Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên - 1

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Vấn đế nghiên cứu 2 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Các giả 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Vấn đế nghiên cứu 2

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Các giả thuyết trong nghiên cứu 3

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu đề tài 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐÓI 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

1. Khái niệm về nghèo đói 6

2. Cách xác định nghèo đói 7

3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 9

3.1. Việc làm của hộ 10

3.2. Diện tích đất canh tác 11

3.3. Trình độ học vấn 11

3.4. Số thành viên trong hộ 12

3.5. Giới tính của chủ hộ 12

3.6. Tín dụng chính thức 14

3.7. Dân tộc thiểu số 15

3.8. Cơ sở hạ tầng 16

4. Mô hình nghiên cứu đề nghị 17

4.1. Qui mô hộ 17

4.2. Đất đai 17

4.3. Nguồn vốn 17

4.4. Tình trạng việc làm 17

4.5. Trình độ hoc vấn của chủ hộ 18

4.6. Giới tính của chủ hộ 18

4.7. Thành phần dân tộc 18

4.8. Cơ sở hạ tầng 18

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI Ở PHÚ YÊN 19

1. Tổng quan về tỉnh Phú Yên 19

2. Nguồn số liệu dùng để phân tích 20

3. Đánh giá sự tác động các nhân tố đến nghèo đói ở Phú Yên 20

3.1. Qui mô hộ gia đình 21

3.2. Đất canh tác 23

3.3. Trình độ học vấn 24

3.4. Giới tính của chủ hộ 27

3.5. Thành phần dân tộc 28

3.6. Nguồn vốn 31

3.7. Cơ sở hạ tầng 33

3.8. Việc làm 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

1. Mô hình kinh tế lượng 39

2. Kết quả hồi quy 40

Chương 4: CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHO PHÚ YÊN 44

1. Tạo công ăn việc làm cho người dân 44

2. Thực hiện chương trình giảm nghèo khu vực miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống 44

3. Thúc đẩy giáo dục và đào tạo nghề cho thanh niên 45

4. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư trong dân 46

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 47

KẾT LUẬN 48


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BCVN : Báo cáo Việt Nam BCPTVN : Báo cáo phát triển Việt Nam BCPTTG : Báo cáo phát triển Thế Giới

BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội DHNTB : Duyên hải nam trung bộ

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng ĐTMSHGĐ : Điều tra mức sống hộ gia đình GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GSO : Tổng cục thống kê

ILO : Tổ chức lao động Quốc tế

KTVN : Kinh tế Việt Nam

MDPA : Dự án phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL NHCS : Ngân hàng chính sách

NHCS&PTXH : Ngân hàng chính sách và phát triển xã hội NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn PPA : Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân

PTTH : Phổ thông trung học

PYSO : Chi cục thống kê Phú Yên

RPGA : Báo cáo đói nghèo và quản trị nhà nước có sự tham gia của người dân

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp quốc

VHLSS : Cuộc điều tra mức sống của các hộ gia đình ở Việt Nam WB : Ngân hàng Thế giới

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Bảng 1 : Mức đóng góp vào Tổng thu nhập năm 2004 10

Bảng 2 : Tỷ lệ (%) đi học tính trong nhóm nghèo và giàu năm 2004 11

Bảng 3a : Thời gian làm việc nhà của Nam và Nữ 13

Bảng 3b : Loại công việc theo giới 14

Bảng 4 : Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số 17

Bảng 5 : Chi tiêu thực bình quân đầu người trong một năm 22

Bảng 6 : Số thành viên trung bình của hộ 23

Bảng 7 : Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ phân theo nhóm và khu vực 24

Bảng 8 : Số năm đi học trung bình của chủ hộ 26

Bảng 9 : Trình độ học vấn và bằng cấp cao nhất của chủ hộ 27

Bảng 10 : Tiền lương, số năm đi học, mức chi tiêu và trị giá khoản vay trung bình của chủ hộ theo gới tính 28

Bảng 11 : Dân tộc thiểu số phân theo huyện và thành phố ở Phú Yên 29

Bảng 12 : Số năm đi học trung bình của chủ hộ theo thành phần dân tộc. 30

Bảng 13 : Mức chi tiêu bình quân theo nhóm dân tộc 31

Bảng 14 : Thị phần vốn vay của hộ 31

Bảng 15 : Trị giá khoản vay trung bình của hộ theo nhóm chi tiêu 32

Bảng 16 : Khả năng tiếp cận vốn vay của hộ thuộc nhóm nghèo và không nghèo... 33 Bảng 17 : Tình trạng việc làm của hộ 35

Bảng 18 : Chi tiêu bình quân đầu người và loại hình nghề nghiệp của chủ hộ 36

Bảng 19 : Số giờ làm việc và tiền lương của chủ hộ 37

Bảng 20 : Các nguyên nhân khiến chủ hộ không đi làm 38

Bảng 21 : Kết quả hồi qui logit 40

Bảng 22 : Mô phỏng xác suất nghèo của hộ gia đình 41

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổng quan Tỉnh Phú Yên 19

Hình 1 : Mô phỏng xác suất nghèo theo hệ số tác động biên từng nhân tố 41

Phụ lục 1 : Mô hình logit phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói ở Phú Yên.

Phụ lục 2 : Kết quả hồi qui logit.

MỞ ĐẦU‌

Nghèo diễn ra khá phổ biến và là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo nhà kinh tế trưởng của WB, ông Justin Lin “ nghèo đói đang đe dọa 1/5 dân số thế giới, lớn hơn nhiều so với dự báo”. Việt Nam được xem như là một điểm sáng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp và có sự khác biệt giữa các vùng miền, nghiên cứu về nghèo đói giúp các nhà làm chính sách có cơ sở đưa ra những quyết định một cách xác thực hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Do đó, việc có nhiều nghiên cứu hơn về nghèo đói ở cấp vùng, cấp địa phương theo nhiều cách tiếp cận khác nhau kể cả định tính và định lượng là hết sức cần thiết cho Việt Nam.

Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yênnhằm xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ gia đình, từ đó có vài gợi ý trong việc thiết lập một khuôn khổ nhóm chính sách XĐGN cho tỉnh.

1. Vấn đề nghiên cứu

Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một câu chuyện thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm nhanh từ 58% (1993) xuống còn 10% (2005). Nhưng Việt Nam có lẽ không nên sớm thỏa mãn với những thành công nổi bật này vì Việt Nam hiện nay vẫn là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người là 722 USD/người (cập nhật báo cáo chính phủ nhiệm kỳ 2002 – 2007, báo thanh niên ngày 20/3/2007). Tiếp tục giảm nghèo ở Việt Nam sẽ là một thách thức và ngày càng khó khăn hơn vì cần có những biện pháp mạnh hơn để trợ giúp những nhóm cư dân bị thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, các hộ nông dân vẫn chiếm đa số trong những người nghèo, nghèo đói chủ yếu vẫn diễn ra ở vùng nông thôn nhưng sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng xâu vùng xa, và sẽ ảnh hưởng mạnh đến các dân tộc thiểu số vùng cao trong những năm tới. Hiện tượng tái nghèo rất dễ xảy ra nếu có

những biến động kinh tế cả bên trong lẫn bên ngoài (Báo cáo cập nhật nghèo, 06/2006).

Theo GSO (2004), có hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và khoảng 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo. Họ là những người có trình độ học vấn thấp, sống cam chịu, có ít đất hoặc không có đất, hoạt động sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp, đi làm thuê, thu nhập bấp bênh và chịu nhiều rủi ro. Đây là một thách thức đối với Việt Nam trên tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới bên ngoài.

Từ lâu miền Trung trong mắt mọi người đây là một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu và chịu nhiều thiên tai nhất so với các vùng khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến với miền Trung ai ai trong chúng ta cũng thấy được sự khó khăn mà miền Trung đang gặp phải đó là: địa hình hiểm trở, đất đai bạc màu, sông ngòi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Thời gian qua, kinh tế miền Trung đã có sự chuyển mình một cách ấn tượng. Bằng chứng là miền Trung đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng cũng chỉ tập trung ở một số tỉnh như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định. Riêng Phú Yên, thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa đủ để giúp Phú Yên thoát khỏi một tỉnh nông nghiệp. Sự phát triển chung ở Phú Yên chưa là động lực giúp nhóm cộng đồng người nghèo thoát nghèo, nhất là nhóm dân tộc thiểu số vùng cao thuộc các huyện miền núi nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn về mọi mặc. Một nghiên cứu nghèo đói ở Phú Yên nhằm giúp người nghèo thoát nghèo và hòa nhập tốt với cộng đồng là hết sức cần thiết.

Có nhiều công trình nghiên cứu tình trạng nghèo đói của hộ ở cấp vùng, cấp địa phương khác nhau. Riêng Phú Yên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận theo hướng định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến nghèo đói hộ gia đình dựa trên bộ số liệu điều tra cụ thể. Chính lẽ đó, đề tài “Các nhân tố tác động đến nghèo đói hộ gia đình tại tỉnh Phú Yên” sử dụng phương pháp định lượng phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói để từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách cho các nhân tố có liên quan.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này có thể tóm tắt như sau:

Đánh giá tình trạng nghèo đói đang diễn ra và tập trung phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ dân sống tại Phú Yên.

Xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình sống tại khu vực.

Đề nghị chính sách XĐGN cho tỉnh.

3. Các giả thiết trong nghiên cứu

Nghiên cứu nghèo đói cấp hộ là một vấn đề phức tạp và khó khăn, để đơn giản và đảm bảo tính khoa học. Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy người chủ hộ làm đại diện cho hộ trong mẫu nghiên cứu. Nghĩa là, mọi phân tích liên quan đến hộ chúng tôi sẽ tập trung vào người chủ hộ.

Để đo lường nghèo đói chúng tôi chọn biến chi tiêu thực bình quân của hộ làm đại diện để phân tích nghèo đói và giả định rằng chi tiêu thực bình quân của hộ phản ánh sự nghèo đói của hộ và có sự giống nhau giữa các thành viên trong hộ.

Các nhân tố kinh tế - xã hội có thể tác động đến nghèo đói cấp hộ là: Qui mô hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, đất đai, tiếp cận vốn, tiếp cận cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích các nhân tố cốt yếu là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ, từ đó kiểm định sự tác động của từng nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của nhóm 20% những hộ có mức chi tiêu thực trung bình thấp nhất trong cuộc điều tra mức sống hộ năm 2006.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Phú Yên.

Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả định tính sử dụng thông tin và số liệu từ các công trình nghiên cứu nghèo đói cấp vùng có liên quan trước đây.

Sử dụng số liệu thống kê của GSO và PYSO làm cơ sở cho những mô tả cần thiết trong phân tích.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023