UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN MINH TÀI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương - 2
- Nhận Xét Về Các Công Trình Nghiên Cứu
- Tổng Quan Về Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ ĐỨC TOÀN
Bình Dương, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả chân thành cảm ơn Thầy TS. Võ Đức Toàn đã tận tình giúp đỡ tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn. Mặc dù trong thời gian ngắn Thầy đã nhiệt tình, hướng dẫn, chỉnh sửa để luận văn của tác giả được thực hiện đúng tiến độ theo quy định của Phòng Đào tạo Sau đại học. Với khả năng còn hạn chế và nghiên cứu theo phương pháp định lượng nhưng nhờ sự hướng dẫn chu đáo, tác giả cũng đã cố gắng để hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra tác giả còn gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới Phòng Đào tạo Sau đại học đã quản lý tổ chức lớp học và giúp đỡ trong thời gian qua và gửi lời cảm ơn đặc biệt giáo viên chủ nhiệm đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình học và làm luận văn.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế còn tồn tại rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn.
Tác giả xin kính chúc sức khỏe đến Thầy, cô chủ nhiệm và toàn thể Phòng Đào tạo sau đại học và xin kính chào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Tài
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương”là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi với sự hướng dẫn của TS. Võ Đức Toàn. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực, không có sự sao chép, chỉnh sửa từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Bình Dương, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Tài
TÓM TẮT
Vận dụng kế toán quản trị chi phí là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tập hợp một cách chính xác, kịp thời thì sẽ phục vụ cho các nhà quản trị cho ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và là tiền đề để tăng cường quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. Để thông tin kế toán quản trị chi phí là hữu ích, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng thông tin thì việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương là một vấn đề quan trọng. Trên cơ sở tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đó, cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng, người viết đã tiến hành đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương nhằm cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí hữu ích hơn cho các đối tượng sử dụng. Cụ thể qua nghiên cứu tác giả xác định 5 nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương như sau Công nghệ thông tin ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0,431; nhân tố Mức độ cạnh tranh ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.387; nhân tố Trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.371; nhân tố tiếp theo Đặc điểm tổ chức sản xuất ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.329; nhân tố Nhu cầu thông tin ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0,305.
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương” là một đề tài thiết thực mà tác giả viết ra dựa trên kinhnghiệm thực tế trong công việc của mình. Bên cạnh mục đích đưa ra các kiến nghị để nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương, mà đề tài còn giúp nâng cao tầm quan trọng của công tác kế toán quản trịchi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do hình thành đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa của đề tài 3
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước 7
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 13
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 13
2.1.1 Các khái niệm 13
2.1.1.1 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 13
2.1.1.2 Khái niệm về quản trị chi phí 15
2.1.1.3 Khái niệm về kế toán quản trị chi phí 17
2.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí 19
2.2 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí 21
2.2.1 Khái quát về tổ chức KTQT chi phí và mục tiêu KTQT chi phí 21
2.2.2 Nội dung tổ chức KTQT chi phí 21
2.2.2.1 Nhận diện và xác lập định mức chi phí 21
2.2.2.2 Dự toán chi phí 24
2.2.2.3 Đo lường kết quả chi phí- tính giá thành 27
2.2.2.4 Phân tích, đánh giá chênh lệch chỉ phí giữa thực tế với định mức 29
2.2.2.5 Cung cấp thông tin chi phí phục vụ các quyết định kinh doanh 32
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quả trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 33
2.3.1 Mức độ cạnh tranh 33
2.3.2 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp 34
2.3.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất 34
2.3.4 Công nghệ thông tin 35
2.3.5 Trình độ nhân viên kế toán 36
2.3 Lý thuyết nền 36
2.3.1 Lý thuyết bất định 36
2.3.2 Lý thuyết quan hê ̣lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) 38
2.3.3 Lý thuyết xử lý thông tin 38
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Quy trình nghiên cứu 42
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 42
3.1.2. Khung nghiên cứu 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 43
3.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 43
3.2.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết 44
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 45
3.2.2.1 Hệ thống thang đo 45
3.2.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát 45
3.2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu 50
3.3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 51
3.3.2.5 Mô hình hồi quy 51
3.4 Kết quả thống kê mẫu khảo sát 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 57
4.1 Kết quả nghiên cứu 57
4.1.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo 57
4.1.1.1 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp57
4.1.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Nhu cầu thông tin KTQTCP từ phía nhà quản trị doanh nghiệp 57
4.1.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đặc điểm tổ chức sản xuất 59
4.1.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin 59
4.1.1.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố trình độ của nhân viên kế toán 60
4.1.1.6 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương 60
4.1.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) 62
4.1.2.1 Kết quả kiểm định tính thích hợp EFA (KMO) 62
4.1.2.2 Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát 62
4.1.2.3 Kết quả kiểm định phương sai trích 62
4.1.2.4 Đặt tên lại các biến 64
4.1.2.5 Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương 65
4.1.3 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 66
4.1.3.1 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy 66
4.1.3.2 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 67
4.1.3.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 68
4.1.3.4. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư 69
4.1.3.5. Kiểm định về tính độc lập của phần dư 69
4.1.4. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội 69
4.1.4.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi 70
4.1.4.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn 70
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1. Kết luận 76
5.2 Kiến nghị 77
5.2.1 Công nghệ thông tin 77
5.2.2 Mức độ cạnh tranh 78
5.2.3 Trình độ nhân viên kế toán 78
5.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất 80
5.2.5 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp 81
5.2.6 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 83
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 86
KẾT LUẬN CHUNG 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 91