về nhân tố và cách nhìn nhận tầm quan trọng của các nhân tố là khác nhau. Các nhà đầu tư khách sạn lại chú trọng nhân tố thị trường du lịch tiềm năng nhất, trong khi các nhà đầu tư KDL lại chú trọng tài nguyên du lịch nhiều hơn là thị trường du lịch tiềm năng. Sự khác biệt này được các nhà đầu tư giải thích (phỏng vấn sâu sau kết quả nghiên cứu) đa phần các nhà đầu tư khách sạn đầu tư nơi nào có khách du lịch nhiều, nghĩa là thị trường du lịch tiềm năng đầu tư có lợi nhuận. Do vậy, họ đánh giá rất cao yếu tố thị trường du lịch tiềm năng. Đối với nhà đầu tư KDL họ lại chú trọng tài nguyên du lịch và lợi thế chi phí vì cơ sở đầu tư của họ vào du lịch là điểm tham quan giải trí có nhiều tài nguyên du lịch sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư, thu hút được nhiều du khách. Từ đó, họ tạo ra được điểm tham quan giải trí thu hút được du khách mà không bị tác động nhiều bởi thị trường du lịch địa phương.
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
Trước tiến ta tiến hành ước lượng mô hình khả biến trong mô hình cân bằng cấu trúc SEM:
Nguồn: Kết quả ước lượng bằng phần mềm Amos 21.0 Hình 4.5: Kết quả ước lượng mô hình khả biến – Vốn trong và ngoài nước Với kết quả ước lượng trên ta thấy được rằng mô hình có chỉ số CMIN/df =
1,824 lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 là rất tốt; GFI = 0,776 là chấp nhận được; TLI = 0,900 và CFI = 0,909 lớn hơn 0,9 là đạt yêu cầu; RMSEA = 0,048 nhỏ hơn 0,08 là đạt yêu cầu. Điều này chứng tỏ mô hình khả biến của vốn trong nước và vốn ngoài nước là phù hợp với dữ liệu thực tế khảo sát.
Tiếp tục ta sẽ tiến hành ước lượng mô hình bất biến (từng phần) cho kết quả như sau:
Nguồn: Kết quả ước lượng bằng phần mềm Amos 21.0
Hình 4.6: Kết quả ước lượng mô hình bất biến – Vốn trong và ngoài nước
Với kết quả ước lượng trên ta cũng thấy được rằng mô hình có chỉ số CMIN/df = 1,818 lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 là rất tốt; GFI = 0,776 là chấp nhận được; TLI = 0,901 và CFI = 0,909 lớn hơn 0,9 là đạt yêu cầu; RMSEA = 0,048 nhỏ hơn 0,08 là đạt yêu cầu. Điều này chứng tỏ mô hình bất biến của vốn trong nước và vốn ngoài nước là phù hợp với dữ liệu thực tế khảo sát.
Với 2 mô hình khả biến và bất biến từng phần chúng ta có thể tổng kết, so sánh các chỉ số ở bảng sau:
Bảng 4.41: So sánh các chỉ số 2 mô hình – vốn trong và ngoài nước
Chi-square | Df | CMIN/df | GFI | TLI | CFI | RMSEA | |
Mô hình khả biến | 1984,211 | 1088 | 1,824 | 0,776 | 0,900 | 0,909 | 0,048 |
Mô hình bất biến | 1988,973 | 1094 | 1,818 | 0,776 | 0,901 | 0,909 | 0,048 |
Chênh lệch | 4,762 | 6 | -0,006 | 0 | 0,001 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Thang Đo Chính Thức Bằng Phân Tích Cronbach’S Alpha
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo “Tính Hấp Dẫn Của Điểm Đến Đối Với Nhà
- Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Trong Phân Tích Cfa
- Tính Điểm Trung Bình Cho Biến Quan Sát Và Nhân Tố
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 18
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 19
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nguồn: tổng hợp kết quả ước lượng từ 2 mô hình bất biến và khả biến
Ta có 2 giả thuyết:
H0: Chi-Square của mô hình bất biến từng phần bằng mô hình khả biến H1: Chi-Square của 2 mô hình này có sự khác biệt
Bây giờ, ta sẽ đinh tính giá trị P-value chênh lệch của 2 mô hình trên: P-value = Chidist (chênh lệch Chi-square, chênh lệch df)
P-value = Chidist (4,762; 6) = 0,574681.
Ta có, P-value = 0,574681 > 0,05 (độ tin cậy 95%) chứng tỏ ta chưa đủ cơ sở dữ liệu để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ không có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định có sự khác biệt giữa 2 mô hình. Vì vậy, ta sẽ chọn mô hình bất biến cho bậc tự do cao hơn (Thọ và Trang, 2009).
Tựu trung lại, ta có nói rằng các nhân tố TN, KT, HT, MT, CP (TN: Lợi thế tài nguyên du lịch; KT: Thị trường du lịch tiềm năng; HT: Cơ sở hạ tầng du lịch; MT: Môi trường đầu tư; CP: Lợi thế chi phí) có tác động cùng chiều đến nhân tố HD “Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch thu hút các nhà đầu tư”. Trong đó, 3 nhân tố TN: “Lợi thế tài nguyên”, KT: “Thị trường du lịch tiềm năng” và CP: “Cơ sở hạ tầng” có tác động nhiều nhất đối với quyết định của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư du lịch. Đồng thời tính hấp dẫn điểm đến đầu tư có tác động cùng chiều và nhiều nhất đối với ý định đầu tư du lịch.
Tiểu kết chương 4
Chương này tập trung viết về cách thức thu thập dữ liệu, kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA (kiểm tra tính đơn hướng, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt), kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu với mô hình SEM, kiểm định sự khác biệt về nguồn gốc vốn đầu tư và loại hình đầu tư.
Rất nhiều nghiên cứu cũng thừa nhận 3 nhóm nhân tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: thị trường du lịch tiềm năng; cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch (UNCTAD, 2007; Ussi và Wei, 2011; Polyzos và Minetos, 2011; Santos và cộng sự, 2016). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả. Kết quả cũng chỉ ra rằng, nhân tố tính hấp dẫn điểm đến đầu tư có tác động rất lớn đến ý định đầu tư chiếm khoảng 70%.
Kết quả kiểm định sự khác biệt theo danh mục đầu tư khách sạn và khu du lịch là có sự khác biệt rõ ràng. Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt chính về cách nhìn nhận tính hấp dẫn điểm đến của nhà đầu tư khách sạn và nhà đầu tư KDL trước hết về nhân tố hấp dẫn. Nhà đầu tư khách sạn cho rằng: thị trường du lịch tiềm năng tác động lớn nhất 0,502; đến tài nguyên du lịch 0,196 và đến cơ sở hạ tầng 0,183 với độ tin cậy 95%. Nhà đầu tư KDL lại có cách nhìn nhận về các nhân tố hấp đầu tư gồm: Thị trường du lịch tiềm năng 0,219; tài nguyên du lịch 0,255 và môi trường đầu tư 0,349. Như vậy về cơ bản cả 2 nhóm nhà đầu tư khách sạn và KDL có sự khác biệt trước tiên về nhân tố và cách nhìn nhận tầm quan trọng của các nhân tố là khác nhau.
Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, thì cho kết quả là chưa đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định có sự khác biệt giữa 2 nhóm nhà đầu tư này.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu
Một là, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa lợi thế tài nguyên du lịch, thị trường du lịch tiềm năng, lợi thế chi phí, cơ sở hạ tầng du lịch, môi trường đầu tư với tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Và thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến tác động cùng chiều với ý định đầu tư.
Hai là, kết quả cũng chỉ ra rằng nhân tố tìm năng thì trường du lịch là nhân tố quan trọng nhất, điều này là phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây, đồng thời về mặt ý nghĩa thực tiễn thì điều này hoàn toàn phù hợp. Phỏng vấn sâu các nhà đầu tư sau kết quả nghiên cứu họ cho rằng, hầu như nhà đầu tư nào cũng vậy, mục tiêu đầu tư của họ là để gia tăng lợi nhuận, gia tăng khách hàng, giữ vững vị thế cạnh tranh. Bởi vậy, việc tiêu chí hàng đầu họ chọn lựa là thị trường du lịch tiềm năng sẽ mang lại cho họ ít rủi ro, khả năng thâm nhập thị trường và tìm kiếm lợi nhuận với xác suất sẽ cao hơn.
Ba là, nhân tố lợi thế tài nguyên, lợi thế cơ sở hạ tầng, lợi thế chi phí là 3 nhân tố quan trọng tiếp theo được các nhà đầu tư lựa chọn. Phỏng vấn sâu nhà đầu tư sau kết quả nghiên cứu họ chỉ ra rằng lợi thế chi phí để giúp họ cũng cố thêm niềm tin về lợi luận dự kiến sẽ có ở vùng đất mới. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện là cơ sở và tiền đề cho nhà đầu tư có được lợi thế chi phí. Ngoài ra, nhà đầu tư cần lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và chế độ đãi ngộ của chính quyền địa phương để mang lại lợi thế chi phí, đồng thời sự ưu đãi đầu tư chính là bằng chứng cho sự “trân trọng” nhà đầu tư. Điều này cũng phù hợp với cơ sở lý luận về lý thuyết lợi thế sở hữu đặc biệt (Hymer, 1976), lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (Greenhut, 1952) đều đưa ra nhận định về quy mô thị trường và lợi thế chi phí thấp.
Bốn là, nhân tố lợi thế tài nguyên được đánh giá cao trong nghiên cứu, thực chất các nghiên cứu trước đây không chú trọng điều này mà chỉ tập trung vào vị trí đặt khách sạn hay vị trí đặt điểm tham quan giải trí. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tập trung vào vị trí có cảnh đẹp, có khí hậu mát mẽ, có đất đai rộng rãi, có sẵn mặt bằng, có bờ biển…(Adam và Amuquandoh, 2013; Newell và Seabrook, 2006) thực chất các yếu tố này chính là tài nguyên du lịch. Nhân tố thứ 3 này được đánh giá cao thực chất các nhà đầu tư nói rằng họ cần bờ biển dài đẹp, nhiều hòn đảo đẹp hay có di tích lịch sử văn hóa có thể đầu tư phát triển du lịch, hay sự kiện hấp dẫn thu hút du lịch
thực chất cuối cùng để phục vụ mục đích thu hút khách đến khách sạn hay điểm tham quan của họ đầu tư. Như vậy, nhân tố lợi thế tài nguyên này phần nào thể hiện là yếu tố bổ trợ cho thị trường du lịch tiềm năng càng chắc chắn hơn nữa.
Năm là, kết quả chỉ ra nhân tố cơ sở hạ tầng du lịch là có tác động rất lớn đối với tính hấp dẫn của điểm đến. Kết quả phỏng vấn nhà đầu tư, một địa phương có thị trường du lịch tiềm năng thu hút nhiều du khách thì gần như chắc chắn cơ sở hạ tầng du lịch sẽ phát triển theo đây là quy luật tất yếu. Vì vậy, nhà đầu tư cho rằng để có thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và du khách thì tất yếu phải phát triển cơ sở hạ tầng.
Sáu là, nhân tố môi trường đầu tư (hiệu quả thực thi và điều hành của chính quyền địa phương) kết quả chỉ ra có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn đầu tư, tuy nhiên tác động nhỏ nhất. Điều này các nhà đầu tư giải thích vì 3 nguyên nhân: (1) một địa phương có nhiều lợi thế chi phí (ưu đãi về ngân sách, ưu đãi mặt bằng, tiền thuê đất, ưu đãi về thuế, giải phóng mặt bằng) điều này có nghĩa là bản thân chính quyền địa phương rất quan tâm và coi trọng nhà đầu tư. Nghĩa là môi trường đầu tư tự nhiên đã hoàn thiện tốt. (2) nhà đầu tư chấp nhận mất một phần chi phí ban đầu để công việc được nhanh hơn. (3) nhà đầu tư cho rằng phần lớn thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam là tiếp tiếp xúc với khách hàng là chủ yếu. Việc tiếp xúc với chính quyền địa phương và thủ tục hành chính là gần như rất ít và chỉ gắn với giai đoạn xin cấp phép đầu tư. Chính vì 3 lý do này mà nhà đầu tư cũng chưa chú trọng nhiều vào nhân tố môi trường đầu tư. Nói như thế không có nghĩa là nhà đầu tư không coi trọng nhân tố này mà là vì họ mặc định nhân tố này được phát triển theo bởi nhân tố lợi thế chi phí.
Bảy là, kết quả cũng chỉ ra rằng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư tác động rất lớn, chiếm khoảng 72% đến ý định đầu tư. Điều này, góp phần khẳng định thêm cho các địa phương muốn thu hút đầu tư thì cần phải đầu tư, cải thiện tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư… góp phần tạo ra lợi thế chi phí cho nhà đầu tư.
Tựu trung lại, có thể khái quát chung vấn đề là muốn gia tăng tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư du lịch thì phải tập trung vào phát triển thị trường du lịch, khai thác tác nguyên du lịch một cách có kế hoạch, tăng cường tạo lợi thế chi phí, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của khách du lịch. Đồng thời hoàn thiện môi trường đầu tư cũng là một thương hiệu của địa phương để thu hút nhà đầu tư. Môi trường đầu tư tốt chính là yếu tố tạo nên lợi thế chi phí cho doanh nghiệp.
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Hàm ý 1: Xây dựng chỉ số đo lường tính hấp dẫn đầu tư du lịch của từng địa phương
Tác giả đề xuất cơ quan Nhà nước nên cho tính điểm hấp dẫn tổng thể của địa phương về du lịch trong thu hút nhà đầu tư với cách tính điểm theo 5 bước như sau:
1. Tiến hành khảo sát các nhà đầu tư của từng tỉnh thành trong cả nước
Việc khảo sát này để xem mức độ đánh giá của họ về các nhân tố hấp dẫn có làm hài lòng nhà đầu tư du lịch tại địa phương với thang điểm từ 1 đến 10. Bảng khảo sát chính là kết quả công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập ở trên.
Thang đo điểm đánh giá từ 1 đến 10 (Trong đó 1: là rất kém; 5 là trung bình; 10 là rất tốt). Ghi chú: Nhà đầu tư vui lòng tích vào ô có số điểm tương ứng mà nhà đầu tư cảm nhận nó là đúng với thực tế hiện tại doanh nghiệp đã đầu tư tại địa phương.
Bảng 5.1: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư
Điểm số | ||||||||||
1. Lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
TN1. Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn đảo đẹp có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. | ||||||||||
TN2. Hệ sinh thái rừng và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch | ||||||||||
TN3. Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch. | ||||||||||
TN4. Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát triển du lịch | ||||||||||
TN5. Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn, độc đáo thu hút nhiều du khách | ||||||||||
TN6. Hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn thu hút nhiều du khách (cuộc sống về đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm...) | ||||||||||
2. Thị trường du lịch tiềm năng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
KT1. Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó |
Điểm số | ||||||||||
có quy mô lớn | ||||||||||
KT2. Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao | ||||||||||
KT3. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao | ||||||||||
KT4. Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng. | ||||||||||
KT5. Sự chào đón của địa phương đối với khách du lịch và nhà đầu tư | ||||||||||
KT6. Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng | ||||||||||
3. Cơ sở hạ tầng du lịch | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
HT1. Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ...) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch | ||||||||||
HT2. Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch (đường thủy, hàng không, đường sắt...) | ||||||||||
HT3. Thiết bị công cộng địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...) | ||||||||||
HT4. Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế | ||||||||||
HT5. Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài. | ||||||||||
4. Môi trường đầu tư du lịch | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
MT1. Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng. | ||||||||||
MT2. Chính quyền địa phương năng động và |