Tính Điểm Trung Bình Cho Biến Quan Sát Và Nhân Tố


Biến số và chỉ báo (items)

Điểm số

linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh

nghiệp kinh doanh











MT3. Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến

thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...)











MT4. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng.











MT5. Chi phí thời gian để thực hiện các quy

định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...)











MT6. Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp











5. Lợi thế chi phí

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

CP1. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ











CP2. Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách (thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…)











CP3. Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác.











CP4. Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 17

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

2. Tính điểm trung bình cho biến quan sát và nhân tố

Với kết quả khảo sát trên, cơ quan quản lý nhà nước nên tính điểm trung bình của từng biến đo lường cho nhân tố, sau đó là tính điểm trung bình cho nhân tố.

Tính điểm trung bình cho biến quan sát



Tính điểm trung bình nhân tố



Hay



3. Tính điểm hấp dẫn tổng thể theo cảm nhận của nhà đầu tư du lịch

Mô hình nghiên cứu chỉ ra 5 nhóm có tác động đến tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến với mức tác động từ cao đến thấp lần lượt là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng; (4) lợi thế chi phí; (5) môi trường đầu tư.

Như vậy tỷ trọng trung bình trong 5 nhóm nhân tố sẽ là 0,2 hay 20%; lần lượt tỷ trọng cao sẽ là 25% - 30%; tỷ trọng thấp sẽ là 5-10%. Dựa vào kết quả SEM ở trên ta lần lượt xác định tỉ trọng nhóm (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch, sẽ có mức tỷ trọng cao là 30%; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng, sẽ có mức tỷ trọng trung bình là 20%; 2 nhóm còn lại có mức tỷ trọng thấp là 10%.

Điểm hấp dẫn tổng thể là



Minh họa:

Bảng 5.2: Minh họa cho việc tính điểm hấp dẫn tổng thể tại 1 tỉnh


Nhân tố đo lường

Tỷ trọng

Điểm trung bình

1. Thị trường du lịch tiềm năng

0,3

7,9

2. Lợi thế chi phí

0,3

6,5

3. Lợi thế tài nguyên du lịch

0,2

8,3

4. Cơ sở hạ tầng du lịch

0,1

7,1

5. Môi trường đầu tư

0,1

8

Điểm hấp dẫn tổng thể


7,49

Nguồn: Số liệu giả định để minh họa



Điểm hấp dẫn tổng thể có thể quy đổi sang thang điểm 1000 sẽ là 749 điểm.

4. Tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư du lịch thực tế

Hệ số điều chỉnh ở đây chính là lượng vốn đầu tư vào du lịch của mỗi tỉnh do cơ quan nhà nước công bố.

Minh họa 2:

Bảng 5.3: Minh họa tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư thực tế


Tỉnh thành

Lượng vốn đầu tư vào du lịch năm 2019

Điểm lượng vốn

1. Hà Nội

7500 tỷ đồng (max)

1000

2. Hải Phòng

6400

744,186

3. Lào Cai

7200

930,2326

4. Quảng Ninh

7300

953,4884

. ……

…….


63. Cà Mau

3200 (min)

0

Tổng

300.000 tỷ đồng


Nguồn: Số liệu giả định để minh họa

Max – Min = 7500 – 3200 = 4300



5. Tính điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh

Điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh



Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Hải Phòng với 749

= 749 * 0,5 + 744,186 * 0,5 = 746,593 điểm

Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Cà Mau với 749

= 749 * 0,5 + 0 * 0,5 = 374,5 điểm

5.2.2 Hàm ý 2: Tạo ra thị trường du lịch tiềm năng

Để tạo ra một thị trường du lịch tiềm năng theo như khảo sát nó là yếu tố mạnh nhất thu hút các nhà đầu tư du lịch. Vậy để tạo ra một thị trường du lịch tiềm năng về



mặt chính quyền phải tạo ra được một điểm đến thu hút du khách, hay nói cách khác là chính quyền địa phương phải phát huy tài nguyên du lịch của địa phương mình.

Trước tiên, mỗi tỉnh thành phải quy hoạch được lộ trình và các tài nguyên du lịch cần phải đầu tư phát triển. Mỗi tỉnh thành có một lợi thế riêng, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ này có lợi thế về biển đảo, vậy mỗi tỉnh phải quy hoạch không gian bãi biển dài và đẹp cho du khách, quy hoạch công viên, các điểm nhấn để thu hút khách. Cần quy hoạch các hòn đảo đẹp cần thu hút đầu tư. Ngoài ra, phải bắt buộc điều kiện ràng buộc về quy mô đầu tư để tránh trường hợp nhà đầu tư lợi dụng kinh doanh bất động sản và lợi dụng đầu tư qua loa để khai thác nhất thời làm phá hủy cảnh quan và quy hoạch chung của tỉnh.

Hai là, mỗi tỉnh cần dựa trên lợi thế của mình về văn hóa hay về biển đảo mà có chính sách tập trung phát triển thế mạnh của mình. Chẳng hạn, Hội An có thế mạnh về văn hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú yên, Ninh Thuận, Bình Thuận có thế mạnh về biển đảo. Mỗi tỉnh cần phát triển một loại hình dịch vụ có sự đặc trưng và nổi bật nhất so với các tỉnh còn lại. Ví như Đà Nẵng tổ chức lễ hội Khinh khí cầu lớn nhất cả nước, lễ hội pháo hoa, lễ hội diều; Nha Trang tổ chức Festival biển. Mỗi tỉnh phải tổ chức một chương trình độc đáo, khác biệt, trở thành thương hiệu của địa phương mình mỗi khi du khách nhắc đến. Có thể gợi ý cho các tỉnh chọn 1 sự kiện hay một lễ hội đặc trưng gắn liền với lợi thế của mình như phát triển lễ hội dù lượn lớn nhất nước, có thể tổ chức lễ hội trượt cát lớn nhất nước, lễ hội đua thuyền buồm, trò chơi trên nước lớn nhất nước…

Ba là, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch du lịch tổng thể để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và tạo thuận lợi cho du khách. Nhất định phải phát triển sân bay quốc tế để thu hút nguồn khách thị trường quốc tế mục tiêu của đia phương.

5.2.3 Hàm ý 3: Tạo ra lợi thế chi phí

Thông thường, chính quyền địa phương không đủ nguồn lực về vốn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, do vậy về cơ bản chính quyền địa phương nên hỗ trợ các ưu đãi về tài chính như sau:

Một là, giảm thuế theo lộ trình để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Thuế có thể giảm nhiều ở 3 năm đầu tiên và có xu hướng giảm ít theo lộ trình còn lại.

Hai là, dựa vào quy hoạch tổng thể để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho nhà đầu tư. Điều này góp phần làm giảm chi phí cho nhà đầu tư, đồng thời cũng là một điểm mạnh của địa phương trong thu hút vốn đầu tư.



Ba là, có thể giảm tiền thuê sử dụng đất cho doanh nghiệp cũng theo lộ trình giảm nhiều ở những năm đầu và giảm ít ở những năm tiếp theo tùy vào quy mô, tính chất dự án và thời gian của dự án mà có lộ trình phù hợp.

Bốn là, các khoản vay hoặc bảo lãnh lãi suất thấp dựa trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư phải được đánh giá của một bên độc lập để xem xét tính khả thi của dự án. Những khoản vay hoặc bảo lãnh này nên được giới hạn trong mục đích xây dựng phát triển dự án tại địa phương với các cam kết cụ thể, rõ ràng về quy mô, tiến độ, thời gian, điều kiện ràng buộc….

Năm là, phối hợp với các trường đại học tại địa phương trong việc liên kết với doanh nghiệp trong việc thực tập, thực hành nghề nghiệp để nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

5.2.4. Hàm ý 4: Hoàn thiện môi trường đầu tư

5.2.4.1. Về phía chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ nên quy hoạch tổng thể về các vùng, khu, điểm du lịch chủ lực để phát triển du lịch. Và đưa ra được bản kế hoạch thực hiện tại địa phương của từng vùng, khu vực, cũng như các hướng dẫn phát triển chiến lược cho ngành du lịch và khách sạn. Trình bày tất cả các hướng dẫn và hạn chế có liên quan cho sự phát triển trong tương lai của từng vị trí cụ thể. Dựa trên các điều khoản tham chiếu, chính phủ tuyên bố đấu thầu phát triển từng vị trí địa phương tương ứng.

Thứ hai, Chính phủ cần thiết lập một khuôn khổ thể chế minh bạch, trong đó quy định chặt chẽ cách thức, điều kiện và phạm vi hoạt động của nhà đầu tư tư nhân và có hướng dẫn cụ thể. Do đó, trách nhiệm được phân chia chặt chẽ: khu vực công quy định các điều kiện (chức năng điều tiết) và kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển (chức năng giám sát), trong khi khu vực tư nhân đưa ra sáng kiến bắt tay vào các dự án phát triển khác nhau và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của họ.

Thứ ba, Chính phủ nên sử dụng quy trình đấu thầu cạnh tranh để chọn đối tác trong khu vực tư nhân. Tỉnh sẽ cần thiết lập các quy tắc cơ bản tôn trọng sự tham gia của khu vực tư nhân (ví dụ: thay đổi sử dụng, giờ hoạt động, giá cả) cũng như bất kỳ vấn đề quy hoạch, thiết kế tổng thể nào. Khi các quy tắc cơ bản và mục tiêu chung được được thiết lập, đối tác của khu vực tư nhân sẽ được phép linh hoạt tối đa trong quá trình tái phát triển.

Thứ tư, Chính phủ và địa phương nên thiết lập trang website chứa một phạm vi thông tin đầy đủ, minh bạch, rõ ràng cho các dự án đầu tư, quy trình thủ tục, điều kiện



đầu tư. Ngoài thông tin về dự án đầu tư, quy hoạch, đấu thầu công khai, kênh thông tin này phải cung cấp về lượt khách, nhóm khác, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân để cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin rõ ràng.

5.2.4.2 Về phía chính quyền địa phương

Thứ nhất, Địa phương nên xây dựng một website cung cấp đầy đủ thông tin về các dự án du lịch khuyến khích đầu tư và đấu thầu. Trang website phải cung cấp các điều kiện, quy định ràng buộc đối với nhà đầu tư. Ngoài ra cung cấp thông tin về lượng khách du lịch địa phương, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân, số lượng dự án, số lượng khách sạn, khu du lịch, điểm du lịch tại địa phương để cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin.

Thứ hai, xây dựng chế độ 1 cửa để tiến hành các thủ tục đầu tư, nộp thủ tục hồ sơ trực tuyến, quy định rõ quy trình, các điều kiện về giấy tờ nhà đầu tư cần phải cung cấp, thời gian nhận và trả hồ sơ. Quy định rõ cán bộ nhận hồ sơ phải xác định rõ thủ tục hồ sơ đã đầy đủ và chưa đầy đủ phải ghi rõ chưa đầy đủ nội dung gì, cần bổ sung các giấy tờ gì.

Thứ ba, xây dựng bộ phận hỗ trợ thủ tục, thông tin và hướng dẫn nhà đầu tư. Bộ phận này sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua kênh trực tuyến.

Thứ tư, có điện thoại đường dây nóng phản ánh chất lượng dịch vụ của bộ phận hành chính một cửa phục vụ nhà đầu tư.

Thứ năm, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Xây dựng các điểm nhấn đặc trưng về du lịch địa phương để thu hút khách cũng chính là thu hút nhà đầu tư cho địa phương.

Thứ sáu, tiếp tục cố gắng cải thiện chỉ số PCI, chỉ số này tốt góp phần tạo nên thương hiệu và hình ảnh của địa phương trong mắt nhà đầu tư. Đồng thời cũng chính là công cụ quảng bá thương hiệu cho nhà đầu tư.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo

Với những đóng góp của công trình nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và thực tế, tuy nhiên bài nghiên cứu cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định như sau:

Một là, về số quan sát của mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ. Đối với nghiên cứu SEM thì đòi hỏi mẫu lớn, một mẫu thông thường là 300 quan sát, 500 quan sát là tốt và 1000 quan sát là rất tốt (Tabachnick và Fidell, 2007). Ngoài ra, với số doanh nghiệp 8 tỉnh trong nghiên cứu của tác giả chỉ có 359 quan sát tương đương trung bình



mỗi tỉnh chỉ có 44,5 quan sát là tương đối thấp cho tính đại diện từng tỉnh. Do vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo nên tăng số lượng quan sát ở mỗi tỉnh.

Hai là, một số khái niệm về mặt lý thuyết chỉ ra những nhân tố tác động rất tốt, tuy nhiên trong phân tích thực tiễn chúng lại có tác động thấp chẳng hạn nhân tố môi trường đầu tư. Điều này, cũng có thể phần nào do tác động của mẫu nhỏ trong nghiên cứu SEM, một phần do đặc thù vùng và lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời đa phần nghiên cứu số quan sát đa phần là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và điểm tham quan giải trí trong nước chiếm 85,1%, các doanh nghiệp ngoài nước chiếm 14,9%. Chính vì vậy, nghiên cứu tiếp theo nên đề xuất nghiên cứu riêng cho nguồn vốn trong nước và nghiên cứu riêng cho nguồn vốn ngoài nước cho lĩnh vực này.

Ba là, nghiên cứu của tác giả tập trung vào các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến thu hút các nhà đầu tư du lịch. Điều này góp phần giúp các địa phương biết được các điểm mạnh và điểm yếu của mình cần phải phát huy và hoàn thiện. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp theo nên đề cập đến các rào cản đầu tư, xem xét mức độ tác động của yếu tố này làm giảm sức hút đầu tư như thế nào. Từ đó, giúp địa phương hoàn thiện tốt hơn môi trường đầu tư, giảm bớt rào cản để tăng sức hấp dẫn của địa phương đối với nhà đầu tư trong tương lai.

5.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Luận án của tác giả có thể khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định lượng chính thức như sau:

1. Về cơ sở lý thuyết tác giả dựa trên 3 lý thuyết chính trong bài nghiên cứu gồm:

(1) lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, (2) lý thuyết động cơ đầu tư. Hai lý thuyết chính này là cơ sở để nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Lý thuyết thứ (3): lý thuyết dự định hành vi, giúp giải thích mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến, tác động đến ý định đầu tư. Trong đó, lý thuyết giải thích về tính hấp dẫn của điểm đến theo khía cạnh lợi thế chi phí – lợi nhuận thì phải kể đến “lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế”. Lý thuyết này chỉ ra địa điểm mà nhà đầu tư muốn xây dựng cơ sở kinh doanh là nơi có sự chênh lệch giữa chi phí và doanh thu lớn, hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết này chỉ ra 3 nguyên lý lựa chọn điểm đến đầu tư:

Nguyên lý lựa chọn thứ nhất chỉ ra rằng nhà đầu tư tập trung vào lợi thế của điểm đến, tập trung vào các nhân tố tại điểm đến có sức thu hút đối với nhà đầu tư như: quy



mô thị trường và môi trường đầu tư là quan trọng (Stobaugh, 1969; Scaperlanda và Mauer, 1969; Schollhammer, 1972); tăng trưởng thị trường là quan trọng (Caves và Reuber, 1971); ưu đãi đầu tư là quan trọng (McAleese, 1972; Falise và Lepas, 1970); mối đe dọa của các công ty cạnh tranh là quan trọng (Vernon, 1971); luật chống độc quyền ở nước đầu tư là quan trọng (Balassa, 1967; Kreinin, 1967); môi trường kinh doanh là quan trọng (Krause, 1972). Các nhân tố này được Stobaugh (1969) nhóm lại và chỉ ra các biến đo lường chủ yếu cho từng nhân tố và sau này được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và sử dụng mà tiêu biểu là Dunning (1973, 2002).

Nguyên lý lựa chọn thứ hai chỉ ra rằng nhà đầu tư lựa chọn điểm đến đầu tư theo cụm ngành chuyên môn hóa hay còn gọi là khu công nghiệp, khu khách sạn, khu tham quan giải trí (Hufbauer, 1966; Branson, 1970; Harman, 1971; Wortzel, 1973; Stobaugh, 1975). Nguyên lý lựa chọn thứ hai này có thể được giải thích bởi “lý thuyết hiệu ứng kết tụ” do Becattini (1979) đề xuất, giải thích được nguyên nhân của sự lựa chọn này là dựa trên 3 lý do Một là, khai thác các nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng chung được phát triển trong khu vực địa lý được đề cập, cũng như khả năng tiếp cận lớn hơn đối với các nhà cung cấp và nhà phân phối trong nước; Hai là, tạo ra một thị trường lao động rộng lớn với lực lượng lao động chuyên môn và hiệu quả; Ba là, chuyển giao tri thức giữa những người quản lý nằm trong lãnh thổ (sự lan tràn kiến thức), vì chúng tạo thành một phần của mạng lưới địa phương và thuộc cùng một môi trường văn hoá.

Nguyên lý lựa chọn thứ ba là nhà đầu tư quan tâm đến các vị trí đầu tư sao cho phát huy được lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp, từ đó phát huy năng lực cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp (Hirsch, 1967; Clark và cộng sự, 1969; Dunning, 1972). Nguyên lý thứ ba này có thể được giải thích bởi lý thuyết lợi thể sở hữu đặc biệt hoặc độc quyền từ Hymer (1976). Lợi thế sở hữu đặc biệt này chúng có thể là quy mô sản xuất, lợi thế về kiến thức, mạng lưới phân phối, lợi thế về công nghệ… Những lợi thế này giúp các công ty tăng cường lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí, tăng doanh thu.

Như vậy về cơ bản, lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế là lý thuyết nền tảng. Dựa trên lý thuyết này và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, lý thuyết động cơ đầu tư (Dunning, 1988) đã chỉ rõ khiếm khuyết của lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế. Sự khiếm khuyết này là thiếu phân nhóm động cơ đầu tư cho nên các nhân tố đo lường có sự không thống nhất. Dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế chỉ ra rất nhiều nhân tố có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư, lý thuyết động cơ đầu tư giúp bổ trợ, hoàn thiện để phân nhóm các nhân tố này theo động cơ đầu tư. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết chỉ ra nhóm nhân tố có sức hấp dẫn tại điểm đến thu hút nhà đầu tư đó là: lợi thế tài

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí