Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 16



Total Variance Explained


Component

Initial

Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings


Total

% of

Variance

Cumulative

%


Total

% of

Variance

Cumulative

%

1

1.754

58.481

58.481

1.754

58.481

58.481

2

.720

24.001

82.481




3

.526

17.519

100.000




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 16

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Component Matrixa


Componen

t

1

TT3 TT2

TT1

.807

.791

.691


PHỤ LỤC 7

PHÂN TÍCH HỒI QUY


Model Summary


Model


R


R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

1

.732a

.535

.510

.41745

a. Predictors: (Constant), DB, DC, DU, TC, ThT, HL, GC, TH, HH, CP


ANOVAb


Model

Sum of

Squares


df

Mean

Square


F


Sig.

1

Regression

36.326

10

3.633

20.845

.000a

Residual

Total

31.542

67.868

181

191

.174

a. Predictors: (Constant), DB, DC, DU, TC, ThT, HL, GC, TH, HH, CP

b. Dependent Variable: TT


Coefficientsa


Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients


t


Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant) HL

CP

-1.290

.233

.180

.404

.054

.051


.246

.216

-3.195

4.351

3.506

.002

.000

.001


.806

.678


1.241

1.475

TH GC

ThT TC

HH

.180

.168

.109

.118

.047

.047

.060

.053

.047

.052

.222

.169

.110

.135

.055

3.811

2.818

2.072

2.535

.894

.000

.005

.040

.012

.373

.755

.717

.917

.909

.679

1.324

1.394

1.090

1.100

1.472

DU DC

DB

.097

.063

.157

.045

.051

.053

.114

.076

.167

2.134

1.237

2.942

.034

.218

.004

.903

.680

.794

1.108

1.470

1.260

a. Dependent Variable: TT


PHỤ LỤC 8

CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT CHỦ YẾU

1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)

Là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, đơn vị nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, đơn vị xuất khẩu, người nhận tiền…) ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định.

Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau:

Hình thức chuyển tiền bằng điện (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.

Hình thức thư chuyển tiền (M/T Mail Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí và không bị lợi ích gì ràng buộc. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua do đó nếu dùng phương thức này quyền lợi của đơn vị xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy ít được sử dụng. Người ta thường áp dụng phương thức thanh toán này trong các khoản thanh toán hàng hoá giá trị thấp hoặc thanh toán các chi phí dịch vụ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

Là phương thức thanh toán trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu (hoặc séc) và bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình.

Phương thức này được thực hiện theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng

từ thương mại (Uniform rules for the collection of commercial paper, 1967 version

– ICC) do Phòng thương mại quốc tế (International chamber commerce ICC) ban


hành năm 1967. Quy tắc này được ICC sửa đổi năm 1978 số xuất bản No 322, và năm 1995 số xuất bản URC No 522 (Uniform rules for the collection – URC No 522), hiệu lực kể từ ngày 01/01/1996 và đây là văn bản hiện hành.

Phương thức nhờ thu được thực hiện với hai hình thức sau đây:

Nhờ thu trơn: Là phương thức thanh toán, trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi giao hàng và bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu, chỉ ký phát hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ Séc) đòi tiền đơn vị nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo một điều khoản nào cả của việc trả tiền

Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán mà trong đó đơn vị xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu đơn vị nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận lên hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng. Căn cứ vào thời hạn hoàn trả tiền nhờ thu kèm chứng từ có hai loại: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) và Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A). Trong đó, Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng, còn Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu.

3. Phương thức thanh toán giao chứng từ nhận tiền (Cash against

Documents)

Phương thức thanh toán giao chứng từ nhận tiền (CAD) là phương thức thanh toán mà trong đó đơn vị nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu


Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác đề thanh

toán tiền cho đơn vị xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng thoả thuận.

Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp đơn vị nhập khẩu rất tin tưởng đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước của đơn vị xuất khẩu. Hoặc trong trường hợp hàng hoá độc quyền, khan hiếm. tuy nhiên phương thức này có bất lợi là chưa có cơ sở pháp lý rò ràng nếu có tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất phức tạp.

4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)

Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phương thức này là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những đều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

Nội dung của phương thức thanh toán này được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and practice for documentary credits) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 sau đó UCP đã được 6 lần sửa đổi bổ sung và hiện nay UCP No 600 là văn bản mới nhất, có giá trị hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

Đây là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu thông qua việc có một ngân hàng cam kết thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp điều kiện và điều khoản của L/C. Là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến trong trường hợp hai bên chưa có tín nhiệm nhau hoặc lần đầu tiên giao dịch hay trị giá hợp đồng lớn. Tuy nhiên sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí