sóc khách hàng, cải thiện hình ảnh…nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến trang thiết bị máy móc, đào tạo đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo…nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Nhưng như thế, khách hàng đã cảm thấy thỏa mãn? Và đâu mới là điều mà một cá nhân cần khi quyết định gửi tiền tiết kiệm của mình? Đây cũng là điều mà các nhà quản trị ngân hàng quan tâm tìm hiểu, vì vậy việc xác định những nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân khi gửi tiền tiết kiệm là một việc làm cần thiết nhằm giúp các ngân hàng phát huy thế mạnh, tăng cường xây dựng hình ảnh của mình trong mắt khách hàng nhằm thu hút nhiều hơn nữa những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thông qua đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại TPHCM”, tác giả mong muốn khám phá ra được những nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại TPHCM, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm tại TPHCM.
Một số ý kiến đóng góp cho các ngân hàng trong việc duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại TPHCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm thông qua việc khảo sát các khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tiết kiệm tại một số NHTM tại TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại một số chi nhánh trên địa bàn TPHCM của các Ngân Hàng:
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Để Gửi Tiền Tiết Kiệm:
- Hệ Thống Ngân Hàng Điện Tử (E-Banking) Phát Triển:
- Tình Hình Huy Động Tiền Gửi Của Các Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tphcm Những Năm Vừa Qua:
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
+ Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).
+ Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB).
+ Ngân Hàng TMCP Quân Đội (MB).
+ Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB).
+ Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank).
+ Ngân Hàng TMCP Quốc Dân (Navibank).
+ Ngân Hàng Standard Chartered Việt Nam.
+ Ngân Hàng Shinhan Việt Nam.
Dữ liệu thứ cấp dùng phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ 2007 – 2013. Dữ liệu nghiên cứu định tính thực hiện vào tháng 6/2014, và dữ liệu nghiên cứu định lượng được thực hiện từ tháng 7 – 8/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn tay đôi và khảo sát thông qua bảng câu hỏi định tính.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc lập bảng câu hỏi, chọn mẫu, thiết kế thang đo, phân tích EFA, phân tích hồi quy…
Công cụ phân tích:
+ Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu thu thập được.
+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach's Alpha đối với từng biến quan sát trong từng nhân tố.
+ Sử dụng Thống kê mô tả để phân tích và nhận xét trực quan về các biến quan sát nhằm đánh giá mức độ của các biến quan sát.
+ Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm.
5. Cấu trúc bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm.
Chương 2: Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại TPHCM.
Chương 3: Các giải pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại TPHCM.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
1.1 Tiền gửi tiết kiệm:
1.1.1 Khái niệm:
Tại khoản 1 Điều 6 quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm có định nghĩa: “Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”.
1.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm:
1.1.2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn:
Sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục đích an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Khách hàng lựa chọn hình thức tiền gửi này chủ yếu vì mục tiêu an toàn và tiện lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đó ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
1.1.2.2 Tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vì mục đích an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Lãi suất trả cho loại TGTK có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Với hình thức này, khách hàng chỉ được phép rút tiền đúng kỳ hạn như đã cam kết. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền thì ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền trước
kỳ hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó khách hàng sẽ chỉ được trả lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
TGTK kỳ hạn có thể phân chi thành nhiều loại:
Căn cứ vào kỳ hạn gửi: tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng hoặc lâu hơn theo nhu cầu khách hàng. Hiện nay để tạo điều kiện cho khách hàng, nhiều ngân hàng còn có cả tiền gửi kỳ hạn theo tuần.
Căn cứ vào phương thức trả lãi: tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ (tháng hoặc quý).
Căn cứ vào loại tiền gửi: tiền gửi VND, tiền gửi USD, EUR…
1.1.2.3 Các loại tiết kiệm khác:
Hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích lũy tương lai…với những nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra sự khác biệt của riêng ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
1.1.3 Cách thức trả lãi tiền gửi tiết kiệm:
Tiền lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm được tính như sau:
Tính theo tháng:
Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x lãi suất (theo năm) / 12 x số tháng gửi.
Tính theo ngày:
Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x lãi suất (theo năm) / 360 x số ngày gửi Tiền lãi thông thường được trả cuối kỳ (khi đáo hạn sổ tiết kiệm).
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có loại hình tiết kiệm trả lãi theo tháng theo quý hoặc theo năm. Tức là cứ hết mỗi tháng/quý/năm khách hàng có thể đến nhận tiền lãi cho tháng/quý/năm đó và tiền gốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn.
1.1.4 Cách thức trả gốc tiền gửi tiết kiệm:
Thông thường số tiền gốc gửi tiết kiệm sẽ được trả khi đến ngày đáo hạn sổ. Đến ngày đáo hạn mà bạn không đến rút gốc thì số tiền này sẽ tự động cộng lãi
và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn tại thời điểm hiện tại, hoặc vốn gốc sẽ tái tục kỳ hạn mới trong khi tiền lãi sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán tùy theo nhu cầu của khách hàng đã thỏa thuận.
Khi phát sinh nhu cầu sử dụng khách hàng vẫn có thể rút trước hạn (trong trường hợp này nhiều ngân hàng sẽ chỉ tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian mà khách hàng thực gửi). Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhu cầu đột biến của mình.
1.1.5 Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi phục vụ các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh với các kỳ hạn phong phú.
Người gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là dân cư gửi vào với mục đích nhận lãi và đảm bảo an toàn tài sản.
Huy động những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của cá nhân chưa sử dụng tại thời điểm hiện tại để dành tích lũy trong tương lai, do đó tiền gửi tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM và mang tính ổn định hơn tiền gửi thanh toán, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM (Trầm Thị Xuân Hương, 2013).
Đây là nguồn vốn tương đối nhạy cảm với vấn đề lãi suất. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập, thói quen tiêu dùng và xu hướng tiết kiệm của người dân ảnh hưởng đến quy mô và kỳ hạn gửi.
Bảo mật và an toàn: tiền mặt không phải giữ ở nhà, đảm bảo an toàn tài sản, đồng thời thông tin về khoản tiền gửi được thông báo tới người gửi tiền một cách liên tục và kịp thời, nhanh chóng và bảo mật.
Gửi tiền tiết kiệm là một hình thức hấp dẫn vì người gửi tiền được hưởng những dịch vụ và chương trình khuyến mãi kèm theo của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm còn có thể dùng để chứng minh năng lực tài chính cho khách hàng khi đi du lịch, du học ở nước ngoài.
1.1.6 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm:
Đối với ngân hàng: trong nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm là một trong những nguồn vốn quan trọng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của mình. Thông qua việc gửi tiền của khách hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện công tác huy động tiền gửi tiết kiệm để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.
Đối với nền kinh tế: Tiền gửi dân cư góp phần vào đầu tư kinh tế, cung cấp nguồn vốn tín dụng tại chỗ cho nhân dân. Mặt khác tiền gửi dân cư còn phản ánh khả năng phát triển thu nhập của người dân và càng nhiều chúng càng tác động trở lại nền kinh tế.
Đối với dân cư: Đáp ứng được nhu cầu bảo quản an toàn tài sản, hạn chế rủi ro, tích lũy những món tiền nhỏ lẻ thành một món tiền lớn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, kế hoạch chi tiêu cho tương lai. Mặt khác gửi tiền vào ngân hàng khách hàng sẽ nhận được một khoản lợi tức định kỳ.
1.2 Một số lý thuyết về sự lựa chọn của khách hàng:
1.2.1 Hành vi tiêu dùng:
“Hành vi tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ” (Bennett D.B, 1989, trang 40). Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nhằm giải thích quá trình mua hay không mua một loại hàng hóa nào đó.
Theo mô hình của Engel, Kollat, và Blackwell, 1978, và mô hình của Philip Kotler (1997), quá trình ra quyết định của người tiêu dùng thường trải qua 5 giai đoạn: Nhận diện vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án lựa chọn, ra quyết định và đánh giá sau khi mua.
1.2.1.1 Nhận diện vấn đề:
Bước khởi đầu của tiến trình mua là nhận biết về một nhu cầu mong muốn được thảo mãn. Nhận biết nhu cầu là cảm giác của khách hàng về một sự khác biệt giữa trạng thái hiện có với trạng thái mà họ mong muốn. Nhu cầu có thể phát sinh do các kích thích bên trong (tác động của các quy luật sinh học, tâm lý) hoặc bên
ngoài (kích thích marketing) hoặc cả hai. Khi nhu cầu trở nên bức xúc, khách hàng sẽ hành động để thỏa mãn.
1.2.1.2 Tìm kiếm thông tin:
Là việc người tiêu dùng có thể tìm kiếm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: dùng thử sản phẩm, quan sát, hay hỏi ý kiến người thân bạn bè…Như vậy nguồn thông tin tìm kiếm được chia thành hai loại: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài. Nguồn thông tin bên trong thường không có sẵn và thường không đầy đủ nên khách hàng thường tìm đến những thông tin mang tính chất cá nhân bên ngoài như lời giới thiệu của bạn bè, người thân, những tin đồn tích cực và tiêu cực, hay những thông tin cộng đồng như quảng cáo, băng rôn, áp phích…
Ở Việt Nam, dịch vụ Ngân hàng không còn quá xa lạ với nhiều người dân, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…thì việc nắm bắt và tìm kiếm thông tin về các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ tiền gửi tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn. Với hệ thống internet banking phát triển, mạng lưới ngân hàng rộng khắp, và trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi bản thân các ngân hàng phải đưa thông tin và những ưu điểm của các sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng qua các hình thức như: gọi điện thoại, nhắn tin chào bán sản phẩm, dịch vụ, tổ chức các sự kiện, tài trợ nhiều chương trình để quảng bá cho các dịch vụ gửi tiết kiệm ưu việt của mình. Vì thế người dân càng có nhiều thông tin đa dạng để so sánh, đối chiếu, cân nhắc trước khi quyết định sử dụng các dịch vụ ngân hàng của mình.
1.2.1.3 Đánh giá các phương án lựa chọn:
Quá trình tìm kiếm thông tin dẫn đến việc khách hàng sẽ so sánh các sản phẩm, dịch vụ, và các nhà cung cấp với nhau trên cơ sở các thông tin tìm được. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá một sản phẩm vật chất như kích thước, mẫu mã, công dụng…tuy nhiên các dấu hiệu để đánh giá chất lượng dịch vụ thì có phần hạn chế do dịch vụ hầu như có tính vô hình nên khách hàng thường khó đánh giá chính xác và so sánh chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung cấp khác nhau từ bên trong, mà họ thường có xu hướng quan tâm đến hình ảnh bên ngoài để đánh giá chất lượng