Hạn Chế Của Đề Tài Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


kiếm thị trường nguyên vật liệu đầu vào, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm bánh phồng tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, điểm tham quan du lịch, nhà hàng, khách sạn. Đăng ký thương hiệu, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm bánh phồng, giới thiệu bánh phồng làng nghề Cái Bè trên các trang website du lịch, các trang website địa phương để quảng bá.

(2) Về sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua kiểm soát nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm bánh phồng Cái Bè theo quy trình sản xuất chung, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm. Chiến lược lâu dài của địa phương, cần xây dựng và phát triển khu nguyên liệu đầu vào tại địa phương, vừa tạo nguồn thu nhập, sử dụng lao động địa phương, kiểm soát được giá thành và đảm bảo chất lượng.

(3) Về nguồn nhân lực: phối hợp với các doanh nghiệp, trường Đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế, cũng như tay nghề phù hợp với trang thiết bị, máy móc hiện đại.

5.2.2. Về cơ sở hạ tầng

Yếu tố Cơ sở hạ tầng (HT) với hệ số beta = 0,340 có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến Sự phát triển của làng nghề (PT). Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh bánh phồng. Hệ thống cung cấp điện, nước đầy đủ tạo điều kiện cho khâu sản xuất. Hệ thống đường xá đi lại dễ dàng giúp khâu vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm được nhanh chóng, giảm chi phí.

Kết quả tính giá trị trung bình của yếu tố Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề (HT) cho thấy trung bình của (HT) là 3,3964, trong đó biến quan sát (HT2): “Hệ thống cung cấp điện ổn định” có giá trị cao nhất là 3,57 và biến quan sát (HT1): “Hệ thống đường xá đi lại dễ dàng” có giá trị thấp nhất được 3,23.

Hệ thống đường xá giúp việc kết nối cơ sở sản xuất với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng. Do đó, chính quyền địa phương cần chú trọng đến việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông phục vụ phát triển làng nghề.


Hệ thống đường giao thông kết nối với các huyện khác trong khu vực tỉnh Tiền Giang và kết nối giữa Tiền Giang với các vùng phụ cận. Ngoài ra, hệ thống giao thông trong khu vực sản xuất tại huyện Cái Bè cũng cần được chú trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, kinh doanh bánh phồng.

Bảng 5.2: Thống kê cơ sở hạ tầng


Mã hóa

Cơ sở hạ tầng

Giá trị trung bình

HT1

Hệ thống đường xá vận chuyển đi lại dễ dàng

3,23

HT2

Hệ thống điện cung cấp ổn định

3,57

HT3

Hệ thống nước cung cấp đầy đủ

3,39

Hệ số β trong mô hình hồi quy Sig. = 0,000

3,3964

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 10

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

5.2.3. Về điều kiện sản xuất các nông hộ

Yếu tố Điều kiện sản xuất các nông hộ (SX) với hệ số beta = 0,274 có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba đến Sự phát triển của làng nghề (PT). Điều kiện sản xuất các nông hộ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh bánh phồng. Nhân lực phục vụ cho sản xuất, nguồn nguyên liệu phục vụ đầu vào và các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hộ sản xuất, kinh doanh.

Kết quả tính giá trị trung bình của yếu tố Điều kiện sản xuất các nông hộ (SX) cho thấy trung bình của (SX) là 3,6405, trong đó biến quan sát (SX3): “Nguồn nguyên liệu đầu vào được miễn thuế” có giá trị cao nhất là 3,69 và biến quan sát (SX2): “Nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định” có giá trị thấp nhất được 3,61.

Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn về chi phí tăng cũng như chưa đảm bảo chất lượng. Chính quyền địa phương cần định hướng về ngắn hạn như hỗ trợ thông tin về thị trường nguyên liệu đầu vào, tìm kiếm vùng nguyên liệu vừa đảm bảo chất lượng vừa có chi phí hợp


lý. Về dài hạn, chính quyền địa phương cần quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu ngay tại khu vực Tiền Giang.

Tổ chức tập huấn, tư vấn và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ cho sản xuất vùng nguyên liệu để đảm bảo tự chủ nguồn cung cấp cho sản xuất bánh phồng.

Bảng 5.3: Thống kê điều kiện sản xuất các nông hộ


Mã hóa

Điều kiện sản xuất các nông hộ

Giá trị trung bình

SX1

Nhân lực (lao động) có đủ cho các khâu sản xuất

3,65

SX2

Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp ổn định

3,61

SX3

Nguồn nguyên liệu đầu vào được hỗ trợ miễn thuế

3,69

SX4

Máy móc, trang thiết bị được trang bị tốt

3,62

Hệ số β trong mô hình hồi quy Sig. = 0,000

3,6405

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

5.2.4. Về khả năng tài chính của các nông hộ

Yếu tố Khả năng tài chính của các nông hộ (TC) với hệ số beta = 0,249 có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến Sự phát triển của làng nghề (PT) trong tất cả các nhân tố. Khả năng tài chính của các hộ sản xuất, kinh doanh bao gồm vốn tự có và nguồn vốn vay. Tài chính giúp hộ sản xuất, kinh doanh trong việc đầu tư cho nguyên liệu đầu vào, máy móc, trang thiết bị sản xuất. Khả năng tài chính mạnh sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của làng nghề trong cải tiến, đổi mới sản phẩm.


Bảng 5.4: Thống kê khả năng tài chính của các nông hộ


Mã hóa

Khả năng tài chính của các nông hộ

Giá trị trung bình

TC1

Nhân lực (lao động) có trình độ phù hợp

3,50

TC2

Nhân lực (lao động) có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm

3,41

TC3

Thông tin thị trường giá nguyên liệu đầu vào luôn được cập nhật thường xuyên


3,56

TC4

Thông tin thị trường giá thành phẩm (giá bán ra) luôn được cập nhật thường xuyên


3,41

TC5

Nhân lực (lao động) có trình độ phù hợp

3,45

Hệ số β trong mô hình hồi quy Sig. = 0,000

3,4627

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

Kết quả tính giá trị trung bình của yếu tố Khả năng tài chính của các nông hộ (TC) cho thấy trung bình của (TC) là 3,4627, trong đó biến quan sát (TC3): “Chính quyền địa phương có chính sách hợp lý hỗ trợ về mặt tài chính” có giá trị cao nhất là 3,56 và hai biến quan sát (TC2): “Khả năng vốn tự có để thay đổi máy móc, trang thiết bị”, (TC4): “Vay vốn ngân hàng được hỗ trợ tốt” có giá trị thấp nhất được 3,41.

Để thúc đẩy làng nghề phát triển thì khả năng tài chính của các hộ sản xuất, kinh doanh phải mạnh. Đặc biệt, hộ sản xuất, kinh doanh đang cần nguồn vốn để thay đổi máy móc, trang thiết bị sản xuất. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, giúp cho các làng nghề, nghề thủ công đủ vốn trong đầu tư phát triển sản xuất. Thông qua chính sách vay vốn ưu đãi từ ngân hàng thương mại với hình thức vay tín chấp, áp dụng các chính sách ưu đãi lãi suất đối với các làng nghề truyền thống, nghề thủ công có thu hút nhiều lao động.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu có một số hạn chế nhất định, cụ thể như: Nghiên cứu chỉ thực hiện ở Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, do đó khả năng tổng quát hóa chưa cao; Nghiên cứu chỉ khám phá và rút ra được 4 nhân tố trong mô hình hồi quy chỉ mới giải thích


được 74,9% biến thiên của sự phát triển của làng nghề; thực tế có thể còn một số yếu tố khác tác động đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang mà tác giả nghiên cứu chưa khám phá ra. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như chi phí khảo sát nên nghiên cứu mới khảo sát được 185 hộ sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu lặp lại chọn mẫu lớn hơn để mẫu có tính đại diện cao hơn cũng như khảo sát mở rộng ra các khu vực khác trong tỉnh và ngoài tỉnh Tiền Giang để gia tăng tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, tác giả rút ra kết luận và đề xuất một số hộ dân làng nghề, cùng nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong việc phát triển làng nghề bánh phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã đề xuất 4 nhóm hàm ý bao gồm (1) Hàm ý chính sách về khả năng hiểu biết của các nông hộ, (2) Hàm ý chính sách về cơ sở hạ tầng, (3) Hàm ý chính sách về điều kiện sản xuất các nông hộ và (4) Hàm ý chính sách về khả năng tài chính của các nông hộ. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A - Tiếng Việt

1. Đặng Kim Chi, 2005. Nghiên cứu cơ bản khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách và giải pháp cho các vấn đề môi trường ở các làng nghề của Việt Nam. Đề tài KC.08.09, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hà Nội.

2. Đào Ngọc Tiến và cộng sự, 2012. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững một số làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 176, 2/2012.

3. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Hùng, 2011. Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên -Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học, số 20a, 210-219, Trường Đại học cần Thơ

4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân lích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. tập 1. 2, Nxb Hồng Đức

5. Khưu Thị Phương Đông, 2011. Phân tích hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác các nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề tính Trù Vinh. Đề tài khoa học, Trường Đại học cần Thơ

6. Kiều Mai Hương, 2011. Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội. Luận văn ThS. Kinh tế chính trị, ĐH Quốc gia Hà Nội

7. Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng (Econometrics). Nxb Văn hóa thông tin.

8. Mai Văn Nam, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu Kinh tế, số 422, tháng 7/2013

9. Nguyễn Đình Hòa, 2010. Định hướng phát triển làng nghề miền Đông Nam Bộ đến năm 2020. Luận án tiến sĩ, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tê TPHCM.

10. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nxb Lao động Xã hội, Tp.HCM.


11. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị trường. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, Tp.HCM.

12. Nguyễn Hồng Thu, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làng nghề truyền thống. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2 (15)

13. Nguyễn Hữu Đặng, 2005. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển 19 làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn ĐBSCL.

14. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành Phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, 19b, 122-129. Trường Đại học cần Thơ

15. Nguyễn Thị Khanh, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học cần Thơ

16. Nguyễn Tri Nam Khang, 2013. Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Kinh tế và Pháp luật: 28 (2013): 17-25

17. Quan Minh Nhựt, Huỳnh Văn Tùng, 2014. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Kinh tế và Dự báo

18. Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2002. Làng nghề thủ công truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Trẻ.

19. Trần Thị Thùy Linh, 2012. Phát triển hệ thống làng nghề tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

20. Vũ Ngọc Hoàng, 2016. Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Học viên chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


B - Tiếng Anh


21. Anthony E. Boardman, David H. Greenberg, Aidan R. Vining and David L.Weimer, 2001. Cost - Benefit Analysis: Concepts anh Practice. Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ 07458.

22. Brown, L.R., 1992. Economics versus ecology: Two contrasting views of the

world.

23. Cohen J., 1998. Craft Production and the Challenge of the Global Market:

an Artisans’ Cooperative in Oaxaca, Mexico. Human Organization 57(1): 74–82.

24.Dasgupta, B., 1998. Structural Adjustment, Global Trade and the New Political Economy of Development. London: Zed Books. Ecodecision (June), 19–22.

25. Evan, J. D., 1996. Straightforward statistics for the behavioral sciences. Belmont, CA: Wadsworth

26. Eversole, 2006. Crafting development in Bolivia. Journal of International Development, J. Int. Dev. 18, 945–955

27. Follett, 2013. An exploratory investigation into the role of a research and development programme on future craft practice. Arts Marketing: An International Journal, Vol. 3 Iss 2, pp. 95 - 116

28. Gerbing & Anderson, 1993. Monte Carlo evaluations of goodness-of-fit indices for structural equation models. SAGE FOCUS EDITIONS, 154, 40- 40.modeling (PLS-SEM). Sage Publications.

29. Goldsworthy, D.,1988. Thinking politically about development. Development and Change 19 (3), 505–30.

30. Hair, et. Al, 1998. Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International

Inc.

31. Harrison, D., 1988. The Sociology of Modernisation and Development.

London: Routledge.

32. Hettne, B., 1995. Development Theory and the Three Worlds. New York: Longman.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023