Diễn Giải Các Biến Độc Lập Và Dấu Kỳ Vọng Trọng Mô Hình Probit Biến Số Diễn Giải Kỳ

- Đối với số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn… cho các biến số liên tục và các tỷ số cho các biến số không liên tục. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.

1.3.2.2. Đối với mục tiêu 2

Sử dụng mô hình Probit để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

sử dụng thẻ của khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Sóc Trăng.

Mô hình Probit có dạng:

Y = o i X i ui


Trong đó: Y là biến phụ thuộc, thể hiện quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại NHNo&PTNT Sóc Trăng.

Y= 1: Trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tại NHNo&PTNT Sóc Trăng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Y= 0: Trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng khác.

i : là hệ số hồi quy của mô hình

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Sóc Trăng - 3

X i : là biến độc lập và được diễn giải ở bảng 1.1

Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

- Tiện ích của thẻ: Đây cũng chính là giá trị sử dụng của thẻ. Khi có nhu cầu sử dụng bất cứ loại thẻ nào khách hàng cũng đều quan tâm, so sánh những tiện ích mà thẻ mang lại. Với những loại thẻ mang lại càng nhiều sự tiện ích thì khách hàng sẽ càng mong muốn được sở hữu hơn.

- Mức phí giao dịch: Bao gồm các mức phí khi giao dịch với ngân hàng như: phí mở thẻ, đổi thẻ, phí thường niên, phí giao dịch tại ngân hàng… Trước khi quyết định sử dụng thẻ thì khách hàng thường quan tâm đến mức phí mà ngân hàng áp dụng, với mức phí thấp thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn.

- Thu nhập cá nhân: Thẻ là loại hình dịch vụ dành cho mọi đối tượng sử dụng, thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có nhu cầu sử dụng thẻ. Đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau thì sẽ có những mức chi tiêu khác nhau, thế nên họ

sẽ có những nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc kinh

doanh thẻ của ngân hàng.

Bảng 1.1: Diễn giải các biến độc lập và dấu kỳ vọng trọng mô hình Probit Biến số Diễn giải Kỳ

vọng

Tiện ích của thẻ

(X1)

Mức phí giao dịch

(X2)

Biến giả với 2 giá trị: bằng 1 nếu có nhiều tiện ích, + bằng 0 nếu chưa có nhiều tiện ích

Biến giả với 2 giá trị: bằng 1 nếu cao, bằng 0 nếu - không cao

Thu nhập (X3) Thu nhập được tính bằng đồng +

Trình độ học vấn

(X4)

Chất lượng dịch

vụ (X5)

Biến giả với 2 giá trị: bằng 1: nếu từ cao đẳng, đại + học trở lên và bằng 0: khác

Biến giả, bằng 1 nếu chất lượng dịch vụ tốt và + bằng 0 nếu chất lượng dịch vụ không tốt

Thời gian thực hiện giao dịch (X6)

Đo lường thời gian bằng phút -

Khoảng cách (X7) Đo lường bằng km -

Ưu đãi (X8) Biến giả, bằng 1 nếu có nhiều ưu đãi, bằng 0 nếu + không có nhiều ưu đãi

- Trình độ học vấn: Biến này thể hiện trình độ học vấn của khách hàng. Với những khách hàng có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống công nghệ hiện đại, những nơi mua sắm hiện đại hoặc thường mua hàng qua Internet,... nên đối tượng này sẽ có nhu cầu sử dụng thẻ cao hơn.

- Chất lượng dịch vụ: Khi khách hàng sử dụng một sản phẩm dịch vụ mà có chất lượng tốt sẽ tạo cho khách hàng sự thỏa mãn và có mong muốn được sử dụng tiếp. Đó chính là sự mong đợi của khách hàng về kết quả nhận được từ dịch vụ thẻ mà mình sử dụng.

- Thời gian thực hiện giao dịch: Khoảng thời gian khách hàng giao dịch với ngân hàng như khi làm thẻ, nạp tiền vào tài khoản, trả nợ cuối kỳ,... khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng nếu thời gian giao dịch diễn ra nhanh gọn, đây cũng là yếu tố mà khách hàng quan tâm và quyết định có sử dụng thẻ của ngân hàng hay không.

- Khoảng cách: Điều này nói đến khoảng cách từ chổ ở của khách hàng đến ngân hàng hay những nơi đặt máy ATM. Khoảng cách càng ngắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch thường xuyên hơn, ảnh hưởng khá lớn đến quyết định sử dụng thẻ của họ.

- Ưu đãi: Với những ưu đãi hấp dẫn bên cạnh việc sử dụng thẻ sẽ góp phần thu

hút nhiều khách hàng đến mở thẻ tại ngân hàng hơn.

1.3.2.3. Đối với mục tiêu 3

Từ những kết quả phân tích ở trên sẽ đưa ra những giải pháp hợp lý để có thể nâng cao được khả năng thu hút khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng cá nhân đã sử dụng và chưa sử dụng thẻ của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng.

1.4.2. Phạm vi không gian

Thành phố Sóc Trăng là thành phố trực thuộc tỉnh và là một trong những đô thị trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là trung tâm kinh tế của tỉnh, với sự tập trung của khá nhiều ngân hàng, có thể đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số khách hàng ở địa bàn TP.Sóc Trăng, và thêm 3 huyện của tỉnh, nhưng đa số vẫn là tại thành phố.

1.4.3. Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/01/2016 đến 21/04/2016.

1.4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Do thời gian và một số điều kiện còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hai loại thẻ là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, và chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân đã sử dụng và chưa sử dụng thẻ của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, không mở rộng nghiên cứu các đối tượng khác.

1.5. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương có cấu trúc như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận. Nội dung chương này trình bày một số cơ sở lý luận về NHTM, về dịch vụ thẻ thanh toán và một số khái niệm về hành vi tiêu dùng của khách hàng liên quan đến đề tài này.

Chương 3: Khái quát về thực trạng kinh doanh và sử dụng dịch vụ thẻ tại NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Chương này trình bày tổng quát về NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh đó là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ tại

NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Tổng quan về NHTM

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1.1. Khái niệm NHTM

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Nói cách khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người đi vay và người cho vay theo phương thức gián tiếp. Ngày nay, tổ chức trung gian tài chính này bao gồm: NHTM, tổ chức công cộng, hiệp hội; tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; đơn vị tư vấn tài chính và môi giới; các công ty bảo hiểm; quỹ hỗ trợ, quỹ hưu trí,… NHTM có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận.

Có thể nói NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức trung gian tài chính nào trong nền kinh tế.

NHTM đã có lịch sử phát triển vài chục thế kỷ và đã phát triển qua nhiều hình thái, xu hướng ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý, ngày nay theo quy mô dịch vụ và lượng dịch vụ cung cấp, NHTM được phân loại thành ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn:

- Ngân hàng bán lẻ chỉ những hệ thống ngân hàng có nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, tổ chức có quy mô hoạt động nhỏ, đơn lẻ và tập trung vào các dịch vụ tiết kiệm, giao dịch tài khoản thanh toán, cho vay cá nhân, dịch vụ các loại thẻ…

- Ngân hàng bán buôn chỉ những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ ngân

hàng cho các doanh nghiệp, làm trung gian tài chính cho các doanh nghiệp.

2.1.1.2. Chức năng của NHTM

Chức năng trung gian tài chính

Thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và hoạt động môi giới khác. Từ “trung gian” ở đây có thể hiểu theo hai ý nghĩa:

- Trung gian giữa các ngân hàng với nhau. Ví dụ: NHTM làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ,…

- Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng. Ngân hàng Trung ương hay như ở Việt Nam thường gọi là Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các NHTM, trong khi các NHTM vừa giao dịch với Ngân hàng Trung ương và công chúng.

Chức năng “tạo tiền”

Ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) gọi tắt là IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loại và tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng hay còn gọi là bút tệ. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này. Chức năng “tạo tiền” ở đây ám chỉ khả năng tạo ra bút tệ của NHTM.

Chức năng “sản xuất”

Chức năng trung gian tài chính và chức năng tạo tiền là hai chức năng cơ bản của NHTM. Trong những năm gần đây, nhiều nhà quản trị ngân hàng còn đề cập đến chức năng “sản xuất” của NHTM, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

Minh họa chức năng “sản xuất” của NHTM:

Trong kinh tế học, sản xuất được định nghĩa như là quá trình sử dụng các yếu tố nhập lượng bao gồm đất đai, lao động và vốn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Có thể liên hệ và thấy rằng NHTM cũng sử dụng các yếu tố đất đai, lao động và vốn

để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ như các doanh nghiệp sản xuất khác. Điều đáng lưu ý là NHTM sử dụng các yếu tố nhập lượng có tính chất rất đặc biệt.

- Đất đai: NHTM sử dụng đất đai nằm ở các trung tâm thương mại để tiện giao dịch với khách hàng. Có thể nói đất đai mà NHTM sử dụng thuộc vào loại đất đai nằm ở trung tâm đô thị và đắt tiền. Cứ nhìn vào nơi nào NHTM chọn để đặt trụ sở hoặc chi nhánh sẽ nhận ra được tính chất đặc thù này.

- Lao động: NHTM sử dụng lao động cúng khác biệt so với các doanh nghiệp khác ở chổ lao động của NHTM là lao động có kỹ năng, lao động được đào tạo ở một rình độ nhất định, ít ra cũng có trình độ cao đẳng hay đại học như hiện nay.

- Vốn: NHTM sử dụng đại bộ phận vốn từ nguồn vốn huy động của khách hàng. Có thể nói chưa có loại hình doanh nghiệp nào có tỷ số nợ trên vốn cao như NHTM.

2.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Hoạt động huy động vốn

NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức

tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn của NHNN

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

Hoạt động tín dụng

NHTM được cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong và ngoài nước, và các hình thức khác sau khi được NHNN chấp thuận. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Cho vay

NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:

+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho vay sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ và đời sống.

+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

- Bảo lãnh

NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.

- Chiết khấu

NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

- Cho thuê tài chính

NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng, việc thành lập, tổ chức và hoạt đông của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

- Bao thanh toán

Các NHTM triển khai thực hiện bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như: bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội địa lấn quốc tế.

- Tài trợ nhập khẩu

Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng các phương tiện và giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022