. Mô hình nghiên cứu đề nghị


Trên cơ sở phân tích khái quát nguyên nhân nghèo đói trong phần lý thuyết, chúng tôi đề nghị mô hình nghiên cứu cho việc phân tích nghèo đói tại Phú Yên bao gồm những nhân tố sau:

4.1. Qui mô hộ: Cho ta biết số thành viên có trong mỗi hộ. Đề tài tiếp cận nghiên cứu qui mô hộ theo hướng có bao nhiêu người trong một hộ và có ảnh hưởng thế nào đến nghèo đói. Nghiên cứu này chúng tôi giả định rằng số thành viên trong hộ tỷ lệ nghịch với chi tiêu thực bình quân của hộ, điều này có nghĩa là số thành viên trong hộ tỷ lệ thuận với xác suất rơi vào nghèo đói.

4.2. Đất đai: Cho chúng ta biết khả năng sản xuất của mỗi hộ. Đối với nông dân sống ở nông thôn hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên đất sản xuất có ý nghĩa khá quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, trong nghiên cứu này chúng tôi giả định qui mô diện tích đất canh tác tỷ lệ nghịch với xác suất rơi vào nghèo đói. Với cùng một điều kiện như nhau nếu hộ nào có nhiều hơn về diện tích đất canh tác thì nguy cơ nghèo đói sẽ giảm và ngược lại.

4.3. Nguồn vốn: Nói lên khả năng tiếp cận với các khoản vay tín dụng chính thức. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá sự khác biệt giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức có tác động đến việc giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu cho thấy những hộ dân tiếp cận được với mức tín dụng chính thức cao thì có cơ hội trong việc thoát nghèo hơn mức tín dụng phi chính thức. Chính vì thế, chúng tôi giả định rằng trị giá khoản vay tín dụng chính thức tỷ lệ nghịch với xác suất rơi vào nghèo đói.

4.4. Tình trạng việc làm: Cho dù sống ở khu vực nông thôn hay thành thị, việc có việc làm thường xuyên phù hợp với ngành nghề là một nhân tố quan trọng liên quan đến thu nhập. Số giờ làm việc phản ánh khả năng lao động hiệu quả của các thành viên trong hộ. Số giờ làm việc của hộ càng nhiều thì thu nhập của hộ sẽ tăng và nguy cơ rơi vào nghèo đói sẽ giảm. Chính vì thế, trong nghiên cứu này chúng tôi giả định số giờ làm việc tỷ lệ nghịch với xác suất rơi vào nghèo đói ở hộ gia đình.

4.5. Trình độ học vấn của chủ hộ: Số năm đi học trung bình của chủ hộ càng cao thì cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào sản xuất càng lớn. Điều này giúp cho hộ có khả năng gia tăng thu nhập và có cơ hội giảm nghèo. Chính vì thế chúng tôi giả định rằng số năm đi học trung bình của chủ hộ tỷ lệ nghịch với xác suất rơi vào nghèo đói.

4.6. Giới tính của chủ hộ: trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hộ có chủ hộ là nữ thường nghèo hơn hộ có chủ hộ là nam. Đối với Miền Trung, tư tưởng trọng nam khinh nữ đôi khi vẫn còn diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn nên thường những phụ nữ ít có cơ hội học hành hơn nam giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi giả định rằng hộ có chủ hộ là nữ có xác suất rơi vào nghèo đói cao hơn và ngược lại.

4.7. Thành phần dân tộc: ở Phú Yên tập trung chủ yếu dân tộc Kinh, Tày, Ba na, Êđê, Nùng, Chăm,.. Do thành phần các dân tộc không phải là Kinh chiếm tỷ trọng không lớn nên trong nghiên cứu này chúng tôi chia thành hai nhóm: nhóm hộ thuộc dân tộc Kinh và nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số. Nhiều nghiên cứu cho thấy thường những gia đình thuộc dân tộc thiểu số có xác suất rơi vào nghèo đói cao hơn. Đây cũng là giả định trong nghiên cứu này.

4.8. Cơ sở hạ tầng: cho chúng ta biết tình trạng cơ sở hạ tầng ngay tại thôn mà hộ gia đình đang sinh sống; cơ sở hạ tầng bao gồm: có đường ôtô đến thôn, có chợ phiên hay chợ họp hàng ngày, trạm y tế xã, bưu điện văn hóa xã, trường học,… Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng có hay không có cơ sở hạ tầng ở khu vực hộ sinh sống và chúng tôi giả định rằng những hộ sống trong khu vực có cơ sở hạ tầng thì xác suất rơi vào nghèo đói ít hơn những hộ sống ở khu vực không có cơ sở hạ tầng.

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI Ở PHÚ YÊN‌


1. Tổng quan về tỉnh Phú Yên


Theo PYSO (2007), Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Miền Trung, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía Nam giáp với tỉnh Khánh Hoà và phía Bắc giáp với tỉnh Bình Định cách thủ đô Hà Nội 1.160 km và Tp. HCM 561 km, có QL1A ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và QL25 nối liền với Tây Nguyên, hệ thống đường sắt Bắc – Nam và sân bay Tuy Hoà góp phần thúc đẩy kinh tế Phú Yên phát triển. Toàn tỉnh có 8 huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa, bao gồm 106 xã, phường. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 506.057 ha, dân số khoảng 885.807 người, 79% người dân sống ở khu vực nông thôn và 74,8% làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng mức đóng góp của nông nghiệp vào tổng GDP toàn tỉnh là tương đối thấp khoảng 27,7%. Phú Yên có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, là nơi có ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Dương lớn nhất Việt Nam và khu vực.

Sơ đồ 1


Nguồn Trung tâm xúc tiến Đầu Tư Thương Mại và Du Lịch Phú Yên 7 2007 Note 1

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Đầu Tư Thương Mại và Du Lịch Phú Yên (7/2007)

Note: Huyện Tuy Hòa được tác thành hai huyện: Đông Hòa và Tây Hòa. TX Tuy Hòa nay

được đổi thành TP. Tuy Hòa

2. Nguồn số liệu dùng để phân tích


Số liệu chúng tôi dùng để phân tích về nghèo đói tại Phú Yên được trích ra từ bộ số liệu của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 của Tổng cục thống kê (VHLSS 2006) trên qui mô toàn quốc với 9.189 hộ được khảo sát đại diện cho 8 vùng, thành thị và nông thôn, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu về tình hình kinh tế, xã hội. Bộ số liệu VHLSS 2006 phản ánh mức sống của hộ gia đình trên nhiều phương diện: đặc điểm nhân khẩu, giáo dục, chi tiêu, thu nhập, việc làm, y tế, nhà ở, … và nhiều nhân tố liên quan đến kinh tế học phúc lợi của chính phủ đối với hộ gia đình. Liên quan đến Phú Yên, bộ số liệu này có 120 hộ gia đình (quan sát) trải đều trên 20 xã của 8 huyện và thành phố. Đây là bộ số liệu đáng tin cậy do Tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện. Với 120 quan sát là phù hợp với qui tắc cỡ mẫu trong thống kê (có cỡ mẫu lớn hơn 30).

3. Đánh giá sự tác động các nhân tố đến nghèo đói ở Phú Yên


Xuyên suốt trong phân tích chúng tôi dựa vào mức chi tiêu thực bình quân để tiếp cận nghèo đói. Chính vì thế, dựa vào bộ số liệu VHLSS có thể cho chúng ta thấy một vài con số cụ thể về chi tiêu để làm căn cứ phân tích nghèo tại khu vực. Nhìn vào bảng 5 chúng ta thấy rằng chi tiêu trung bình của nhóm những hộ nghèo nhất so với nhóm giàu nhất chênh lệch nhau 3,5 lần đối với tỉnh Phú Yên và 4,8 lần đối với khu vực DHNTB. Xét riêng cho nhóm nghèo nhất giữa hai vùng thì mức chi tiêu của nhóm này đối với Phú Yên là cao hơn. Điều này có nghĩa là những người được cho là nghèo ở Phú Yên ít nghèo hơn so với khu vực DHNTB. Điều này có thể là đúng vì tình trạng nghèo đói ở khu vực DHNTB trong nhiều nguyên cứu chỉ ra rằng phần lớn tập trung ở tỉnh Ninh Thuận. Một vấn đề đặt ra là liệu nghèo đói ở Phú Yên có còn nghiêm trọng hay không. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tập trung vào phân tích nghèo cho nhóm 20% những hộ có mức chi tiêu thấp nhất.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí