Nhận Xét Về Các Công Trình Nghiên Cứu


ra chỉ có các nhân tố nhân thứ c của DN về sự bất ổn của môi trường, thiết kế tổ chứ c

phân quyền của DN, quy mô của DN, kỹ thuât sản xuất tiên tiến (AMT), quản tri ̣chất

lương toàn diên

(TQM), quản tri ̣ Just in Time (JIT), sứ c manh về nguồn lưc

khách

hàng là có tác đông đến viêc

vân

dung KTQT với chi tiết như sau:

DN nếu nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thứ c về sự bất ổn cao của môi trường sẽ lưa

chon

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương - 3

vân

dung KTQT

ở ́ c đô ̣phứ c tap

hơn so với DN nhân

thứ c về sự bất ổn thấp;

DN nếu phải đối măṭ với nguồn lưc

khách hàng manh hơn sẽ lưa

chon

vân

dung

KTQT ở́ c đô ̣ phứ c tap

hơn so nhằm cải thiên

quy trình ra quyết đinh và

kiểm soát để thỏa man nhu cầu của khách hàng tốt hơn;

DN nếu áp dung thiết kế tổ chứ c phân quyền sẽ lưa

chon

vân

duṇ g KTQT ơ

́ c đô ̣phứ c tap

hơn so với DN áp duṇ g thiết kế tổ chứ c tâp

quyền;

DN có quy mô lớn sẽ lưa DN có quy mô nhỏ;

chon

vân

dung KTQT ở́ c đô ̣ phứ c tap

hơn so với

DN nếu có áp dung các kỹ thuât

sản xuất tiên tiến (AMT), quản tri ̣chất lương

toàn diên

(TQM), quản tri ̣ Just in Time (JIT) sẽ lưa

chon

vân

duṇ g KTQT ơ

́ c đô ̣phứ c tap hơn so với DN không áp dung

Lucas, Prowle and Lowth (2013) tiến hành khảo sát thưc

trang vân

dung KTQT

trong các DNNVV taị Anh đã công bố kết quả nghiên cứ u trong đó chỉ ra rằng viêc

vân

dung KTQT trong DNNVV chiu

sự tác đông của các nhân tố như: quy mô, giới han

tài

chính, yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài DN, nền tảng kiến thứ c và kinh nghiêm

của đôi ngũ quản lý, nhân viên và cuối cùng là môi trường kinh doanh và ngành nghề

DN đó kinh doanh.

Tác giả Malorzata Kucharczyk và Iwona Cies’lak (2014) The issue of Management Accouting in Small and Medium – Sized Enterprises”, nghiên cứu của tác giả cho thấy lý do hạn chế sự phát triển của KTQT trong các DNVVN có liên quan tới chi phí mà nhà quản lý cam kết cho tổ chức KTQT và một điều rất quan trọng nữa là kiến thức về KTQT của người quản lý các DNVVN.Việc thiếu kiến thức đầy đủ về các công cụ KTQT làm giảm đáng kể hiệu quả của việc sử dụng KTQT.


Peter Kamala và TS. Michael Twum – Darko (2015), “ The usage of management accounting tools by Small and medium e Enterprises in cape metropole, south Africa”. Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ mà các DNVVN ở mũi Metropole sử dụng các công cụ định giá. Kết quả cho hầu hết các DNVVN sử dụng các công cụ KTQT, gồm các công cụ lập ngân sách, các công cụ đo lường hiệu suất và các công cụ định giá. Kết quả cho thấy hầu hết các DNVVN sử dụng công cụ KTQT ở một mức độ nhất định nào đó. Nguyên nhân chính là do thiếu sự hỗ trợ của ban lãnh đạo cac nhất cũng như trình độ chuyên môn về KTQT của nhân sự. Nghiên cứu còn cho thấy, KTQT được sử dụng cho mục đích đo lường và giám sát hoạt động kinh doanh của các DN này và KTQT được xác định là có hiệu quả, với công cụ đo lường hiệu suất có hiệu quả hơn, tiếp đến là công cụ định giá, sau đó là công cụ lập ngân sách. Từ đây, tác giả mong chính phủ cơ thể sử dụng nghiên cứu này để phát triển các biện pháp can thiệp giúp tránh tình trạng thất bại khi sử dụng KTQT tại các DNVVN.

Kamilah Ahmad (2017) The Implementation Of Management Accounting Practices And Its Relationship With Performance In Small And Medium Enterprises”, nghiên cứu này được thiết kế để khám phá mức độ sử dụng KTQT giữa các DNVVN ở các nước đang phát triển và để tìm ra mối quan hệ giữa KTQT và hoạt động. Kết quả nghiên cứu phản ánh cách tiếp cận đơn giản của hệ thống KTQT cơ bản phù hợp và thuận tiện để được áp dụng trong môi trường DN nhỏ. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thông KTQT cơ bản hoặc truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hầu hết các công ty ngày nay.Các DNVVN của Malaysia đã áp dụng rộng rãi các kỹ thuật KTQT cơ bản như hệ thống chi phí; hệ thống ngân sách và hệ thống đo lường hiệu suất. Việc chấp nhận các kỹ thuật truyền thống có thể là do thông tin và chuyên môn liên quan đến các kỹ thuật này là có sẵn và dễ dàng áp dụng nhất so với các kỹ thuật kế toán quản lý hiện đại. Việc áp dụng thấp các kỹ thuật mới được phát triển là thái độ bảo thủ về quản lý, lãnh đạo độc đoán, thiếu đào tạo, chuyên môn và sự định hướng lâu dài. Hơn nữa, kết quả cho thấy hầu hết người trả lời tin nhắn rằng việc áp dụng các kỹ thuật kế toán quản lý mới tốn kém. Về mặt quy mô công ty việc áp dụng KTQT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn so với các doanh nghiệp siêu nhỏ.Ngoài ra,


nghiên cứu còn cho thấy KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất của công ty.

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Lê Việt Hùng (2010) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế Quốc Dân. Nghiên cứu này trước hết trình bày về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp; tiếp đó, tác giả tiến hành mô tả và phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên, từ đó nêu lên những nhận xét liên quan đến ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này; cuối cùng, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng quan điểm lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,...để làm rõ đối tượng nghiên cứu.

Trần Thế Nữ (2011) với nghiên cứu “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý, trường đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu trước hết trình bày cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp; tiếp đó mô tả và phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng công tác này về những mặt làm được, những tồn tại, hạn chế (kế toán quản trị chưa được coi trọng, nội dung đơn giản, nghiên về cụ thể hóa kế toán tài chính, việc áp dụng kế toán quản trị còn mang tính ngẫu hứng, manh mún) và nguyên nhân của những hạn chế đó; cuối cùng nghiên cứu trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế và sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng để phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin là cơ sở đưa ra nhận định,


đánh giá thực trạng trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Võ Thị Hoài Giang (2012) với nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Qua nghiên cứu, luận văn góp phần tổng hợp lý luận kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm ứng dụng lý thuyết vào việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty. Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị, từ đó đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty này. Về phương pháp nghiên cứu, luận văn này sử dụng phương pháp chuyên gia để đối chiếu giữa thực tiễn kế toán quản trị chi phí tại công ty với lý luận, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty này. Nguồn số liệu thu thập liên quan đến lập kế hoạch sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Nguyễn Phú Giang (2014), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đề xuất áp dụng xác định giá phí sản phẩm theo quá trình sản xuất. Tác giả cho rằng với nguyên lý của phương pháp Kaizen, doanh nghiệp sản xuất thép sẽ đơn giản hóa chu trình sản xuất để giảm độ trễ, phát triển mối quan hệ với nhà sản xuất cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm bảo, tránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển giao bán thành phẩm bằng cách phân bổ máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau càng tốt. Tuy nhiên, ý tưởng này chưa được đề xuất cụ thể trên phương diện kỹ thuật tính toán từ khâu lập dự toán theo chi phí Kaizen, phân bổ xác định chi phí và phân tích chênh lệch chi phí Kaizen phục vụ đánh giá mục tiêu cắt giảm chi phí và trách nhiệm của nhà quản trị tại các trung tâm chi phí.

Bùi Thị Nhàn (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu kháo sát ba yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí là quy


mô doanh nghiệp; Công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ chuyên môn. Nghiên cứu này giúp hiểu thêm về thực trạng mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM. Kết quả của nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển kỹ năng KTQT trong DN. Nghiên cứu cũng đã đề xuất mô hình tổ chức KTQT trong DN lĩnh vực CNTT theo hướng kết hợp giữa KTTC và KTQT đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho các DN vận dụng được KTQT chi phí trong doanh nghiệp của họ.

Văn Thị Thái Thu (2015), “Kế toán quản trị chi phí: Những góc nhìn từ thực tiễn”. Tạp chí tài chính. Tác giả này nhận định mặc dù kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả song đến nay công tác kế toán quản trị vẫn chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều. Công tác này hiện chỉ đáp ứng được các yêu cầu của kế toán tài chính mà chưa có vai trò trong việc cung cấp thông tin. Điều này được thể hiện rõ qua thực tiễn của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Bình Định. Tác giả khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Bình Định, từ đó đưa các giải pháp hoàn thiện chủ yếu là về phân loại chi phí, công tác kiểm soát doanh thu, chi phí, lập dự toán chi phí tại các doanh nghiệp này.

Đào Khánh Trí (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Thông qua dữ liệu thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Bằng phương pháp hồi qui binary logistic cho thấy có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.

Nguyễn Thị Đức Loan, Lê Ngọc Đoan Trang (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vục Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn trên địa bàn thành phố Bà Rịa”. Nghiên cứu trao đổi. Tạp chí kế toán và kiểm toán số tháng 11/2018. Nội dung


của nghiên cứu nhằm trình bày các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch - nhà hàng - khách sạn trên địa bàn thành phố Bà Rịa. Theo đó các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng cường khả năng vận dụng công tác KTQTCP của các doanh nghiệp này bao gồm: nhân tố chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành; nhân tố quy mô và đặc điểm hoạt động của DN; nhân tố điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội; nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh (ngành nghề kinh doanh); nhân tố tổ chức bộ máy quản lý (trình đô quản lý, nhân viên); nhân tố về trang bịmáy móc thiết bị và trình độ nhân viên thực hiên công việc kế toán. Cuối cùng tác giả khẳng định khi vận dụng các nhân tố ảnh hưởng cũng cần phải có sự chọn lọc sao cho phù hợp với đơn vị áp dụng. Mô hình KTQTCP tốt sẽ giúp cho công tác quản lý của DN xác định m ột cách chính xác thông tin m à KTQTCP sẽ cung cấp sao cho đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt thông tin cho DN.

1.3Nhận xét về các công trình nghiên cứu

Như vậy qua việc trình bày các nghiên cứu trước có thể thấy có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề vận dụng KTQT, KTQT chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đã được kiểm tra và thảo luận trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu của mỗi tác giả chỉ đưa ra một số khía cạnh khác nhau về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến vận dụng KTQT chi phí.

Riêng đối với các nghiên cứu trong nước thì đa số các nghiên cứu chủ yếu thực hiện theo hướng đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp chứ ít có nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến vận dụng KTQT chi phí và đo lường mức độ tác động của chúng.

Ngoài ra, măc dù trướ c đây cũng có nhiều các nhà nghiên cứ u quan tâm đến

thưc

trang vân

dung KTQT chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh

nghiệp sản xuất, tuy nhiên lại ít có nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dươngmà bên caṇ h đó cũng ít có nghiên cứu nào sử phương pháp đinh tính kết hợp điṇ h lương trong các


nghiên cứu có liên quan, cũng như chỉ ra môt

số các nhân tố tác đông đến viêc

vân

dung KTQT chi phí vào đối tượng doanh nghiệp này.

Chính vì những khe hổng vừa nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này trình bày tổng quan về các nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp qua những nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Ngoài ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương” trong điều kiện hiện nay vẫn còn là mộtvấn đề mới, tác giả sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính là định lượng để tiến hành nghiên cứu của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023