DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình hành vi người mua 23
Hình 1.2: Sơ đồ quá trình ra quyết định của người mua 24
Hình 1.3: Mô hình học thuyết hành động hợp lý TRA 26
Hình 2.1: Diễn biến trần lãi suất huy động từ năm 2011 đến năm 2013 38
Hình 3.1: Đồ thị phân tán phần dư 75
Hình 3.2: Biểu đồ tần số HISTOGRAM 76
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 34
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2013 34
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Vốn Vay Từ Các Tổ Chức Tín Dụng Khác Và Ngân Hàng Trung Ương.
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Huy Động Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Nhtm
- Các Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Ngân Hàng Của Khách Hàng Cá Nhân
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.3: Biến động của lãi suất và lạm phát từ 2008 – 2013 42
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước đây ............................................... Bảng 2.1: Vốn huy động của các NH trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2012...38 Bảng 3.1 : Các nhân tố kỳ vọng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân...................................................................................
Bảng 3.2: Các biến quan sát chính thức được mã hoá ................................................. Bảng 3.3: Bảng tổng hợp phân tích Hệ số Cronbach’s alpha các thành phần 64
Bảng 3.4: KMO and Bartlett's Test 67
Bảng 3.5: Ma trận xoay nhân tố (lần 4) 67
Bảng 3.6: Hệ số Cronbach’s alpha thành phần Ý định gửi tiền 69
Bảng 3.7: Diễn giải các thành phần sau khi xoay nhân tố 70
Bảng 3.8: tóm tắt các hệ số hồi qui lần 1 73
Bảng 3.9: tóm tắt các hệ số hồi qui lần 2 74
Bảng 3.10: Model Summary b77
Bảng 3.11: ANOVA b77
1. Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm trước đây lãi suất là yếu tố cơ bản hàng đầu chi phối đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của người dân trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, để tăng tính cạnh tranh, các ngân hàng nhỏ thi nhau tăng lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn. Từ đó, các cuộc đua lãi suất diễn ra từ công khai đến bí mật làm cho thị trường tài chính hỗn loạn. Đến năm 2011, trước viễn cảnh lạm phát tăng cao và tình trạng rối ren của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định áp trần lãi suất huy động bằng tiền đồng ở mức 14%, từ đó đến nay trần lãi suất huy động liên tục giảm. Ngày 17/03/2014, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm xuống 1%/năm, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống còn 6%/năm, và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thì Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Cùng với những biến động lớn về lãi suất, là thực trạng các ngân hàng có nguồn vốn tự có thấp hay hoạt động kém hiệu quả buộc phải tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh. Những biến động này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý gửi tiền của người dân.
Vì vậy , giờ đây, bên cạnh yếu tố lãi suất huy động, khách hàng còn quan tâm đến những yếu tố cốt lòi khác như thương hiệu, uy tín, vốn tự có, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, các sản phẩm có đặc tính riêng, chương trình khuyến mãi…. Vậy đâu mới là điều một người dân cần khi quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của mình? Đây là câu hỏi được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm, vì vậy việc xác định những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng của người dân khi gửi tiền tiết kiệm là một việc làm cần thiết nhằm giúp các ngân hàng phát huy thế mạnh, tăng cường xây dựng hình ảnh của Ngân hàng mình trong mắt khách hàng. Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân tại khu vực TP.HCM” làm luận văn . Từ đó, đề xuất các giải pháp để thu hút nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư.
2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung:
Xác định và phân tích những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Từ đó phát hiện ra những tồn tại và vướng mắc gặp phải trong công tác huy động tiết kiệm để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong hoạch định chiến lược kinh doanh và điều hành công tác huy động vốn tại NHTM.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng về huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM trên
địa bàn TP.HCM
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm của người dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút nguồn tiết tiết kiệm nhàn rỗi của khách hàng cá nhân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm.
Đối tượng khảo sát:
- Khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM.
- Nhân viên đang làm việc trong các NHTM trên địa bàn TP.HCM
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại một số NHTM trên địa bàn TP.HCM như: Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương (Viettinbank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quân Đội (MB Bank), Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank). Và chỉ tập trung tại các trụ sở hay phòng giao dịch tại các quận trung tâm như : quận 1, quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình.
Thời gian nghiên cứu: từ giữa tháng 3/2013 đến hết tháng 4/2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử, số lượng 10 người. Mục đích của nghiên cứu này là dùng để điều chỉnh và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại TP.HCM từ giữa tháng 03/2013 đến hết tháng 04/2013 bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các khách hàng có sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kể trên.
Thông tin được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA, sẽ được sử dụng phương pháp hồi quy bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định của khách hàng.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ cho biết trong tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân thì nhân tố nào là quan trọng nhất và mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng nắm bắt được tâm lý cũng như những mong muốn của khách hàng về những dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng. Từ đó có giải pháp hợp lý để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu bao gồm: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và cấu trúc của luận văn.
Phần nội dung bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm Chương 2: Thực trạng về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại các
NHTM
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
1.1. Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Theo Luật Ngân hàng nhà nước: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là huy động nguồn tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
1.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Tiền gửi của khách hàng.
Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.
Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: Tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư.
* Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Mục đích gửi tiền không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu là để an toàn, tiện lợi, thực chất đó là khoản tiền gửi dùng đảm bảo trong thanh toán để thực hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đây là khoản
tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán mà không phải để dành. Do vậy ngân hàng thường không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp khoản tiền gửi này. Nguồn vốn này tăng cao nếu ngân hàng thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán, giao dịch tiện lợi và có hệ thống kho an oàn.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác định trước. Do đó các doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 2 năm. Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau. Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Các NHTM thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh. Để thu hút được nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền được đảm bảo, lạm phát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả.