xuất khẩu tại VDB vừa mang tính chất tài trợ thương mại bình thường (lãi suất thỏa thuận tuy thấp hơn lãi suất thị trường, nhưng không đáng kể) lại vừa mang tính chất hỗ trợ khi được tính toán hỗ trợ theo chênh lệch lãi suất. Tức là khi khách hàng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu của khách hàng đã được thực hiện, khách hàng mới được VDB xem xét hỗ trợ lãi suất. Điều này phù hợp với cơ chế hỗ trợ lãi suất TDXK được các nước áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế việc hỗ trợ lãi suất của VDB cho khách hàng khi khách hàng hoàn thành hợp đồng xuất khẩu không phải lúc nào cũng được thực hiện kịp thời, vì thẩm quyền xem xét hỗ trợ lãi suất thuộc Hội sở chính. Cụ thể là khi các chi nhánh hoặc Sở Giao dịch trình hồ sơ lên Hội sở chính để xem xét hỗ trợ lãi suất, thường phát sinh nhiều vấn đề về thủ tục, hồ sơ v.v khiến việc ra quyết định hỗ trợ lãi suất bị chậm trễ, thậm chí có trường hợp chậm trễ hơn 3 tháng, khiến khách hàng không hài lòng. Từ thực tiễn này, cả về phía VDB lẫn khách hàng đều cho rằng cơ chế hỗ trợ tiền lãi như vậy sẽ không khuyến khích doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB, doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay các ngân hàng thương mại. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ. Chính vì vậy, từ giữa năm 2013 trở đi VDB cho vay vốn tín dụng xuất khẩu theo lãi suất tín dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính công bố theo từng thời điểm. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong danh mục quy định và đã thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ lãi suất TDXK do Bộ Tài chính công bố, chứ không phải thực hiện theo cơ chế hỗ trợ chênh lệch lãi suất như trước đây. Ngược lại nếu doanh nghiệp không hoàn thành hợp đồng xuất khẩu VDB sẽ tính lãi vay theo 150% lãi suất TDXK.
Đối với cho vay xuất khẩu được thực hiện tại VDB, hiện chỉ mới áp dụng nghiệp vụ cho vay đối với người xuất khẩu trong nước. Cho vay đối với người nhập khẩu ở nước ngoài chưa thể triển khai vì VDB chưa đủ năng lực và điều kiện để thẩm định và giám sát khoản vay của người nhập khẩu nước ngoài.
Để có cách nhìn trung thực hơn về thực trạng hoạt động và tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB giai đoạn 2011- 2015, tác giả tập hợp, phản ánh các
số liệu thực tế, so sánh với các thông tin về chỉ tiêu kế hoạch có liên quan để đánh
giá thực trạng phát triển hoạt động TDXK tại VDB. (Bảng 2.10)
Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
DOANH SỐ CHO VAY | DƯ NỢ BÌNH QUÂN | |||||
Kế hoạch | Thực hiện | % hoàn thành | Kế hoạch | Thực hiện | % hoàn thành | |
2011 | 18.000.000 | 18.574.200 | 103,19 | 17.000.000 | 15.667.796 | 92,16 |
2012 | 17.000.000 | 15.926.344 | 93, 68 | 15.000.000 | 10.221.224 | 68,14 |
2013 | 17.000.000 | 15.004.570 | 88, 26 | 13.000.000 | 10.871.492 | 83,63 |
2014 | 16.000.000 | 13.693.162 | 87, 27 | 12.000.000 | 9.823.454 | 81,86 |
2015 | 16.000.000 | 15.246.466 | 95, 28 | 12.000.000 | 9.998.391 | 83,32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Phát Triển, Quá Trình Hình Thành Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
- Kết Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển Vn Giai Đoạn 2011 – 2015
- Tổng Huy Động Vốn Toàn Hệ Thống Tctd Và Vdb Từ 2011 -2015
- Doanh Số, Tỷ Trọng, Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tdxk Của Nhà Nước Tại Vdb Phân Theo Thị Trường Từ 2011 – 2015
- Đánh Giá Tình Hình Phát Triển Tdxk Của Nhà Nước Tại Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
- Giả Thuyết Về Chính Sách Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Theo số liệu thể hiện trên bảng 2.10 nhận thấy:
• Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về doanh số cho vay: Ngoại trừ năm 2011 đạt tỷ lệ 103,19%, các năm còn lại từ 2012 - 2015 các chỉ tiêu về doanh số cho vay đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch.
• Tăng trưởng thực tế về doanh số cho vay TDXK
Phân tích so sánh doanh số thực hiện năm này so với năm trước như sau: Năm 2012 so với 2011 giảm 14,36% (15.926.344 / 18.574.200);
Năm 2013 so với 2012 giảm 5,79% (15.004.570 /15.926.344).;
Năm 2014 so với 2013 giảm 8,75% (13.693.162 /15.004.570);
Năm 2015 so với 2014 tăng 11,34% (15.246.466 /13.693.162). Đây là năm duy nhất có doanh số cho vay tăng so với năm trước, trong giai đoạn từ 2011- 2015
Nếu tính chung cả gia đoạn 5 năm, doanh số cho vay giảm từ 18.574.200 chỉ còn
15.246.466 với tỷ lệ giảm trên 18%.
• Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân
Số thực tế về mức dư nợ bình quân từ năm 2011 đến 2015 so với chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân đều không đạt. Trong đó năm 2011 tỷ lệ hoàn thành là
92,16%, nằm tỷ lệ hoàn thành rất thấp ( 68,14%) các năm còn lại tỷ lệ hoàn thành
dưới 84%.
• Tăng trưởng thực tế về mức dư nợ TDXK bình quân
So sánh mức dư nợ thực hiện năm này so với năm trước cho thấy tốc độ phát triển về mặt quy mô số lượng như sau:
Năm 2012 so với 2011 tỷ lệ giảm 34,77% (10.221.224/15.667.796);
Năm 2013 so với 2012 tỷ lệ tăng 6,36% (10.871.492/10.221.224); Năm 2014 so với 2013 tỷ lệ giảm 9,56% (9.823.454/10.871.492); Năm 2015 so với 2014 tỷ lệ tăng 1,78% (9.998.391/ 9.823.454 ).
Tương tự như doanh số cho vay, nếu đem số liệu mức dư nợ bình quân năm 2015 so với số liệu 2011, mức dư nợ bình quân trong 5 năm có tỷ lệ tăng trưởng âm (37,19%). Như vậy, xét về mặt quy mô và số lượng, có thể nói tốc độ phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong 5 năm qua là chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bất kể vì lý do gì, kết quả này cho thấy hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB còn tồn tại nhiều vấn đề, mà nếu không giải quyết được thì khả năng phát triển TDXK của Nhà nước trong giai đoạn tới sẽ còn khó khăn.
►Phát triển tín dụng xuất khẩu về quy mô và số lượng theo số liệu thực tế Để đánh giá cụ thể hơn, sát thực hơn, luận án tiến hành phân tích sự phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB với nhiều tiêu chí và góc độ khác nhau như sau:
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo đối tượng khách hàng vay vốn
Đối tượng khách hàng vay tín dụng xuất khẩu tại VDB chia thành 2 nhóm khách hàng, gồm nhóm khách hàng là DN nhà nước và nhóm khách hàng là DN ngoài quốc doanh.
• Nhóm khách hàng DN nhà nước phần lớn đều có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh và là khách hàng lâu năm của VDB. Nhóm khách hàng này luôn là nhóm khách hàng chủ yếu của VDB. Điều này phản ánh đúng thực trang về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và cả trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.
• Nhóm khách hàng là các DN ngoài quốc doanh do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, khiến nhóm khách hàng này chưa có điều kiện để tiếp cận rộng rãi hơn nguồn vốn TDXK của VDB (Bảng số liệu 2.11 cho thấy mức dư nợ TDXK của khối DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng từ hơn 13% - 20%). Tuy nhiên, VDB hướng đến thực hiện chủ trương bình đẳng hoá các DN vay vốn theo chính sách của Chính phủ. Tín dụng xuất khẩu không có sự phân biệt DN quốc doanh hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với chủ trương đó, TDXK đã có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu dư nợ cho vay và tỷ trọng vốn vay dành cho khối các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến qua số liệu cho thấy có sự chuyển biến theo hướng tích cực cần được tiếp tục phát huy.
• Về quy mô và cơ cấu dư nợ TDXK những năm qua vẫn chủ yếu tập trung vào khối DN nhà nước. Tỷ trọng TDXK cho nhóm khách hàng DN nhà nước tuy rất cao, nhưng có xu hướng giảm dần: năm 2011 tỷ trọng 86,23% giảm dần qua các năm và đến năm 2015 tỷ trọng còn lại là 79,75%. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu cho nhóm khách hàng DN ngoài quốc doanh, tuy còn thấp, nhưng lại có xu hướng tăng liên tục; năm 2011 tỷ trọng 13,77 %, tăng qua các năm và đến năm 2015 đạt tỷ trọng 20,25 % (bảng 2.11). Trong tương lai gần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần cộng với tính năng động sẵn có, các DN ngoài quốc doanh sẽ dần vươn lên khẳng định vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh và càng có điều kiện để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ tại VDB.
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởng theo đối tượng khách hàng từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
31/12/ 2011 | 31/12/2012 | 31/12/2013 | 31/12/2014 | 31/12/2015 | |
Dư nợ TDXK | 16.226.757 | 10.247.736 | 10.295.247 | 8.838.977 | 10.233.121 |
Tốc độ tăngtrưởng | 0,92 % | (36,85%) | 0,46% | (14,15%) | 15,17% |
Trong đó: | |||||
1.DN nhà nước. | 14.026.825 | 8.752.591 | 8.560.498 | 7.161.339 | 8.160.914 |
Tỷ trọng | 86,23 % | 85, 41 % | 83,15% | 81,02 % | 79,75% |
Tốc độ tăng trưởng | 0,21% | 37,61%) | (2,2%) | (16,35%) | 13,96% |
2.DN ngoài QD | 2.239.932 | 1.495.145 | 1.734.749 | 1.677.638 | 2.072.207 |
Tỷ trọng | 13,77 % | 14,59 % | 16,85 % | 18,98 % | 20,25% |
Tốc độ tăng trưởng | 7,65% | (33,26%) | 16,03% | (3,30%) | 23,52% |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả ả
18000000
16000000
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0
Tổng dư nợ TDXK DN nhà nước
DN ngoài QD
2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB theo đối tượng khách hàng từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo nhóm hàng xuất khẩu
Nhóm hàng xuất khẩu nằm trong danh mục được vay vốn tín dụng xuất khẩu gồm:
• Nhóm hàng nông lâm, thủy sản:
Trong danh mục nhóm hàng xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhóm NLTS là nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó cà phê, hạt điều, thủy sản Việt Nam là những mặt hàng có lợi thế lớn. Dư nợ cho vay nhóm ngành nông lâm, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, thể hiện thế mạnh và tính cạnh tranh cao của nhóm hàng này trên thị trường thế giới. Mặt hàng cà phê, hạt điều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thuỵ Sỹ, Mỹ và một số nước thuộc EU. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản và một số nước Nam Mỹ. Tỷ trọng dư nợ và tốc độ phát triển tín dụng xuất khẩu theo nhóm hàng tại VDB ( bảng 2.12). Tỷ trọng và tốc độ phát triển về doanh số TDXK theo nhóm hàng được thể hiện qua bảng 2.13.
Năm 2011 tỷ trọng 85,03 % tuy có giảm nhẹ qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ trong cao, đến năm 2015 tỷ trọng dư nợ TDXK nhóm hàng NLTS là 83,66%. Tuy nhiên, so với kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành NLTS của cả nước với hàng chục tỷ USD, thì mức dư nợ tín dụng xuất khẩu nhóm hàng này tại VDB vẫn còn quá nhỏ bé. Qua đó cho thấy VDB cần có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất
khẩu ngành hàng NLTS dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất khẩu để mở rông và gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành hàng này trong tương lai.
• Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
Nhóm hàng TCMN là nhóm hàng Việt Nam có ưu thế nổi trội so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm TCMN là xu hướng đang phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Đây là xu hướng tiêu dùng hướng đến nét đẹp văn hóa truyền thống, do đó nhóm hàng TCMN luôn được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư công nghệ hiện đại, tinh vi, nhưng người tiêu dùng sản phẩm TCMN vẫn rất khó tính và chỉ chấp nhận các sản phẩm TCMN sắc sảo, đẹp đẽ, phong phú và mới lạ. Việt Nam có điều kiện để phát triển các sản phẩm TCMN truyền thống và hiện đại, nếu được các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ. Trong lĩnh vực tài chính, cho vay TDXK mặt hàng TCMN, có tác động tích cực và trực tiếp đến sự phát triển nhóm ngành hàng này
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởng theo nhóm hàng từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
31/12/ 2011 | 31/12/2012 | 31/12/2013 | 31/12/2014 | 31/12/2015 | |
A.Dư nợ TDXK | 16.226.757 | 10.247.736 | 10.295.247 | 8.838.977 | 10.233.121 |
Tốc độ tăng trưởng | 0,92 % | (36,85%) | 4,06% | (14,15%) | 15,17% |
Trong đó: | |||||
1.NLTS | 13.797.611 | 8.566.083 | 8.580.059 | 7.383.197 | 8.561.029 |
Tỷ trọng | 85,03 % | 83,59% | 83,34% | 83,53 % | 83,66% |
Tỷ lệ tăng trưởng | ( 0,65%) | (37,02%) | 0,16% | (13,95%) | 15,95% |
2.TCMN | 1.260.819 | 880.281 | 911.129 | 788.437 | 898.460 |
Tỷ trọng | 7,77 % | 8,59 % | 8, 85 % | 8,92 % | 8,78% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 12,98% | (30,12%) | 3,50% | (13,47%) | 13,95% |
3.SPCN | 954.133 | 979.738 | 643.453 | 549.784 | 638.547 |
Tỷ trọng | 5, 88 % | 6,03 % | 6,25 % | 6,22 % | 6,24% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 6,72% | 2,68% | (34,37%) | (14,56%) | 16,15% |
4.MT,LK,PK | 214.193 | 232.343 | 160.606 | 117.558 | 135.077 |
Tỷ trọng | 1,32 % | 1,43 % | 1,56 % | 1,33 % | 1,32% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 8,30% | 8,47% | (30,88%) | (26,01%) | 14,90% |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
18000000
16000000
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0
Tổng dư nợ TDXK
NLTS TCMN SPCN MT,LK,PK
2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Tỷ trọng dư nợ cho vay TDXK nhóm hàng TCMN tại VDB từ năm 2011đến 2013 đều có xu hướng gia tăng từ 7,77% tăng nhẹ qua các năm. Đến cuối năm 2015 đạt tỷ trọng 8,78%. Như vậy dư nợ nhóm hàng TCMN không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên mặt hàng TCMN là một mặt hàng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì tính thẩm mỹ truyền thống, đậm nét văn hóa Phương Đông, do đó cần được đẩy mạnh xuất khẩu với sự hỗ trợ của chính sách TDXK của Nhà nước trong tương lai .
• Nhóm hàng sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng MTNC,PK,LK
Nhóm hàng SPCN & MTNC, PK,LK không phải là một lợi thế của Việt Nam, do đó tỷ trọng cho vay 2 nhóm hàng này không cao. Tuy nhiên, nếu xét về khu vực địa lý và thị trường tiêu thụ, 2 nhóm ngành hàng này cũng có vị trí quan trong khi xuất khẩu sang thị trường Cu Ba, Lào và một số nước khác.
Bảng 2.13. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |
NLTS | 16.285.859 | 13.779.473 | 13.040.472 | 11.855.540 | 13.201.915 |
Tỷ trọng | 87,68% | 86,52% | 86,91% | 86,58% | 86,59% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 2,67% | (15,39%) | (5,37%) | (9,09%) | 11,36 |
TCMN | 1.342.915 | 1.224.736 | 1.107.337 | 1.040.680 | 1.175.502 |
Tỷ trọng | 7,23% | 7,69% | 7,38% | 7,60% | 7,71% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 19,62% | (8,81%) | (9,59%) | (6,02%) | 12,96% |
SPCN | 670.529 | 684.833 | 636.194 | 536.772 | 594.612 |
Tỷ trọng | 3,61% | 4,30% | 4,24% | 3,92% | 3,90% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 25,92% | 2,13% | (1,95%) | (5,63%) | 10,78% |
MT,LK,PK | 371.183 | 234.117 | 219.067 | 235.522 | 274.436 |
Tỷ trọng | 1,46% | 1,47% | 1,46% | 1.72 % | 1,80% |
Tỷ lệ tăng trưởng | 25,18% | (34,51%) | ( 6,43%) | 7,51% | 16,52% |
Tổng cộng DS | 18.574.200 | 15.926.344 | 15.004.570 | 13.693.162 | 15.246.466 |
Tỷlệ tăng trưởng | 3,67% | (14,26%) | (5,79%) | (8,74%) | 11,34% |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo khu vực thị trường xuất khẩu
Thị trường hàng xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng thủy hải sản được VDB tài trợ chủ yếu tập trung vào các khu vực thị trường lớn. Bảng 2.14 phản ành doanh số cho vay TDXK đã được thực hiện qua 5 năm tại VDB như sau:
• Thị trường Mỹ: thị trường Mỹ đang là thị trường có tốc độ phát triển khá nhanh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung, tuy nhiên thị trường Mỹ, cũng như thị trường EU là những thị trường rất khắt khe và khó tính. Trong một số trường hợp, không loại trừ yếu tố canh tranh không chính đáng, có phần áp đặt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng đáng kể trên bình diện chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy vậy, những mặt hàng nằm trong danh mục hỗ trợ xuất khẩu chưa có vị trí xứng đáng, ngoại trừ hàng thủy hải sản, và chỉ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 15, 20 % và đang có chiều hướng gia tăng cũng là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động xuất khẩu nói chung và tài trợ xuất khẩu nói riêng của VDB.