Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Thẻ

+ Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

+ Cho vay ứng trước một phần để thanh toán cho người bán hay ứng trước tiền

thuế nhập khẩu.

+ Bảo lãnh và tái bảo lãnh việc thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

+ Chấp nhận hối phiếu.

+ Cho thuê kho bãi để chứa và bảo quản an toàn hàng hóa nhập khẩu với giá

cho thuê phải chăng.

+ Giúp khai báo thuế.

+ Cho vay để thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu cho nhà sản xuất nếu đến

hạn mà nhập khẩu chưa có tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật từ giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa, theo dòi và kiểm tra hoa đơn chứng từ và hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng.

+ Các hỗ trợ khác do sự bất cập về tập quán, luật pháp,…

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Sóc Trăng - 4

- Tài trợ xuất khẩu

Các hình thức tài trợ xuất khẩu của các NHTM còn phong phú hơn do các doanh nghiệp xuất khẩu thường nhận được tài trợ từ các NHTM về các giao dịch kinh doanh cả trước và sau các thương vụ xuất khẩu, bao gồm:

+ Cho vay thu mua hàng xuất khẩu, mua nguyên vật liệu đẻ sản xuất, cho vay đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cho vay bảo trì đối với các dự án chiến lược về máy móc thiết bị, nhà xưởng ở nước ngoài.

+ Cho vay nộp thuế xuất khẩu.

+ Giúp khai báo thuế.

+ Hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật từ giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa, theo dòi kiểm tra hóa đơn chứng từ và hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng.

+ Các hỗ trợ cần thiết khác do sự khác biệt về tập quán, luật pháp…

+ Cho thuê kho bãi để chứa và đóng gói hàng hóa xuất khẩu với giá cả phải chăng.

+ Cho vay hỗ trợ dịch vụ vận chuyển chuyển giao hàng hóa.

+ Chiết khấu hối phiếu cho nhà xuất khẩu được nhận tiền sớm.

+ Chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ.

+ Giúp quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng, xếp hạn hạn mức tín dụng và thu hộ.

+ Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu.

+ Thuận nhận ngân hàng (Ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng cách ký chấp

nhận hối phiếu do doanh nghiệp ký phát).

- Cho vay thấu chi

Nhiều NHTM, đặc biệt là các chi nhánh NHTM nước ngoài, đang mở rộng nghiệp vụ thấu chi đến các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng của họ. Khi sử dụng dịch vụ này, mỗi khách hàng được cấp một hạn mức thấu chi khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán. Khách hàng không cần phải thế chấp hay tín chấp.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng nộp một bộ hồ sơ vay vốn duy nhất cho một hay nhiều món vay vào đầu quý, NHTM cấp một hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHTM cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng, áp dụng hạn mức tín dụng dự phòng khi khách hàng không có đủ vốn vì mức vốn đầu tư cho dự án tăng thêm, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng thêm,…

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản

tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động

dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:

+ Cung cấp các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

+ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN.

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

+ Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.

+ Tham gia hệ thống quốc tế khi được NHNN cho phép.

Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động truyền thống trên thì NHTM còn có thể thực hiện các hoạt động khác như: góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản vật quý giá.

2.1.2. Tổng quan về thẻ

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ

Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian, kinh doanh thẻ là ngành kinh doanh tương đối mới mẻ với sự ra đời và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.

Lịch sử hình thành phương thức thanh toán bằng thẻ nói chung được ghi nhận vào năm 1914, khi đó một công ty của Mỹ là Western Union đã cung cấp một dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó công ty này phát hành một tấm thẻ bằng kim loại với một số thông tin được in nổi lên trên để đảm bảo hai chức năng cơ bản là: nhận dạng được khách hàng và có thể lưu giữ lại các thông tin được in nổi trên tấm kim loại.

Thấy được sự tiện lợi của thẻ Western Union, công ty General Petroleum của Mỹ cũng đã phát hành thẻ xăng dầu đầu tiên vào năm 1924, cho phép khách hàng có thể mua xăng dầu tại các cửa hàng của công ty trên toàn nước Mỹ. Như vậy có thể nói những tấm thẻ kim loại là nền tảng cho việc ra đời những tấm thẻ nhựa sau này.

Tấm thẻ nhựa đầu tiên được phát hành vào năm 1950 bởi công ty Dinners Club. Khi đó, ông Frank McNamara, người sáng lập ra công ty Dinners Club, đã hết sức bối rối sau khi tham dự một buổi tiệc tại một nhà hàng mà quên mang theo ví tiền. Ông đã nảy ra ý định phát hành những tấm thẻ nhựa để khách hàng có thể thanh toán sau.

Đến năm 1958, công ty American Express đã phát hành các thẻ nhựa, trong đó tập trung vào các lĩnh vực du lịch và giải trí. Sau đó, vào cuối những năm 1960, một số ngân hàng của Mỹ đã liên kết lại với nhau để phát hành thẻ của ngân hàng mình, đây là cơ sở để hình thành hai loại thẻ sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ngày nay: thẻ Visa và Master.

Ngày nay, có thể nói bốn loại thẻ nhựa nêu trên được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các loại thẻ này cũng đã du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Song, cho đến nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến trong dân.

2.1.2.2. Khái niệm về thẻ

Có rất nhiều khái niệm để diễn đạt thẻ ngân hàng:

- Là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không dùng tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay các máy rút tiền tự động ATM.

- Là một loại hình thức giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các

định chế tài chính hay các công ty.

- Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

- Là một phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc

thẻ phối hợp với hệ thống nối mạng vi tính kết nối trung tâm phát hành thẻ với các

điểm thanh toán. Bằng cách này sẽ giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận lợi và khá an toàn cho các đối tượng tham gia.

Qua những cách diễn đạt trên có thể hiểu được thẻ là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ hoặc các máy rút tiền tự động.

2.1.2.3. Phân loại thẻ

a) Phân loại theo công nghệ sản xuất:

- Thẻ dập nổi (Embossing Card): được dựa theo công nghệ khắc chữ nổi, tuy

nhiên ngày nay hầu như không còn được sử dụng vì dễ bị giả mạo.

- Thẻ từ tính (Magnertic stripe Card): dựa trên công nghệ thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến 20 năm qua nhưng do một số nhược điểm như thông tin trên thẻ không tự mã hóa được, thông tin chứa dữ liệu ít, bảo mật thông tin chưa tốt,… nên thẻ này dần được thay thế bằng thẻ thông minh trong tương lai.

- Thẻ thông minh (IC/Smart Card): là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ có gắn một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo.

b) Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ

- Thẻ do ngân hàng phát hành (bank card): loại thẻ giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, có thể lưu hành toàn cầu.

- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành (non-bank card): là thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Dinners Club, American Express… hoặc được phát hành bởi các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn.

c) Phân loại theo tín chất thanh toán của thẻ

- Thẻ tín dụng (credit card): là loại thẻ được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng thẻ này, người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn, sân bay,… hay những nơi chấp nhận thẻ khác.

Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi trả chậm. Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng.

- Thẻ ghi nợ (debit card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gởi, cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM. Như vậy, mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay, không có việc phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức tín dụng nên khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đề có thể tiếp cận tới sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

+ Thẻ ghi nợ on-line: giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.

+ Thẻ ghi nợ off-line: giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.

- Thẻ rút tiền mặt (cash card): loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Chức năng chuyên biệt của thẻ chỉ dùng để rút tiền, chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ.

Có hai loại thẻ rút tiền mặt:

+ Loại 1: chỉ dùng để rút tiền tại các máy rút tiền tự động của ngân hàng phát hành.

+ Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.

d) Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

- Thẻ trong nước: Là thẻ có phạm vi sử dụng được giới hạn trong một quốc gia và đồng tiền giao dịch phải là đồng nội tệ của quốc gia đó.

- Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng ngoại tệ

mạnh để thanh toán.

2.1.2.4. Lợi ích của thẻ

a) Đối với nền kinh tế

Là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ thanh toán đóng một vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế. Thẻ thanh toán thu hút tiền gửi của người dân, nhờ dịch vụ thẻ mà có thể giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, giảm thiểu chi phí phát hành tiền giấy, vận chuyển và tiêu hủy tiền, đẩy lùi lạm phát, nâng cao giá trị đồng tiền.

Với phương thức hoạt động của thẻ cũng góp phần làm rút ngắn thời gian luân chuyển thanh toán trong nền kinh tế ở phạm vi quốc gia hay toàn cầu vì được thực hiện và thanh toán trực tuyến.

Hơn thế nữa, thông qua dịch vụ thẻ, ngân hàng có thể thực hiện tốt các chính sách ngoại hối và tạo tiền để tăng cường quản lý thuế của cá nhân và doanh nghiệp đối với Nhà nước. Ngân hàng cũng có thể dễ dàng kiểm soát tất cả các hoạt động diễn ra của bất cứ thẻ nào và bất kỳ NHTM nào.

b) Đối với xã hội

Nhà nước luôn khuyến khích người dân sử dụng thẻ trong thanh toán thay vì dùng tiền mặt, đây chính là biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Bên cạnh đó, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ cũng giúp thu hút nhiều khách du lịch và nhà đầu tư đến Việt Nam, cải thiện môi trường văn minh, nâng cao đời sống người dân tiếp cận với khoa học công nghệ.

c) Đối với NHTM

Tăng doanh thu và lợi nhuận của các NHTM: Dịch vụ thẻ thanh toán sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn thu nhập nhờ vào các khoản phí thu được thông qua hoạt động phát hành, thanh toán thẻ,… và phí từ các ĐVCNT. Ngoài ra với loại thẻ cần nộp vào một khoản tiền trước thì qua đó ngân hàng đã tập trung được thêm một khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để làm tăng nguồn vốn, mở rộng cho vay đối với nền kinh tế quốc dân.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và cải thiện kỹ năng chuyên môn: Có thêm một loại hình sản phẩm dịch vụ mới là thẻ thì ngân hàng cần phải trang bị thêm về máy móc thiết bị công nghệ hiện đại và cả về những kỹ năng chuyên môn cần thiết của nhân viên để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhât.

Đặc biệt trong điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc cải cách, tiến bộ trong từng sản phẩm là việc rất cần thiết đối với các ngân hàng. Thẻ là một trong những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng càng phát huy. Từ tiện ích mà thẻ mang lại sẽ giúp khách hàng có một cái nhìn mới về loại sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng.

Cải thiện các mối quan hệ: Nhờ vào sự mới mẻ trong loại hình dịch vụ này sẽ thu hút thêm một số lượng khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Ngoài ra cũng giúp ngân hàng có thêm điều kiện kinh doanh với các đơn vị chấp nhận thẻ. Hơn nữa, với sự gia nhập của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card sẽ giúp cho việc tạo lập các mối quan hệ với các tổ chức tài chính trong nước và thế giới, dễ dàng hơn trong việc hội nhập kinh tế như hiện nay.

d) Đối với người sử dụng thẻ

Khách hàng sẽ tiếp cận được với môi trường mua sắm hàng hóa dịch vụ văn

minh hiện đại hơn.

Đặc biệt đối với loại thẻ tín dụng, các chủ thẻ có thể chi tiêu trước trả tiền sau,

mua hàng hóa trước khi thanh toán với ngân hàng.

Được thực hiện rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức tài chính, ngân hàng hay các máy ATM.

Giúp các chủ tài khoản quản lý được tiền và kiểm soát được các giao dịch của

mình.

Ngày đăng: 05/07/2022